Người Thái không tin vào hòa giải sau xung đột 2010

Hai năm đã trôi qua kể từ khi những vụ đụng độ đẫm máu xảy ra giữa những người biểu tình áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Sinawatra với quân đội chính phủ tại thủ đô Bangkok.

Cuộc sống đã trở lại bình thường tại Bangkok, những đau thương mất mát đã được người Thái bỏ lại sau lưng để hàn gắn những vết thương lòng trong khi chính phủ của thủ tướng Yingluk Sinawatra cũng đang tìm cách hòa giải dân tộc. Liệu những nỗ lực hòa giải này của chính phủ và người dân Thái có thể thành hiện thực? phóng viên Việt Hà ở Bangkok gửi về bài tường trình.

Những đau thương của quá khứ

Khu vực tượng đài dân chủ ở trung tâm Bangkok những ngày trước lễ hội té nước cổ truyền của người Thái đông vui nhộn nhịp. Ở ngay góc con phố Tanon dinso đối diện với tượng đài, những người bán thức ăn trên vỉa hè cũng đang bận rộn phục vụ khách. Thật khó có thể tưởng tượng nổi, chính tại nơi đây 2 năm về trước, vào ngày 10 tháng 4 đã xảy ra vụ đụng độ đẫm máu giữa những người biểu tình áo đỏ ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Sinawatra và quân chính phủ khiến 26 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Người Thái vẫn không quên những đau thương trong quá khứ. Vào ngày 10 tháng 4, kỷ niệm đúng 2 năm sau vụ đụng độ, hàng trăm người áo đỏ đã tụ tập về khu vực tượng đài dân chủ để kỷ niệm ngày xảy ra vụ xung đột. Đứng trước một tấm bang ron lớn màu trắng với hình ảnh của những người biểu tình áo đỏ bị bắn chết ngay tại góc đường Tanon Dinso, Tuad, 49 tuổi, một người thuộc phe áo đỏ đã chứng kiến những gì diễn ra vào cái đêm 10 tháng 4 năm 2010 nhớ lại:

Tôi nhảy ra khỏi xe và tôi thấy cảnh bắn nhau. Những tiếng sung nổ không dứt. Có ai đó bảo tôi phải tránh ra và tôi tìm cách tránh khỏi chỗ có nổ súng. Tai tôi ù đi vì tiếng súng chát chúa…. Tôi thấy những xác người, những người bị thương được khiêng đi….và tôi không dám nhìn

anh Tuad, người thuộc phe áo đỏ

Tuad:

Tôi vẫn còn nhớ, lúc đó tôi vừa nhảy ra khỏi một chiếc xe tải nhỏ từ một góc đường khác và nghe thấy những người phe áo đỏ vừa bị bắn chết. Tôi nhảy ra khỏi xe và tôi thấy cảnh bắn nhau. Những tiếng

Cuộc biểu tình bạo động của phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin tại thủ đô Bangkok vào năm 2010 khiến cho cả trăm người thiệt mạng.
Cuộc biểu tình bạo động của phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin tại thủ đô Bangkok vào năm 2010 khiến cho cả trăm người thiệt mạng. (AFP)

sung nổ không dứt. Có ai đó bảo tôi phải tránh ra và tôi tìm cách tránh khỏi chỗ có nổ súng. Tai tôi ù đi vì tiếng súng chát chúa…. Tôi thấy những xác người, những người bị thương được khiêng đi….và tôi không dám nhìn.

Hàng nghìn người phe áo đỏ thuộc mặt trận đoàn kết vì dân chủ chống độc tài đã đổ xuống các đường phố Bangkok, chặn nhiều ngả đường ở trung tâm thủ đô suốt từ giữa tháng 3 năm 2010. Những người biểu tình yêu cầu thủ tướng Thái lúc đó là Abhisit Vejajjiva phải giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử. Những cuộc biểu tình đã làm ngưng trệ nhiều hoạt động của thành phố. Thủ tướng Abhisit Vejajjiva đã phải huy động quân đội đến để tìm cách giải toán các đoàn biểu tình vào ngày 10 tháng 4 năm 2010 dẫn đến cuộc đụng độ đẫm máu.

Tiếp theo sau ngày 10 tháng 4, những vụ đụng độ nhỏ lẻ vẫn tiếp tục xảy ra ở một số nơi tại thủ đô Bangkok trong nhiều tuần sau đó. Cho đến ngày 19 tháng 5 năm 2010, khi những vụ biểu tình của những người áo đỏ chấm dứt đã có hơn 90 người bị giết và hơn 2000 người bị thương, trong đó bao gồm những người biểu tình áo đỏ, dân thường, quân đội, cảnh sát và phóng viên báo chí.

