Những vấn nạn trong trường học Việt Nam

Hiện trạng Giáo dục Việt Nam đang là mối băn khoăn của toàn xã hội. Ngành Giáo dục thì vẫn loay hoay với các chương trình cải cách giáo dục, còn các nhà giáo tâm huyết thì trăn trở với bài toán chất lượng giáo dục chưa có lời giải đáp.

0:00 / 0:00

Việc gì khó, có phong bì

Mở đầu tác giả bài báo đã nêu lên tình trạng của một số bậc cha mẹ do quá lo lắng đến việc học của con cái, muốn thầy cô quan tâm đến con em họ trong các giờ học trên lớp nên đã bỏ tiền trong phong bì để lót tay thầy cô hàng tháng.

Trên lý thuyết giáo dục công lập ở Việt Nam là hoàn toàn miễn phí, nhưng trong thực tế phụ huynh phải tốn kém nhiều khoản, đặc biệt là nếu họ muốn con em được học hành tử tế ở các trường công lập có tiếng tăm một chút.

Trước khi bước vào năm học mới, trong các cuộc trò chuyện của các bậc phụ huynh, nhất là phụ huynh có con mới vào lớp Một – thường có câu hỏi, đại loại: "Con anh chị nhập học trường nào?.. Tiền đóng hỗ trợ học đường bao nhiêu?"

Đối với học sinh cấp Một, việc nhập học của các em phải đúng tuyến, tức là học sinh phải vào học ở những trường trên cùng địa bàn quận, nơi các em cư trú. Với tâm lý muốn con cái được học tập trong một ngôi trường đầy đủ tiện nghi và có đội ngũ giáo viên dạy giỏi nên khi con em phải nhập học ở các trường đúng tuyến mà cơ sở vật chất nghèo nàn hoặc chất lượng giảng dạy kém thì những phụ huynh có điều kiện sẽ tìm cách chạy trường cho con em mình dưới những hình thức đóng tiền hỗ trợ học đường, xây dựng nhà trường v.v.... Việc này làm phát sinh những tiêu cực trong nhà trường.

Lý do khiến các phụ huynh phải cân nhắc trước khi chọn trường cho con em vì chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông không đồng đều, dẩn đến tỉ lệ các em học sinh thi chuyển cấp hoặc thi tốt nghiệp chênh lệnh cao. Còn nói về cơ sở vật chất của các trường, có nhiều nơi trường lớp quá tải như ở Trường Tiểu học An Hội, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh có đến hơn 5,000 học sinh.

Thầy Nguyễn Thanh Tùng, một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, hiện đang dạy ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trong điều kiện học như vậy việc tiếp thu bài chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là đối với các em nhỏ ở bậc Tiểu học. Thầy Tùng nói:

Tôi đã phải đóng góp cho trường khoảng một ngàn đôla hồi đầu năm học để con gái tôi được nhận vào học ở trường này. Thế nhưng tôi còn phải biếu xén quà cáp và phong bì cho thầy, cô vào những dịp lễ Tết đặc biệt

Bà Nguyễn Lan Hương

"Lớp học đông quá thì dạy khó, giáo viên không thể quán xuyến hết một lớp đông như vậy, thường đến 40 là rất đông rồi; trên 50 thì mình không theo dõi từng em một được. Cho nên lúc đó tình trạng các em nó ngồi không thể ghi chép, mất tập trung, lo ra, thì mình cũng không theo dõi hết được, dẫn đến có một số em học không tốt.

Đối với học sinh lớp đông như vậy không khí ngột ngạt lắm. Bản thân học sinh ngồi trong cái lớp ngột ngạt thì mau mệt; mau mệt thì dẫn đến tiếp thu bài không được tốt. Bên cạnh đó, do thầy cô không thể kiểm soát hết được nên cũng có một số em ngồi nói chuyện thì một số em bên cạnh cũng bị ảnh hưởng, không theo dõi bài tốt được. Tình hình lớp đó chắc chắn là học không khá, kết quả học không cao được.”

Từ bài viết của phóng viên Roger Mitton, bà Nguyễn Lan Hương, làm đại lý cho một Công ty Bảo hiểm nói với phóng viên tờ The Phnom Penh Post rằng: "Tôi đã phải đóng góp cho trường khoảng một ngàn đôla hồi đầu năm học để con gái tôi được nhận vào học ở trường này. Thế nhưng tôi còn phải biếu xén quà cáp và phong bì cho thầy, cô vào những dịp lễ Tết đặc biệt." Bà Hương muốn con gái vào học ở một trường trung học được tiếng là có nề nếp. Nhưng thoạt đầu Hiệu Trưởng của trường bảo rằng trường đã đủ số học sinh và không thể nhận thêm.

Có cầu thì có cung

Một vấn nạn kế tiếp là việc mua bằng cấp, từ bằng ngoại ngữ, bằng tin học, bằng tốt nghiệp trung học, bằng đại học, cho đến các bằng sáng giá như bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; tuy không "bán trực tiếp" nhưng có rất nhiều kiểu "bán gián tiếp." Tại sao lại có chuyện không học mà lại muốn có bằng? Câu trả lời thẳng thừng là: "có cầu thì có cung."

Nhiều cuộc sát hạch tuyển chọn công chức hay đề bạt của một số không ít công sở, bằng cấp bao giờ cũng được yêu cầu trưng lên hàng đầu trước khi xem xét đến khả năng thực tế; hoặc có khi chỉ cần nộp bằng là đủ, và như thế các trung tâm dịch vụ bằng cấp mới có đất để hoạt động.

Bài báo với tựa đề Mua bằng trên mạng của Báo Tuổi trẻ Online viết như sau: "Em đang cần mua một bằng tiếng Anh tại chức hoặc bằng giả chính quy. Bác nào có khả năng lo giúp em, chi phí hết bao nhiêu báo cho em biết để em có thể chạy. Em xin cảm ơn và hậu tạ... Liên hệ theo số 09123505... Nếu có thể liên kết hợp tác lâu dài... (Phúc)"

Một khi trong xã hội có rất nhiều hiện tượng xấu, trái với truyền thống thì đòi hỏi có một môi trường trong sạch trong nhà trường thật sự cũng rất khó

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

Tác giả bài viết cho biết, tình cờ vào trang www.muaban.....com để tìm mua một vài món đồ, thì thấy mẫu rao vặt rất ấn tượng Trung tâm mua bán, rao vặt lớn nhất Việt Nam vào đó mới giật mình thấy người ra rao mua, bán bằng nhan nhản trên ấy.

Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Đài chúng tôi, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội nhận định rằng: "Một khi trong xã hội có rất nhiều hiện tượng xấu, trái với truyền thống thì đòi hỏi có một môi trường trong sạch trong nhà trường thật sự cũng rất khó." Giáo sư giải thích thêm: "Tôi nghĩ hiện tượng tiêu cực ấy nảy sinh từ đâu ra... tất nhiên cũng có những giáo viên xấu. Người thầy xấu đòi hỏi phụ huynh, và học sinh phải phục dịch cho mình, phải lo lót cho mình. Nhưng những người như thế không phải là nhiều. Chính bản thân phụ huynh học sinh lại tạo ra cái xấu cho người khác. Tự mình bị hù dọa vì một tin tức gì đó cho nên cứ phải lo lót. Chuyện ấy phải chấm dứt."

Những tệ nạn như vừa kể, từ lâu đã trở thành vấn nạn "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Cho nên không thể một sớm một chiều mà có thể tẩy xoá, gột rửa nếu như ngành Giáo dục Việt Nam chưa triệt để thực hiện các cải cách đồng bộ.