Campuchia tiếp tục xét xử ba thủ lĩnh Khmer Đỏ

Tại Campuchia, phiên tòa xét xử các lãnh đạo của chế độ Khmer Đỏ được mở lại từ ngày 5 đến ngày 16 tháng 12 nhằm kiểm tra và xem xét các bằng chứng chống lại Khmer Đỏ, nguyên nhân trục xuất người dân khỏi thủ đô Phnom Penh và giết người.

0:00 / 0:00

Giới quan sát và quan chức cao cấp của Tòa án xử Khmer Đỏ khẳng định phiên tòa xét xử ba thủ lĩnh cao cấp của chế độ Khmer Đỏ trong vụ án thứ hai là Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary diễn ra từ ngày 5-16/12/2011 sẽ thu thập được nhiều thông tin liên quan lịch sử của chế độ Khmer Đỏ cầm quyền bốn năm ở đất nước xứ Chùa Tháp, mục đích thành lập đảng Cộng sản Campuchia và việc chịu trách nhiệm của các lãnh đạo Khmer Đỏ trước và sau lên cầm quyền.

Phiên tòa xét xử ba lãnh đạo nói trên đã kết thúc phần mở đầu vào ngày 23/11 sau nhiều tháng trì hoãn do nhiều vấn đề phát sinh sau phiên điều trần hồi tháng 6.

Tìm hiểu nguyên nhân vụ diệt chủng của Khmer đỏ

Phát ngôn viên Tòa án xử Khmer Đỏ ông Neth Pheaktra cho biết phiên tòa lần này sẽ nói lên những cấu trúc bộ máy nhà nước, đường dây phân công công việc, cấu trúc xây dựng quân sự liên quan việc thiết lập quân sự cách mạng Campuchia, đồng thời sẽ nói về nhiệm vụ của các lãnh đạo cao cấp, trách nhiệm của cách mạng Campuchia và mục đích của việc thành lập đảng Cộng sản Campuchia.

Bên cạnh đó, phiên tòa sẽ chất vấn về nguyên nhân giết người, chính sách của chế độ Khmer Đỏ được thực hiện, nguyên nhân cho việc di dời người dân khỏi thủ đô Phnom Penh và những thành phố khác ngay sau chiến thắng của Khmer Đỏ.Vẫn theo ông, kể từ ngày 5/12 phiên tòa sẽ kiểm tra và xem xét các bằng chứng

Số xương người tìm thấy tại nơi được gọi là Cánh Đồng Chết. RFA file
Số xương người tìm thấy tại nơi được gọi là Cánh Đồng Chết. RFA file (RFA file)

cụ thể mà người dân thắc mắc và có rất nhiều câu hỏi hơn 30 năm nay là tại sao phải di dời người dân từ thủ đô về nông thôn, đánh đập, ngược đãi, sát hại hoặc chết đói và tại sao Khmer Đỏ phải có chính sách giết dân…

Ông Neth Pheaktra nói rằng những câu hỏi vừa nêu sẽ lần lượt có câu trả lời tại phiên tòa đợt này. Các nạn nhận và cả thế giới sẽ có được công lý của lịch sử. Vụ án thứ hai hay gọi theo tên chính thức của Tòa án xử Khmer Đỏ là vụ án 002 có Nuon Chea, cựu chủ tịch quốc hội, nhân vật chủ chốt số 2; Khieu Samphan, nguyên là người đứng đầu nhà nước và Ieng Sary, cựu bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Cộng sản cực đoan từ 1975 – 1979.

Ngày 17/4 Khmer Đỏ lừa lên núi, nếu không đi thì bên Lon Nol đem máy bay bỏ bom chết hết. Cuối cùng bà con bỏ của cải đi theo (Khieu Samphan), sống theo chân núi, ở vùng sâu. Ông (Khieu Samphan) đem qua đó, rồi người nào giàu giàu thì bị giết trước

Ông Đỗ Văn Oun (Việt gốc Miên)

Vụ án này dường như không còn xa lạ với người dân Campuchia vì họ biết rằng có gần 2 triệu người bị sát hại trong khoảng thời gian 3 năm 8 tháng và 20 ngày, và chính ba bị cáo trên là người chịu trách nhiệm cao nhất. Sự thật là những người mà các bị cáo xem là kẻ thù của đảng Cộng sản Campuchia là một khối người có liên hệ với chế độ Lon Nol, là tình báo viên người Việt và quân đội Việt Nam…v.v.

Một nạn nhân người Việt ông Đỗ Văn Oun cho biết hàng ngàn gia đình người Việt bị Khmer Đỏ lừa lên núi giáp biên giới Việt Nam vào ngày 17/4/1975, sau đó nhiều người đã bị giết trên đó.

“Ngày 17/4 Khmer Đỏ lừa lên núi, nếu không đi thì bên Lon Nol đem máy bay bỏ bom chết hết. Cuối cùng bà con bỏ của cải đi theo (Khieu Samphan), sống theo chân núi, ở vùng sâu. Ông (Khieu Samphan) đem qua đó, rồi người nào giàu giàu thì bị giết trước.

5

Thủ Tướng Hun Sen
Thủ Tướng Hun Sen. AFP

AFP

Sau đó giết những người nghèo, rồi tới người đi đổ đất đắp bờ đê mà làm không nổi. Bên vùng núi của tôi thì ông Khieu Samphan lãnh đạo, thành ra bà con của mình bị diệt chủng ở núi Neang Kongrey, vùng Châu Đốc. Còn ông Nuon Chea ở bên cánh nào thì không biết. Chỗ tôi ở mấy người lớn nói ông Khieu Samphan lãnh đạo. Sau khi quân đội Việt Nam rút về thì chúng tôi ở lại, ở lại dưới quyền hệ thống của Khieu Samphan.”

Khmer đỏ đổ lỗi cho Việt Nam

Tại phiên tòa giai đoạn đầu đã diễn ra hồi tháng 11 vừa qua, bị cáo Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đã bác bỏ những cáo buộc trên. Tất cả đều bào chữa cho những hành động của mình như là cuộc đấu tranh yêu nước chống lại Việt Nam có ý đồ kiểm sóat Campuchia và hủy diệt dân tộc Campuchia.

Vị trí của lãnh đạo Khmer Đỏ trong cuộc cách mạng là nhằm phục vụ quyền lợi của đất nước và nhân dân. Vì thấy có sự đàn áp và bất công đã khiến họ hiến dâng bản thân để chiến đấu cho đất nước, đi giải phóng tổ quốc khỏi chủ nghĩa thực dân, sự xâm lược và đàn áp của nước láng giềng. Ông Nuon Chea khai báo trước tòa rằng mối nghi nghờ về những người lật đổ và phản bội là một phần nguyên nhân cho việc di dời dân khỏi thủ đô Phnom Penh và những thành phố khác ngay sau chiến thắng của Khmer Đỏ và trục xuất hết dân chúng về vùng miền quê.

Vị trí của lãnh đạo Khmer Đỏ trong cuộc cách mạng là nhằm phục vụ quyền lợi của đất nước và nhân dân. Vì thấy có sự đàn áp và bất công đã khiến họ hiến dâng bản thân để chiến đấu cho đất nước, đi giải phóng tổ quốc khỏi chủ nghĩa thực dân, sự xâm lược và đàn áp của nước láng giềng.<br/>

Quân đội Khmer đỏ đa số còn rất trẻ. RFA file
Quân đội Khmer đỏ đa số còn rất trẻ. RFA file (RFA file)

Những đe dọa từ những tình báo viên người Việt là nguyên do biện hộ cho những cuộc thanh trừng dẫn đến việc tra tấn và tử hình. Phát biểu trước tòa án hôm thứ Hai, 5/12 ông Nuon Chea vẫn cho rằng đảng Cộng sản Campuchia nằm dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam. Việt Nam chính là người dẫn dắt và kiểm sóat chế độ Cộng sản Campuchia.

Việc ông khai báo trước tòa như vậy không nhằm mục đích phỉ báng Việt Nam mà đây là sự thật của lịch sử. Ông khẳng định cho đến giờ này Việt Nam vẫn còn có ý đồ kiểm soát Campuchia bằng cách cho nhập cư người Việt bất hợp pháp vào đây ngày càng đông và dựa trên Hiệp hội người Việt ở 24 tỉnh, thành Campuchia.Trong xã hội Campuchia, sự nghi nghờ về Việt Nam rất sâu đậm, nên không có gì lạ khi người dân và các chính trị gia liên tưởng đến sự dính líu của tình báo Việt Nam trong những sự kiện địa phương.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ủng hộ phiên tòa xét xử và coi đây là sự công bằng của lịch sử và công lý đang được thực hiện. Ông còn bày tỏ sự cảm ơn Việt Nam đã giúp giải phóng nước này khỏi chế độ diệt chủng, đem lại sự hồi sinh cho nhân dân Campuchia<br/>

Nhưng một phần sự liên tưởng đó cũng có thật như hoạt động dời cột mốc biên giới, và vấn đề người Việt sống bất hợp pháp ở khắp nơi trên xứ Chùa Tháp. Chủ tịch Tổng Hội người Campuchia gốc Việt tại Campuchia là ông Châu Văn Chi cho rằng Hội người Việt Nam tại đây đã vận động tuyên truyền luật pháp và văn hóa của người bản xứ và sống hòa đồng với mọi người dân bản xứ, Ông nói,

“Mục đích của mình thành lập Hội ra, thứ nhất là để tập hợp bà con lại tuyên truyền vận động bà con phải chấp hành tốt luật pháp. Và tôn trọng phong tục tập quán của người Campuchia. Sống hòa đồng, hòa đạo người bản xứ.”

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ủng hộ phiên tòa xét xử và coi đây là sự công bằng của lịch sử và công lý đang được thực hiện. Ông còn bày tỏ sự cảm ơn Việt Nam đã giúp giải phóng nước này khỏi chế độ diệt chủng, đem lại sự hồi sinh cho nhân dân Campuchia. Phiên xử ba cựu lãnh đạo Khmer Đỏ đã được chia thành những đợt nhỏ, và các phiên tòa trong tuần này sẽ điều tra về lịch sử thành lập đảng Cộng sản Campuchia, trách nhiệm của đảng Cộng sản, Ủy ban Trung Ương và lịch sử liên quan giới lãnh đạo chế độ Khmer Đỏ đứng lên đấu tranh ở khu 870.

Theo dòng thời sự: