Hơn 1,000 người Việt nam không có thận ghép mỗi năm

Phẫu thuận ghép tạng là điều thần kỳ của thế kỷ 20, nhờ đó mà có biết bao nhiêu người được cứu sống và có được cuộc sống hạnh phúc hơn.

0:00 / 0:00

Tại Việt Nam, phẫu thuật ghép tạng cũng đã dần trở nên phổ biến từ khoảng hơn chục năm nay trở lại đây, tuy nhiên rất nhiều người bệnh tại Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tạng hiến tặng để được ghép. Một trong những phẫu thuật ghép tạng phổ biến và có nhu cầu rất cao hiện nay ở Việt Nam chính là ghép thận. Theo ước tính của các bác sĩ thì trung bình có hơn 1,000 người không thể có thận ghép mỗi năm. Mời quý vị tìm hiểu chủ đề này trong trang tạp chí sức khỏe đời sống do Việt Hà phụ trách.

Ghép thận - Cung không đủ cầu

Chị Liên Hương là một trong những bệnh nhân chạy thận thường xuyên tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn từ nhiều năm nay. Tuần nào cũng vậy, chị phải đến bệnh viện 3 lần, mỗi lần vài tiếng đồng hồ để được chạy thận nhân tạo. Chị cũng nằm trong số hàng trăm người xếp hàng xin được ghép thận tại bệnh viện chợ Rẫy từ nhiều năm nay.

Liên Hương: đó thì cũng đang đăng ký ghép ở bệnh viện Chợ Rẫy của những người chết não mà chưa có cơ hội. Cũng đăng ký mấy năm rồi, đăng ký vậy thôi chứ biết chừng nào có.

Bác sĩ Trần Ngọc Sinh, Trưởng khoa thận niệu bệnh viện Chợ Rẫy cho chúng tôi biết, nhu cầu được ghép thận tại Việt Nam hiện rất cao nhưng cung không đủ cầu:

Đó thì cũng đang đăng ký ghép ở bệnh viện Chợ Rẫy của những người chết não mà chưa có cơ hội. Cũng đăng ký mấy năm rồi, đăng ký vậy thôi chứ biết chừng nào có.

Chị Liên Hương

BS.Trần Ngọc Sinh: ở việt nam có 12 trung tâm, giờ ghép chưa tới 700 trường hợp mà tôi là đã 300 trường hợp rồi. Số nhiều như vậy nhưng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu. tôi tính mỗi năm chúng ta phải ghép khoảng 2 ngàn trường hợp ghép thận, mỗi năm số người suy thận, thì cứ 50 người cho 1 triệu dân, mà mình là 90 triệu thì mỗi năm có 4500 người bị suy thận.

Sau khi người chạy thận nhân tạo, lọc màng bục thì có 1/3 có đủ điều kiện ghép thận là 1,500 rồi cộng với số ứ đọng các năm

Mô hình thận nhân tạo được ghép vào cơ thể. (Source Y tế gia đình)
Mô hình thận nhân tạo được ghép vào cơ thể. (Source Y tế gia đình) ((Source Y tế gia đình))

trước dồn lại thì nhiều hơn rất nhiều. thành ra số người cho là người sống không đủ cho người bệnh cần. Nhà nước có luật hiến tạng, thì nhà nước có luật đó và có tiêu chuẩn cho phép mà người dân mình hiện còn e ngại.

Từ năm 2006, chính phủ Việt Nam đã có luật về hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác, trong đó có những quy định về việc cho nhận tạng.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Sinh, tại các nước phát triển người chết hiến tạng thường chiếm đến 95% nhu cầu, trong khi nhu cầu cho thận từ người sống chỉ chiếm 5%. Trong khi đó tại Việt Nam, hai con số này đảo ngược cho nhau, bởi phần lớn các trường hợp ghép thận là người thân cho lẫn nhau.

Chị Liên Hương cho rằng, tâm lý về ‘chết toàn thây’ của người Việt từ nhiều đời đã cản trở việc hiến tặng tạng phủ cho khoa học tại Việt Nam.

Liên Hương: chết là phải toàn thây, đại khái như vậy đó. Với lại nhà người ta thấy chết não vậy đó nhưng đâu có muốn rút ống thở cho chết đâu. Ví dụ người thân mình bị tai nạn xe nằm đó thì mình đâu có lỡ lòng nào

Ảnh chụp quang tuyến X trước ca mổ thận. Source yds.edu
Ảnh chụp quang tuyến X trước ca mổ thận. Source yds.edu (Source yds.edu)

mà rút ống thở cho mà chết.

Suy thận mạn và phẫu thuật ghép thận

Các trường hợp được ghép thận là những bệnh nhân bị suy thận mạn tính. Suy thận hay còn gọi là thận bị hư, khi thận không thể thanh thải được nhiều chất lỏng và chất thải của cơ thể. Giải thích về bệnh này, bác sĩ Trần Ngọc Sinh cho biết:

Tại các nước phát triển người chết hiến tạng thường chiếm đến 95% nhu cầu, trong khi nhu cầu cho thận từ người sống chỉ chiếm 5%. Trong khi đó tại Việt Nam, hai con số này đảo ngược cho nhau, bởi phần lớn các trường hợp ghép thận là người thân cho lẫn nhau

BS.Trần Ngọc Sinh

BS.Trần Ngọc Sinh: Bên thận nội khoa có vô số các bệnh mà người ta gọi là bệnh lý của nhu mô quả thận, ví dụ thận hư hay thận nhiễm mỡ, viêm cầu thận cấp, mạn, nói chung có tới hàng trăm bệnh của nhu mô thận và tất cả các bệnh đó đều có thể dẫn đến hậu quả nếu chữa chạy không tốt thì làm hỏng nhu mô thận.

Trong thận có khoảng 1 triệu đơn vị lọc của thận và mỗi lần như vậy nó có thể tàn phá dần các đơn vị lọc thận đó và khi những đơn vị lọc thận còn dưới 30% thì chúng ta bị suy thận. Khi đó suy thận thường là nó không hồi phục thì gọi là suy thận mạn tính…… suy thận mạn tính thì dần dần 2 quả thận hỏng hết thì lúc đó người ta không bài tiết được những chất thải của cơ thể.

Suy thận mạn tính là bệnh khá phổ biến trên thế giới. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Bùi, Tổng thư ký hội thận niệu thành phố Hồ Chí Mính, hiện Việt Nam có khoảng 80 ngàn người suy thận mạn tính.

Suy thận cũng có nhiều giai đoạn. Gia đoạn đầu suy thận, người bệnh có thể uống thuốc tăng cường chức năng thận. Nhưng khi chức năng thận chỉ còn 10% là lúc thuốc không còn tác dụng. Lúc đó người bệnh phải tìm đến biện pháp điều trị tích cực hơn. Có ba phương pháp điều trị suy thận phổ biến hiện nay là chạy thận nhân tạo, lọc màng

Chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện 115. Photo Duy Tinh/PL
Chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện 115. Photo Duy Tinh/PL (Photo Duy Tinh/PL)

bụng và thay thận. Trong đó chạy thận nhân tạo là phương pháp phổ biến nhất. Người ta ước tính trung bình một quốc gia có 50 triệu dân thì có khoảng hàng trăm ngàn người phải lọc thận bằng phương pháp này, trong khi lọc màng bụng chỉ chiếm khoảng từ 20 đến 30% số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Ghép thận là phương pháp được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn hơn cả vì nhiều ưu điểm. Bác sĩ Trần Ngọc Sinh cho biết:

BS.Trần Ngọc Sinh: cách ghép thận thì chúng ta thấy là chọn lựa nhiều, bệnh nhân thích, y học cũng thích dùng phương pháp này cho bệnh nhân vì nó hiệu quả nhất. Vì lọc màng bụng thì chỉ lọc một số chất hoặc lọc nhân tạo cũng chỉ lọc được môt số chất chứ không thay được quả thận. quả thận là cơ quan tiết ra chất tạo máu, nội tiết tố kích thích tạo máu nên người không ghép thận mà chạy thận nhân tạo thì phải liên tục tiếp nội tiết tố này nếu không thì thiếu máu nghiêm trọng, suy tim, rồi chết, nên phải dùng nội tiết tố đắt tiền.

Thận nhân tạo và lọc màng bụng thì chất lượng cuộc sống không cao, ví dụ đời sống tình dục của phụ nữ và đàn ông giảm rất nặng, thậm chí không còn, thậm chí không có khả năng sinh sản, vì thở không ra hơi, không còn sức nữa.

BS.Trần Ngọc Sinh

Thứ hai là còn vô số chất độc mà thận nhân tạo không lọc được mà thận sinh học lọc được nên con người có thận nhân tạo và lọc màng bụng thì chất lượng cuộc sống không cao, ví dụ đời sống tình dục của phụ nữ và đàn ông giảm rất nặng, thậm chí không còn, thậm chí không có khả năng sinh sản, vì thở không ra hơi, không còn sức nữa. Người đàn bà có thể mất kinh luôn, người đàn ông thì bị thiểu năng cương, rối loạn cương. Cho nên khi thay thận xong thì các chức năng phục hồi hết.

Hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy, một ca ghép thận có chi phí tổng cộng khoảng 120 triệu đồng.

Lựa chọn của bệnh nhân

Mặc dù có những ưu điểm như vậy, nhưng ghép thận cũng có những trường hợp thành công không cao lắm. Theo bác sĩ Trần Ngọc Sinh thì trung bình tuổi thọ của một quả thận ghép có thể đến 10 năm. Tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ kéo được 5 năm như trường hợp của chị Liên Hương. Chị Liên Hương đã từng đi ghép thận tại Trung Quốc hồi năm 1997 nhưng sau khi trở về nước được vài năm thì bị hư thận ghép trở lại. Chị nói về những điều cần cân nhắc khi ghép thận:

Việt Nam mình giờ ghép tốt lắm rồi, giờ mà ghép chị cũng chọn ở Việt Nam vì sau này nghe Trung Quốc ghép nhiều người ẩu quá. Việt Nam mình cẩn thận hơn

Chị Liên Hương

Liên Hương: em ghép thận xong thì em phải khắt khe hơn, vì em dễ bị nhiễm trùng, em uống thuốc chống thải ghép thì cơ thể em dễ bị nhiễm trùng, dễ bị nhiễm bệnh.

Với các bệnh nhân sau khi ghép thận, họ được bác sĩ kê đơn thuốc chống thải ghép. Giá đơn thuốc này vào khoảng từ 8 đến 10 triệu đồng một tháng. Hiện tại bảo hiểm ở Việt Nam chi trả khoảng 80% tiền thuốc, có nghĩa là bệnh nhân vẫn phải trả khoảng 2 triệu đồng một tháng. Nếu bệnh nhân không có bảo hiểm, rõ ràng chi phí này là rất lớn.

Mặc dù chi phí cao và những ảnh hưởng phụ, nhưng những lợi thế từ thận ghép cũng khiến đa số các bệnh nhân suy thận chọn con đường được ghép thận, nếu có thể. Chẳng vậy mà trong những năm 1990, rất nhiều bệnh nhân Việt Nam đã sang Trung Quốc để được ghép thận với chi phí khoảng gần 20 ngàn đô la cho một ca. Lúc đó Trung Quốc cho phép ghép thận cho người nước ngoài vì họ có nguồn thận khá dồi dào từ tử tù. Tuy nhiên từ năm 2007, nước này có luật cấm ghép thận cho người nước ngoài vì xuất hiện nhiều trường hợp mua bán thận trái phép.

Chị Liên Hương cũng là người đã từng được ghép thận ở Trung Quốc vì tiến bộ hơn hẳn về y khoa của Trung Quốc so với Việt Nam vào lúc đó cộng với nguồn thận có sẵn ở nước này. Tuy nhiên, cho đến lúc này chị Liên Hương tin tưởng hơn vào việc phẫu thuật ghép thận tại Việt Nam. Chị nói:

Liên Hương: Việt Nam mình giờ ghép tốt lắm rồi, giờ mà ghép chị cũng chọn ở Việt Nam vì sau này nghe Trung Quốc ghép nhiều người ẩu quá. Việt Nam mình cẩn thận hơn.

Mặc dù có thể lựa chọn được nơi chữa bệnh, nhưng chị Liên Hương không thể chọn được cơ hội có được quả thận ghép. Khi được hỏi về cơ hội có thể được ghép thận lần thứ hai, chị chỉ cười mà nói, đăng ký vậy thôi chứ biết chừng nào có…

For magazine only: tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa

Việt Hà thân mến tạm biệt và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình thứ tư tuần tới.