Thái Lan chưa thực sự chống nạn buôn người?

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nạn buôn người, bà Joy Ngozi Ezeilo, đến Thái từ tuần trước trong chuyến đi thực tế và đã gặp giới truyền thông trong cuộc họp báo sáng thứ Sáu tuần này.

0:00 / 0:00

Điểm đến và điểm đi của các đường dây

Thái Lan phải nổ lực nhiều hơn để có thể đương đầu với tệ nạn buôn người một cách có hiệu quả, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho lao động di dân tức những đối tượng thường bị lạm dụng và bị bóc lột .

Đó là lời bà Joy Ngozi Ezeilo, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc, mở đầu bản phúc trình sơ khởi về nạn buôn người và nổ lực phòng chống của chính phủ Thái Lan.

Bà nói thử thách hoặc tai tiếng mà Thái Lan đang gánh chịu là đất nước này bị coi là điểm xuất phát, điểm trung chuyển mà cũng là điểm đến của những đường dây buôn người.

Là điểm xuất phát, rất nhiều người Thái Lan bị những tổ chức buôn người lừa bán qua qua Hongkong, Đức, Israel, Nam Phi và Mỹ. Đổi lại, là điểm đến, đất Thái là nơi tiếp nhận rất nhiều người bị buôn từ Kampuchia, Miến Điện, Lào và Việt Nam.

<i>Là điểm xuất phát, rất nhiều người Thái Lan bị những tổ chức buôn người lừa bán qua qua Hongkong, Đức, Israel, Nam Phi và Mỹ. Đổi lại, là điểm đến, đất Thái là nơi tiếp nhận rất nhiều người bị buôn từ Kampuchia, Miến Điện, Lào và Việt Nam. </i> <br/>

Đa số những nạn nhân buôn người từ Kampuchia, Miến Điện, Lào và Việt Nam vào đất Thái và bị đưa vào

Chị Trần Mai Hoa 17 tuổi (P) trong cuộc phỏng vấn với chị Hoàng Thị Linh (T)
Chị Trần Mai Hoa 17 tuổi (P) trong cuộc phỏng vấn với chị Hoàng Thị Linh (T), nhân viên Tổ chức Di cư Quốc tế IOM sau khi chị Hoa được cứu thoát khỏi nhà thổ Trung Quốc năm 2005. AFP photo (AFP)

đường mãi dâm là phụ nữ và trẻ em, bà Joy Ngozi Ezeilo khẳng định, trong đó không loại trừ một số lượng đáng ngạc nhiên những thanh niên Miến Điện đến Thái Lan không chỉ để làm công nhân hay đi đánh bắt cá xa bờ mà còn để phục vụ trong những hộp đêm ở Bangkok và ở các thành phố khác.

Được hỏi về tình trạng buôn người xuyên biên giới từ Việt Nam vào đất Thái, bà báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nói:

Trong chuyến đi thực tế đến những trung tâm của chính phủ hay những cơ sở của các tổ chức ngoài chính phủ ở Bangkok và các tỉnh biên giới Thái Lan, bà có cơ hội gặp một vài nạn nhân người Việt Nam:
Thế nhưng có lẽ vì sự phức tạp và tế nhị lẫn những lý do ẩn khuất của vấn đề, tôi không thể đưa ra con số chính xác và cụ thể mà chỉ có thể khẳng định có nhiều phụ nữ và nhiều cô gái trẻ Việt Nam bị buôn qua đây để hành nghề mãi dâm, bồi bàn, người giúp việc. Cũng có những trẻ em người Việt bị đưa qua Thái Lan và bị lạm dụng tình dục, bị buộc đi ăn xin, đi móc túi du khách.

Sự nghèo đói và luật pháp lỏng lẻo

Bà nói bà cũng đặc biệt chú trọng đến đến sự kiện gọi là “đẻ mướn” liên quan đến một nhóm gần hai chục phụ nữ Việt được đưa qua Thái Lan để mang bầu và sanh con cho những cặp vợ chồng Đài Loan hiếm muộn mà đã làm báo chí và dư luận xôn xao lên trong một lúc :

Hẳn nhiên đó là một hình thức buôn người không thể chối cãi, về mặt nhân bản thì hành động đó là tội ác không thể dung thứ vì những người vô lương tâm đã lạm dụng cái thiên chức làm mẹ của người đàn bà này để buộc họ mang thai giùm và sanh nở thế cho người đàn bà khác mà họ không quen biết.

không chỉ dựa vào nghèo đói để biện minh cho tệ trạng buôn người dù ở Thái Lan, Việt Nam hay bất cứ nơi nào, phải nhìn vào thực tế để thấy tham nhũng, luật pháp lỏng lẻo và sự thiếu ý thức cũng góp phần không nhỏ vào tệ nạn đó<br/>

Một người quốc tịch Đức Thomas S Eugen và 3 người Việt bị cảnh sát Campuchia bắt trong một ổ mãi dâm được đưa về Ủy ban chống buôn người và bảo vệ trẻ em. AFP
Một người quốc tịch Đức Thomas S Eugen và 3 người Việt bị cảnh sát Campuchia bắt trong một ổ mãi dâm được đưa về Ủy ban chống buôn người và bảo vệ trẻ em. AFP (AFP)

Trả lời câu hỏi khác của phóng viên ban Việt ngữ, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nạn buôn người nhấn mạnh không chỉ dựa vào nghèo đói để biện minh cho tệ trạng buôn người dù ở Thái Lan, Việt Nam hay bất cứ nơi nào, phải nhìn vào thực tế để thấy tham nhũng, luật pháp lỏng lẻo và sự thiếu ý thức cũng góp phần không nhỏ vào tệ nạn đó:

Thái Lan và Việt Nam cần cộng tác cần làm việc chặc chẽ với nhau để giải quyết vấn nạn buôn người, và cũng đừng quên giáo dục và giáo dục là cánh cửa giải phóng con người khỏi vòng nô lệ tình dục, nô lệ lao động, kể cả lao động thiếu nhi mà bọn bất lương đang ra sức khai thác.

Phúc trình về nạn buôn người và nổ lực phòng chống của chính phủ Thái Lan mà bà Joy Ngozi Ezeilo trình bày trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại Giao ở Bangkok hôm thứ Sáu được coi là báo cáo sơ khởi mà thôi. Một văn bản báo cáo chính thức và chi tiết hơn sẽ được đệ trình lên Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tháng Bảy năm 2012.

Đó là lý do báo cáo viên Joy Ngozi Ezeilo chỉ đề cập vấn đề buôn người một cách tổng quát hơn là đi vào chi tiết.

Tường cần biết bà Joy Ngozo Ezeilo đến Thái lLan lần đầu tiên thể theo lời mời của chính phủ Bangkok.

Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.

Theo dòng thời sự: