Nghiên cứu và viết sách về lịch sử Việt Nam
Ông Trần Gia Phụng tốt nghiệp Khoa Sử Đại Học Sư Phạm Huế và Cử nhân Giáo Khoa Sử Đại Học Văn Khoa Huế năm 1965, hiện sinh sống tại Canada.
Trong vòng 12 năm trở lại đây, ông đã xuất bản 17 đầu sách về lịch sử Việt Nam nhìn dưới nhiều góc độ, mỗi cuốn trung bình khỏang 400 trang khổ 13X18cm chữ nhỏ, tính ra chừng 70.000 trang, với hàng chục ngàn sự kiện lịch sử mà mỗi sự kiện đều có kèm theo chú thích và xuất xứ.
Quả là một công trình không nhỏ!
Trong số 17 đầu sách này, có các tập "Việt sử đại cương" ghi lại những biến cố lớn, mốc lớn trong suốt dòng lịch sử của dân tộc và đất nứơc kể từ khi lập quốc theo truyền thuyết hơn 4500 năm trứơc đây.
Kế đó, là các tập "Những Câu Chuyện Lịch Sử" cho đến nay cũng đã trình làng đựơc bốn tập, ghi lại chuyện kỳ thú trong lịch sử mà một bộ Sử giáo khoa không thể ghi hết được.
Ngòai ra, tác giả Trần Gia Phụng cũng nghiên cứu riêng một số chuyên đề mà ông đánh giá là những sự kiện nổi bật, vì chúng đánh dấu những bứơc ngọăc của dòng lịch sử, họăc chúng đóng vai trò quyết định trong những diễn biến lịch sử tiếp theo.
Trong số này, có "Trung kỳ Dân biến năm 1908," "Nhà Tây Sơn," "Ải Nam Quan," "Những kỳ án trong Việt sử," "Những cuộc đảo chính cung đình Việt Nam."
Một nhân vật lịch sử mang đầy huyền thọai đựơc ông đặc biệt lưu ý và dành riêng một cuốn sách để nghiên cứu là ông Hồ Chí Minh. Cuốn " Án tích cộng sản Việt Nam" của ông xuất bản năm 2001 đã đựơc trao tặng giải thưởng của Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự Do năm 2002.
Một nhân vật lịch sử mang đầy huyền thọai đựơc ông đặc biệt lưu ý và dành riêng một cuốn sách để nghiên cứu là ông Hồ Chí Minh. Cuốn " Án tích cộng sản Việt Nam" của ông xuất bản năm 2001 đã đựơc trao tặng giải thưởng của Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự Do năm 2002.
Việt Sử Đại Cương
Việt Sử Đại Cương tập 4 đựơc nhà xuất bản Non Nước ở Toronto, Canada ấn hành năm 2008 là một thành phần của bộ Việt Sử Đại Cương. Tác giả Trần Gia Phụng cho biết:
Lúc đầu, chúng tôi dự tính bộ VSĐC gồm 5 tập, nhưng nay phải viết thành 6 tập.
Tập1 : Từ khởi thủy đến năm 1428 là năm vua Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ra khỏi nước và lập ra nhà Lê.
Tập 2: Từ 1428 đến 1802 là năm Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước, lập ra nhà Nguyễn.
Tập 3: Từ năm 1802 đến năm 1884 là năm Pháp bảo hộ Việt Nam.
Tập 4: Từ năm 1884 đến năm 1945, là năm Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945. Việt Minh chiếm chính quyền. Đây chính là nội dung tập 4, từ 1884 đến 1945, mà chúng ta đang bàn với nhau. Tập nầy bắt đầu đi vào thời hiện đại nên được nhiều người chú ý.
Tập 5 (và tập 6): Lúc đầu, chúng tôi dự tính viết từ 1945 đến 1975 thành một tập là tập 5. Tuy nhiên, nay thấy dài quá, nên chúng tôi phải tách ra làm 2 tập. Vậy tập 5 từ 1945 đến 1954, và sau đó tập 6 từ 1954 đến 1975. Tập 5 sẽ xuất bản năm 2009 và tập 6 năm 2010.
Tác phẩm dài 534 trang chử nhỏ corps 10, có bìa màu vàng chanh chữ đen và một bức hình gây xúc động người xem. Đó là hình của những chiến sĩ trong vụ đầu độc Pháp ở Hà nội năm 1908 sau khi bị bắt. Khỏang 20 người bị đóng gông, ngồi bó gối trong một xà lim, nhưng gương mặt nào cũng bình thản và cặp mắt nào cũng sáng quắc!
Sách gồm 19 chương, tám bản đồ và 52 tấm hình, ấn phí ghi ở bìa sau là 24 đô la. Khi đựơc hỏi trong thời gian 60 năm từ 1884 đến 1945 là thời gian đựơc bàn đến trong tập bốn Việt Sử Đại Cương, năm nào hay biến cố nào đụơc coi là quan trọng nhất, tác giả Trần Gia Phụng trả lời:
Trong tương quan nhân quả giữa các biến cố lịch sử, với người viết sử, năm nào cũng quan trọng. Tuy nhiên, có một số sự kiện gây nhiều ảnh hưởng là:
Năm 1885: Vua Hàm Nghi mở cuộc Cần vương
Năm 1887: Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương, một tổ chức hành chánh gồm các xứ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á là ba kỳ của Việt Nam, Lào, Cao Miên và Quảng Châu Loan của Trung Hoa.
Năm 1904: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh mở Phong trào Duy tân. Mỗi ông đi một hướng khác nhau, nhưng cùng đều nhắm mục đích giải phóng dân tộc.
Năm 1930: Việt Nam Quốc Dân Đảng mở cuộc tổng khởi nghĩa và bị Pháp đàn áp. Cũng từ đầu năm nầy Đông Dương Cộng Sản Đảng được thành lập.
Năm 1945: Nạn đói xảy ra. Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Vua Bảo Đại tuyên bồ độc lập. Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh chiếm chính quyền, lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Các biến cố lớn trong lịch sử VN
Trong cách sắp xếp các chương, ngừơi đọc có thể thấy rõ ý của tác giả muốn phân chia thời điểm trong lịch sử Việt Nam theo những biến cố lớn trên thế giới mà trong 60 năm của sách mà hai thế chíên thứ nhất và thứ hai là những biến cố quan trọng hơn cả.
Ông dành hai chương để mô tả tình hình Việt Nam trứơc thế chiến thứ nhất, bốn chương cho tình hình Việt Nam giữa hai thế chiến, và một chương cho Việt Nam trong thế chiến thứ hai.
Cuối sách là sự thành lập chính phủ Trần Trọng Kim và nạn đói năm Ất Dậu năm 1945 với số người chết gần hai triệu. Sách khép lại với những hình ảnh kinh hòang của trận đói và bài thơ của Bàng Bá Lân:
Sự thành lập chính phủ lâm thời nước VNDCCH ảnh hưởng đến chiến tranh Việt Nam bùng nổ từ năm 1946, nên chúng tôi đặt phần trước vào tập 4, còn chúng tôi đặt phần sau vào tập 5 cho liên tục với phần tiếp theo, để người đọc dễ theo dõi. Chúng tôi chưa viết chứ không phải là không viết.
Trần Gia Phụng
Năm Ất Dậu tháng ba, còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu đầy đường
Rồi ngã gục không đứng lên vì …đói!
Đói tự Bắc Giang đói về Hà Nội,
Đói tự Thái Bình đói tới Gia Lâm…
Bắt đầu bằng hình ảnh tù tội, và kết thúc bằng hình ảnh chết đói, 60 năm lịch sử của Việt Nam từ 1884 đến 1945 quả là những trang sử không vui mặc dù hùng tráng với những cụôc đấu tranh không ngừng chống thực dân Pháp.
Cũng trong năm 1945, còn có một sự kiện quan trọng nữa là sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và bản tuyên ngôn độc lập được chủ tịch chính phủ lâm thời là ông Hồ Chí Minh chính thức công bố ngày 2 tháng chín, nhưng không thấy nói đến trong sách. Tác giả Trần Gia Phụng giải thích:
Năm 1945 có nhiều biến cố xảy ra, ảnh hưởng lâu dài đến dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay. Sách dày quá, chúng tôi mới viết phần đầu của năm 1945 mà sách đã trên 500 trang. Vì vậy, chúng tôi tách ra làm hai phần.
Sự thành lập chính phủ lâm thời nước VNDCCH ảnh hưởng đến chiến tranh Việt Nam bùng nổ từ năm 1946, nên chúng tôi đặt phần trước vào tập 4, còn chúng tôi đặt phần sau vào tập 5 cho liên tục với phần tiếp theo, để người đọc dễ theo dõi. Chúng tôi chưa viết chứ không phải là không viết.
Khi đựơc hỏi ông có nguồn tài trợ nào không để có thể hòan thành những công trình như đã trình làng cũng như chuẩn bị cho những
Tôi xin nói ngay là tôi hoàn toàn không nhận bất cứ nguồn tài trợ nào để viết sách. Tôi hoàn toàn tự túc. Tôi theo kế hoạch "lấy sách nuôi sách", nghĩa là bán được cuốn trước, thì lấy tiền in cuốn sau.
Tôi tự đánh máy, trình bày tức layout từ đầu đến cuối. Tôi chỉ tốn tiền in mà thôi, nên ít tốn kém. Tôi không sống bằng tiền bán sách. Tiền bán sách chỉ đủ để in sách tiếp là may lắm rồi.
Ông cũng cho biết sẵn sàng đón nhận mọi góp ý, bổ túc và phê bình của độc giả qua địa chỉ E mail: