Phải chăng Toà án Đà Nẵng không hề có lỗi khi đem một người mà sức khoẻ đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ra xử?
Dư luận sửng sốt
Vụ xử ông Trần Văn Thanh, cựu Thiếu tướng Công an, cựu Chánh Thanh tra Bộ Công an và đồng bọn “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, vào sáng 20 tháng 7, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, đã từng khiến dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam sửng sốt.
Theo báo chí Việt Nam, vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, bắt đầu từ việc một số người dân Đà Nẵng, trong đó có hai cụ bà từng được trao tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, gửi đơn tố cáo đến nhiều nơi, rồi ra Hà Nội biểu tình, rải truyền đơn chống ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy và một số cán bộ lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng độc đoán, tham nhũng kèm theo nhiều sai phạm khác.
Việc tố cáo, biểu tình, rải truyền đơn này diễn ra trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và đã làm mất uy tín cũng như gây nhiều khó khăn cho những ứng cử viên bị tố cáo.
Công an Đà Nẵng đã điều tra và phát giác người kích động viết đơn tố cáo, biểu tình, rải truyền đơn là ông Đinh Công Sắt, một thiếu tá cảnh sát giao thông đã bị Công an Đà Nẵng sa thải. Đứng phía sau, hỗ trợ ông Sắt là ông Dương Tiến, thượng tá, Trưởng Văn phòng Đại diện của báo Công an TP.HCM và ông Nguyễn Phi Duy Linh, một người rất thân thiết với tướng Trần Văn Thanh.
Cuối năm 2007, ông Đinh Công Sắt bị khởi tố. Năm 2008, tới lượt ông Nguyễn Phi Duy Linh và ông Dương Tiến bị khởi tố. Từ ba người này, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Đà Nẵng, xác định kẻ chủ mưu chính là ông Trần Văn Thanh, người mà trước khi trở thành Chánh Thanh tra Bộ Công an, đã từng là Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng.
Có thể vì những tờ truyền đơn, những lá đơn tố cáo, các cuộc biểu tình đã gây tác hại nghiêm trọng đến uy tín của một vài cán bộ đứng đầu thành phố Đà Nẵng, nên khi đưa ông Trần Văn Thanh và đồng bọn ra xét xử, thay vì tổ chức xét xử bốn bị cáo trong vụ án đã kể tại trụ sở Toà án như tất cả các vụ án khác, Toà án Đà Nẵng đã quyết định biến Nhà hát Trưng Vương – nơi thường được dùng để tổ chức các sự kiện quan trọng nhất của thành phố này – làm phòng xử án.
Bị cáo Trần Văn Thanh bị yếu nửa người trái, xuất huyết não, có ổ máu ở thái dương phải, nhịp tim 120 lần/phút, huyết áp 20/10,...
Kết quả giám pháp y<br/>
Hôm ấy, hàng ngàn người hiếu kỳ, đổ đến Nhà hát Trưng Vương để nghe tội trạng của các bị cáo, xem các cơ quan bảo vệ pháp luật thực thi công lý cùng được thấy, bị cáo Trần Văn Thanh đến phòng xử bằng xe cứu thương. Ông ta nằm bất động trên băng ca, phải thở bằng bình dưỡng khí và tay đang được truyền dịch...
Khi loan tin này, báo điện tử VnExpress cho biết thêm, bị cáo Trần Văn Thanh đã từng làm đơn xin hoãn xử vì bị tai biến mạch máu não. Ngày 15 tháng 7, Bệnh viện 19 tháng 8 ở Hà Nội xác nhận ông Thanh không đủ sức khoẻ để tham dự phiên xử nhưng Toà án Đà Nẵng không chấp nhận. Do vậy, ông Thanh bị chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng.
Tại Đà Nẵng, ngày 19 tháng 7, Bệnh viện 199 tiếp tục có xác nhận y hệt Bệnh viện 19 tháng 8 song Toà án Đà Nẵng không cứu xét. Do vậy, ông Thanh vẫn phải trình diện Hội đồng xét xử vào sáng 20 tháng 7 trong tình trạng như đã kể.
Sau khi ông Thanh được đưa đến phòng xử, Toà án Đà Nẵng thành lập một Hội đồng giám định y khoa ngay tại Nhà hát Trưng Vương để kiểm tra các kết luận trước đó của hai bệnh viện vừa kể.
Chỉ tới khi Hội đồng giám định y khoa đột xuất này chứng nhận, "bị cáo Trần Văn Thanh bị yếu nửa người trái, xuất huyết não, có ổ máu ở thái dương phải, nhịp tim 120 lần/phút, huyết áp 20/10,..." Hội đồng xét xử mới chấp nhận đề nghị hoãn xử để cho bị cáo quay về bệnh viện điều trị tiếp!
Lỗi của thân nhân?
Sau khi bị dư luận chỉ trích kịch liệt vì hệ thống tư pháp ứng xử vừa dã man, vừa trái pháp luật, mới đây, ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã “làm việc” với lãnh đạo Bệnh viện 199 vào sáng 20 tháng 8.
Sau buổi "làm việc" đó, báo chí Việt Nam cùng đưa tin rằng, lãnh đạo Bệnh viện 199 xác nhận: "H ội đ ồng xét x ử không h ề ra l ệnh áp gi ải hay có nh ững bi ện pháp bu ộc b ệnh vi ện ph ải đ ưa ông Tr ần Văn Thanh có m ặt t ại tòa. Do phía gia đình ông Thanh yêu cầu bệnh viện đưa ông đến tòa, vì không hiểu rõ quy định xét xử của tòa án, nên lãnh đạo bệnh viện đã chấp nhận yêu cầu của gia đình ông Thanh, cho xe cứu thương chở ông đến nơi xét xử."
Do phía gia đình ông Thanh yêu cầu bệnh viện đưa ông đến tòa, vì không hiểu rõ quy định xét xử của tòa án, nên lãnh đạo bệnh viện đã chấp nhận yêu cầu của gia đình ông Thanh, cho xe cứu thương chở ông đến nơi xét xử.
Lãnh đạo Bệnh viện 199
Trước tình tiết mới liên quan đến thân chủ của mình, ông Cù Huy Hà Vũ, thuộc Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ – nơi đã được mời bảo vệ quyền lợi cho ông Thanh, kể với Đài chúng tôi: Có thể nói đây là sự chạy tội của chánh án bởi vì trước đó, khi có “Quyết định đưa vụ án ra xét xử” thì ông Trần Văn Thanh đã có đơn xin hoãn phiên toà.
Thế nhưng ngay sau đó, vào ngày 15 tháng 7, Chánh án Toà án Đà Nẵng Nguyễn Văn Quận đã ra “Quyết định giải quyết đơn xin hoãn phiên toà”. Chánh án Quận vẫn xác định rằng, việc bị cáo xin hoãn phiên toà là không có cơ sở để chấp nhận.
Như vậy, mặc dù biết rất rõ ông Trần Văn Thanh đang bị tai biến mạch máu não, có đơn xin hoãn, có xác nhận của giám đốc bệnh viện nhưng Chánh án Toà án Đà Nẵng vẫn buộc ông Thanh từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Trước tình thế đó, ngày 19 tháng 7, ông Trần Văn Thanh phải đi từ Hà Nội vào Đà Nẵng.
Khi đến Đà Nẵng, ông Trần Văn Thanh lại rơi vào tình trạng hôn mê và Bệnh viện 199 – một bệnh viện của Bộ Công an tại Đà Nẵng, nơi tiếp nhận ông Thanh – cũng xác nhận rằng, ông Trần Văn thanh bị tai biến mạch não và tình trạng sực khoẻ đang nguy kịch...
Chánh án Nguyễn Văn Quận đã không có bất kỳ văn bản nào đình chỉ việc triệu tập ông Trần Văn Thanh với tư cách là bị cáo ra toà cả! Chúng tôi xác định rằng, kể từ khi ông Trần Văn Thanh vào bệnh viện điều trị từ tháng 2 năm nay thì ngay cả việc khởi tố ông Trần Văn Thanh cũng không thể tiến hành được...
Hôm 7 tháng 8, Toà án Đà Nẵng đã tổ chức xét xử vắng mặt ông Trần Văn Thanh. Sau phiên xử này, ông Thanh bị tuyên phạt 18 tháng tù cho hưởng án treo. Ngoài ông Thanh, hai trong số ba bị cáo còn lại cũng đã gửi đơn kháng cáo.