Tiền Giang đền bù cho dân oan

0:00 / 0:00

Sau một thời gian dài theo đuổi việc khiếu kiện không mệt mỏi, bà Lê Thị Nguyệt, một dân oan nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang đã được chính quyền xem xét và đền bù số tiền mà bà đòi hỏi cho mảnh đất bị nhà nước trưng thu. Việc giải quyết này đã giúp cho nhiều dân oan khác có thêm niềm hy vọng trong cuộc theo đuổi việc khiếu kiện không mệt mỏi của họ. Mặc Lâm phỏng vấn bà Lê Thị Nguyệt để biết thêm chi tiết.

Được bồi thường sau bao năm khiếu kiện

Mặc Lâm: Thưa bà chúng tôi được biết bà vừa được trả số tiền 700 triệu cho miếng đất bị nhà nước trưng thu nhiều năm nay, bà có thể cho biết diễn tiến vụ này hay không?

Bà Lê Thị Nguyệt: Đúng ra là cái nhà của tui ngoài kia phải là 14 triệu/m2 lận, 1 m2 đất mà là đất ruộng. Còn đi vô trong này tui phải chấp nhận lãnh 700 triệu, cách nay cỡ 4 năm là ngày cưỡng chế tôi bị bịnh thoát đĩa đệm nên mượn 50 triệu để chạy thuốc.

Cho tới bây giờ thì tui mới ngã giá. Hồi đó mới đâu đền cái nhà tui chỉ có 78 triệu, tới 120 triệu, 150 triệu, 180 triệu, đến 250 triệu từ năm 2005. Cho đến nay xem như là ngã giá cho tui, biểu mua cái nhà đó thật ra trị giá 800 triệu mà mấy ổng nói với tui chỉ có 600 triệu. Tui nói nếu 600 triệu thì cho tui 800 triệu để tui dư ra 200 triệu để tui làm ăn. Sự thật mấy ổng nói như vậy chứ không phải như vậy. Cái nhà của người ta trị giá 800 mà nói 600 thì tất nhiên là tui không chịu.

Tui đòi 700 triệu, trừ ra 50 triệu tui đã nhận cách đây 4 năm để chạy thuốc, thành ra là 650 triệu. Ra mua đất cất nhà thì đất ở trong chợ Tân Lý Đông này rất xa quốc lộ I mà chỉ bằng 1 góc tư nhà hồi trước của tôi nhưng vì tui bị bịnh thoát đĩa đệm, bịnh gan, bịnh tim, nhiều thứ bịnh lắm nên tui buộc lòng mới nhận giá này để tui có nơi ăn chốn ở. Tôi không thể tiếp tục đi khiếu nại được.

Mặc Lâm: Đã bao lâu bà theo đuổi việc khiếu kiện này?

<br/>Xem như quá trình 5 năm nay tôi rất vất vả. Nói 5 năm thì nói ít chứ 5 năm là 5 năm cưỡng chế chứ còn đi kêu, đi khiếu nại thì từ năm 1995 tới giờ, chứ không phải là mới đây. <br/> - Bà Lê Thị Nguyệt

Bà Lê Thị Nguyệt: Xem như quá trình 5 năm nay tôi rất vất vả. Nói 5 năm thì nói ít chứ 5 năm là 5 năm cưỡng chế chứ còn đi kêu, đi khiếu nại thì từ năm 1995 tới giờ, chứ không phải là mới đây. Năm 95 cho tới năm 2004 thì đi khiếu nại ít nhưng tới cuối cùng khi con của tôi đi Hoàng Sa thì xem như là tụi tôi cũng chấp nhận theo như lời của nhà nước là thanh niên đến tuổi nghĩa vụ thì phải chấp hành, tôi cũng để con tôi đi.

Nhưng rồi tôi làm dữ lắm: Tôi may một bộ đồ tang rồi tôi viết” Dân oan Tiền Giang” với tên tôi là Lê Thị Nguyệt “Tan nhà nát cửa vì tỉnh Tiền Giang đã cướp hết nhà cửa, tài sản của tôi để tôi đi lang thang không nơi ăn chốn ở 5 năm nay mà chồng của tôi là thương binh cộng sản”.Tôi để rất rõ ràng” Còn con của tôi thì đang thực hiện nghĩa vụ ở Hoàng Sa”.

Mặc Lâm: Trước đây chúng tôi được biết bà vẫn thường tới văn phòng tiếp dân ở đường Võ Thị Sáu rất nhiều lần phải không?

Bà Lê Thị Nguyệt: Tôi đi kêu oan và mỗi lần tôi đi như vậy thì tôi lên đường Võ Thị Sáu. Lên Võ Thị Sáu thì không có gì vì lên đó chỉ ngồi thôi. Còn lên trên tòa Đại sứ Mỹ thì tôi bị công an cũng có rồi kiểu như dân quân để bảo vệ cho đường phố bắt tôi liệng đi như con heo "này kia kia nọ", tôi cũng cương quyết bằng mọi giá, bằng đủ mọi hình thức hết.

Họ lôi kéo tụi tôi, lột quần áo te tua hết, làm rách quần áo tụi tôi. Lột quần áo tui rách kiểu nào là tui để nguyên quần áo như vậy đi khắp thành phố luôn. Tôi không mặc vô, hứa không bao giờ mặc vô. Không mặc quần, không mặc áo ở tòa Đại sứ Mỹ thì bị khiêng lên xe bít bùng, nhốt lại đó rồi chờ hốt hết người ta rồi bắt đầu đưa tui lên.

Cuối cùng lúc đợt mà ông Trương Tấn Sang về tỉnh Tiền Giang hôm tháng Hai, tháng Ba vừa rồi thì tụi tôi cũng bị hốt. Đi Gò Công tụi tôi cũng dí theo, công an tỉnh Tiền Giang cũng hốt bằng mọi giá. Lên nhà của ông chủ tịch tỉnh là ông Nguyễn Văn Sang thì tụi tôi cũng bị hốt, đánh bằng mọi hình thức. Tôi không kể xiết hết cảnh dã man mà tôi bị đòn như vậy.

Sau này tôi làm riết bằng mọi hình thức thì công an ở Tiền Giang tổ 2866 của tỉnh tức là công an thanh tra tỉnh mới xem xét lại hồ sơ năm 1995. Tôi đúng hoàn toàn hết.

Những tiếng kêu vô vọng

Mặc Lâm: Ngoài bà ra thì còn ai được giải quyết trong vụ bồi thường lần này? Và những người chưa được bồi thường khác nữa?

Bà Lê Thị Nguyệt: Dạ có chị phó Dẫn, chị cũng được bồi thường. Hồi đó đất của chị bị lấy làm chợ mà chưa có được bồi thường. Hồi đó nói là cấp đất định cư mà không cấp. Hồi đầu đền 15 ngàn/m2 mà đất gì mà 15 ngàn. Chị cũng đi khiếu nại và được.

Còn cái hộ của chị Trần Thị Hoàng thì mới thương đau. Xem như là nhà nước không lấy nhưng mà bà già cho người ở vì hoàn cảnh người ta khổ cực. Người đó mới bắt đầu làm giấy và a tòng với huyện với xã ở Cai Lậy và huyện với xã làm giấy đàng hoàng cho người đó hết trơn.

Nó (chị Hoàng) đi đòi hoài không được. Đòi mà phải có người tiếp người nghe thì nó mới có thể nói được nỗi oan, những uất ức trong lòng mình. Còn đi khiếu nại, kéo đi biểu tình như thế này rồi bắt nó ở tù hai năm trời rất là oan, rất là đau lòng.

Bây giờ nó vẫn tiếp tục đi khiếu nại nhưng có ai tiếp mình đâu. Phải chi có người tiếp để mình nói được nỗi oan ức của mình ra để người này biết, người kia biết như chủ tịch tỉnh hoặc một người nào đó tiếp đặng nói. Không ai tiếp hết mà bắt con nhỏ ở tù hai năm.

Bây giờ nó vẫn tiếp tục đi khiếu nại nhưng có ai tiếp mình đâu. Phải chi có người tiếp để mình nói được nỗi oan ức của mình ra để người này biết, người kia biết như chủ tịch tỉnh hoặc một người nào đó tiếp đặng nói.<br/> - Bà Lê Thị Nguyệt<br/> <br/>

Mặc Lâm: Nhà nước có chính sách phải tiếp dân, bà là người đi nhiều nơi để khiếu kiện nhận xét của bà về cách tiếp dân của cán bộ ra sao?

Bà Lê Thị Nguyệt: Theo chủ trương của nhà nước, nghị định của chính phủ thì hằng tháng chủ tịch tỉnh phải tiếp dân một ngày nhưng đằng này không tiếp dân cho nên để cho khiếu kiện kéo dài. Nhiều người dân như hộ của con Trần Thị Hoàng, hộ bà Nguyễn Thị Sáu ở Cái Bè bị nhà nước lấy hết đất.

Mới đầu mượn để làm nghĩa trang rồi không làm nghĩa trang nữa bắt hai vợ chồng bà (chồng của bà Sáu là thương binh Việt Nam Cộng Hòa). Nhốt bà 6 tháng trời để bốc mộ lên rồi lấy hết phần đất của người ta. Hiện giờ nhà của bà ở trên 3 cái mả. Bà năm nay gần 80 tuổi mà phải đi mua chuối về nấu rồi đi bán ở bến xe; Hai ba trái với giá 1.000 đồng Việt Nam để gom góp lấy tiền mua gạo đi khiếu nại. Rất là đau lòng cho bà Nguyễn Thị Sáu ở Cái Bè. Đôi lúc mình đi mình thấy những người dân mà người ta không rành về pháp luật cho nên người làm không lại cho nên rất là đau lòng.

Mặc Lâm: X in cám ơn bà.