Cho đến ngày 19 tháng 5 năm 2010, khi những vụ biểu tình của những người áo đỏ chấm dứt đã có hơn 90 người bị giết và hơn 2000 người bị thương, trong đó bao gồm những người biểu tình áo đỏ, dân thường, quân đội, cảnh sát và phóng viên báo chí.<br/>

Bên nào cũng thắng chỉ trừ những nạn nhân

Sau sự ra đi của thủ tướng Abhisit Vejajjiva và chiến thắng của nữ thủ tướng Yingluck Sinawatra, em gái cựu thủ tướng Thaksin vào năm 2011, người ta bắt đầu nói đến hòa giải hòa hợp cho người Thái để có thể ổn định và phát triển. Vào ngày 11 tháng 4 vừa qua, cựu thủ thướng Thaksin phát biểu trên truyền hình Thái TV 3 rằng đa số người dân Thái mong muốn hòa giải:

Thaksin Sinawatra:

thực tế nhiều đảng đã đưa ra các cơ hội để hòa giải hòa hợp nhưng cũng có một số người không muốn chấp nhận, nhưng phần lớn người dân thái muốn hòa bình cho đất nước.

Nữ Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra- Abhisit Vejajjiva -Thaksin Sinawatra (từ trên xuống)
Nữ Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra- Abhisit Vejajjiva -Thaksin Sinawatra (từ trên xuống) (RFA file)

Vào ngày 27 tháng 3, Ủy ban hòa giải dân tộc thuộc hạ viện Thái đã đệ trình một bản báo cáo của viện nhà vua Prajadhipok cho lưỡng viện, trong đó đề nghị đưa ra một báo cáo về sự thực những gì đã xảy ra cho Ủy ban Hòa giải Thái, vào lúc thích hợp. Đề xuất này cũng đề nghị bỏ ra những tên người có liên quan đến những vụ xung đột đẫm máu năm 2010, đề nghị ân xá cho các lãnh đạo và những người ủng hộ các phong trào chính trị bao gồm cả các quan chức chính phủ, các chính trị gia, thành viên của lực lượng an ninh chính phủ.

Đề nghị hòa giải hòa hợp mới của Thái sẽ cho phép những người có quyền lực ở Thái thuộc các bên không phải chịu trách nhiệm với các tội ác. Và như vậy là ai cũng thắng chỉ trừ những nạn nhân.

John Stifton, TC Nhân quyền quốc tế

Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế hôm 10 tháng 4 ra thông cáo trong đó nói rằng bản đề nghị này đã phá hỏng những hy vọng về công lý, đặc biệt là đối với những người thuộc mặt trận đoàn kết vì dân chủ chống lại độc tài, những người ủng hộ đảng người Thái yêu người Thái của bà Yingluck, vốn là những nạn nhân của các vụ đụng độ. Ông John Stifton đại diện Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế phát biểu trong bản thông cáo rằng ‘đề nghị hòa giải hòa hợp mới của Thái sẽ cho phép những người có quyền lực ở Thái thuộc các bên không phải chịu trách nhiệm với các tội ác. Và như vậy là ai cũng thắng chỉ trừ những nạn nhân.

“Hòa Giải” bài toán hóc búa của thủ tướng Yingluck

Đứng trước tấm bang ron các bức hình những nạn nhân áo đỏ bị giết chết vào ngày 10 tháng 4 năm 2010, ông Tuad đã gần như không thể cầm được nước mắt khi nhớ lại những gì 2 năm về trước. Ông từ chối trả lời về một khả năng hòa hợp hòa giải cho người Thái

Chúng tôi muốn những người ra lệnh cho vụ nổ sung đàn áp phải bị trừng phạt, những người đã ra lệnh điều động quân đội đến nhưng tôi không biết họ là ai.Tôi chỉ là một người dân thường và tôi không biết họ có thể hòa giải bằng cách nào

Chị Nuut, phe áo đỏ

Cũng có những người lên tiếng yêu cầu phải có sự rõ ràng trong trách nhiệm của những người đã ra lệnh cho quân đội nổ súng vào những người biểu tình. Nuut, một phụ nữ 50 tuổi thuộc phe áo đỏ, bán món ăn Pad Thai ở gần khu tượng đài cho rằng đã đến lúc phải chỉ ra ai là người chịu trách nhiệm chính, nhưng bà cũng như nhiều người Thái khác có mặt tại tượng đài dân chủ vào ngày hôm nay vẫn còn tỏ ra dè dặt khi nói về quá trình này:

Nuut:

chúng tôi muốn những người ra lệnh cho vụ nổ sung đàn áp phải bị trừng phạt, những người đã ra lệnh điều động quân đội đến nhưng tôi không biết họ là ai.Tôi chỉ là một người dân thường và tôi không biết họ có thể hòa giải bằng cách nào.

Hòa giải bằng cách nào là câu hỏi không phải của riêng những người thuộc phe áo đỏ, mà còn của nhiều người Thái khác, những người có người thân hay bạn bè bị thiệt mạng trong vụ xung đột năm 2010. Và có lẽ đó cũng là câu hỏi hóc búa mà chính phủ của thủ tướng Yingluck đang cố gắng tìm cách trả lời.

Theo dòng thời sự: