Không có sự đồng thuận
Trong một cuộc thảo luận qua điện thoại được Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ - CFR tổ chức hôm thứ Hai ngày 30 tháng 7, một lần nữa thất bại của ASEAN được nói đến.
Cuộc thảo luận được dành cho báo giới trên thế giới với chủ đề "Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước châu Á trên biển Đông và sự can dự của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khu vực". Hội luận có sự tham dự của bà Bonnie Glaser, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Nghiên cứ Chiến lược Quốc tế CSIS (Washington, D.C) và ông Joshua Kurlantzick, chuyên gia Đông Nam Á của CFR. Ông Robert McMahon, chủ biên các bài viết trên CFR, mở đầu cuộc trao đổi bằng câu hỏi xoay quanh thất bại của ASEAN trong thượng đỉnh tại Cambodia vừa qua cho thấy thất bại này vẫn còn thu hút dư luận. Theo đánh giá của ông Joshua Kurlantzick, ASEAN đã không thực hiện tốt vai trò của mình:
“Khối ASEAN đang rơi vào giữa mục tiêu mà họ đặt ra vào lúc đầu và mục tiêu bây giờ. Lúc đầu, mục tiêu của họ là khiêm tốn. Và hiện tại thì một số nước trong khối muốn ASEAN có một vai trò mạnh mẽ hơn, là một tổ chức có thể lãnh đạo. Khối ASEAN chưa đạt được mục tiêu này và hậu quả là họ không có sự đồng thuận. Một khi mà không có sự đồng thuận thì họ không thể giải quyết vấn đề được. Khối này cũng không sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Hội nghị bộ trưởng vừa qua rõ ràng cho thấy điểm yếu của ASEAN”.
Thượng đỉnh ASEAN kết thúc ngày 13/7 không ra được thông cáo chung vì bất đồng giữa các nước trong khối, đặc biệt là các nước có tranh chấp trên biển. Việt Nam và Philippines yêu cầu đưa các chi tiết xảy ra gần đây trên biển Đông vào bản thông cáo chung, trong lúc nước đóng vai trò chủ tịch luân phiên khối lại phản đối.
Sau khi thượng đỉnh kết thúc với nhiều chỉ trích lẫn nhau từ các phía, sự thiếu đoàn kết của khối ASEAN lại một lần nữa được giới thạo tin mang ra thảo luận. Nhằm nổ lực hàn gắn sự rạn nứt trong khối, Ngoại trưởng Indonesia đã thực hiện một chuyến công du đến môt số nước trong đó có Philippines, Việt Nam và Cambodia. Nỗ lực của ông Marty Natalegawa được kết thúc bằng một bản tuyên bố 6 điểm về vấn đề biển Đông vào ngày 20 tháng 7. Tuy nhiên, cũng theo chia sẻ của ông Joshua Kurlantzick tại cuộc thảo luận thì những cố gắng của ông Marty Natalegawa không có tác dụng gì ngoài việc giúp ASEAN đỡ mất mặt. Ngoài ra, chuyên gia Đông Nam Á này còn đưa ra lời cảnh báo:
<br/>Xét về khía cạnh là khung đàm phán đa phương duy nhất trong vấn để biển Đông, ASEAN không hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng. <br/>Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt <br/>
‘Tôi không nghĩ là điều đó có ý nghĩa gì nhiều, có chăng chỉ là việc cứu vãn tình thế để ASEAN đỡ mất mặt. Có một vấn đề mà khối ASEAN sẽ phải đối mặt là nếu ASEAN ngày càng thất bại trong việc giải quyết vấn đề của khối (bất kể là vấn đề nào) thì ngày càng có nhiều nước mạnh như Indonesia hay Singapore chẳng hạn sẽ tự tìm giải pháp cho mình”.
Không phải chỉ sau thất bại tại thượng đỉnh lần thứ 45 này giới quan sát mới bắt đầu nghi ngờ về tính thống nhất của khối ASEAN. Theo bà Bonnie Glasser, các nước khác nhau trong khối có lợi ích khác nhau và đó cũng chính là thử thách của khối.
Trong khi một số nước ngày càng trở nên lệ thuộc vào Trung Quốc, sự phân chia ngày càng dễ nhận ra. Trong bài viết đăng trên trang web của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại – CFR - ngày 24 tháng 7 của ông Joshua Kurlantzick nhan đề “Biển đông: từ xấu đến xấu hơn?”, tác giả cho rằng sự đồng thuận của khối đang bị thách thức khi ngày càng có các nước thân hơn với Trung Quốc. Theo ông, các nước đó bao gồm Lào, Cambodia, thậm chí Thái Lan.
Trách nhiệm của ASEAN
Sau thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh, Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế -ICG- trụ sở tại Bruxells cũng cho ra một bản nghiên cứu về tình hình biển Đông. Trong đó, bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc chương trình Đông Bắc Á của ICG nói rằng thất bại của hội nghị Bộ trưởng ASEAN vừa qua cho thấy khối bị chia rẽ sâu sắc bởi Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn qua email với đài RFA hôm 25 tháng 7, bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt cho biết:
“Xét về khía cạnh là khung đàm phán đa phương duy nhất trong vấn để biển Đông, ASEAN không hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng. Hy vọng về việc khối này trong vấn đề biển Đông sẽ phụ thuộc vào việc khối này có một lập trường đoàn kết hơn hay không và cũng phụ thuộc vào việc khối này có tìm kiếm một chính sách nhất quán trên biển Đông hay không”.
Khả năng xung đột biển Đông chưa được giới chuyên gia đánh giá mức độ có thể diễn ra, nhưng hiệu quả giải quyết tranh chấp của ASEAN không được giới thạo tin đánh giá cao. Mặc dù cho rằng thất bại vừa qua của ASEAN không phải đánh dấu sự kết thúc cho vai trò của khối, tuy nhiên, trả lời đài RFA trong cuộc hội luận trên điện thoại ngày thứ Hai, ông Joshua Kurlantzick đánh giá hiệu quả của ASEAN trong vấn đề biển Đông ở thang điểm 3/10.
Các chuyên gia cũng đánh giá rằng nếu khối này không trở thành một phương tiện chính giải quyết tranh chấp trong tương lai, nó cũng là một nơi để các nước thành viên thể hiện lợi ích của mình. Ông Joshua Kurlantzick nói về hy vọng của ông dành cho khối ASEAN như sau:
Nếu ASEAN có nhiều cuộc đối thoại mở và trở thành một hiệp hội tôn có tính dân chủ thì có thể khối này sẽ làm được vai trò tốt hơn trong tương lai.<br/>Joshua Kurlantzick
“ASEAN cần hợp tác có hiệu quả hơn để hình thành bộ qui tắc ứng xử COC. Tôi không nghĩ là ASEAN đã làm tốt công tác này. Nhưng tôi nghĩ là nếu ASEAN có nhiều cuộc đối thoại mở và trở thành một hiệp hội tôn có tính dân chủ thì có thể khối này sẽ làm được vai trò tốt hơn trong tương lai”.
Ông Paul Quinn- Judge, giám đốc chương trình Châu Á của ICG từng cảnh báo rằng nếu ASEAN không có một sự đồng thuận về nguyên tắc giải quyết biển Đông thì một cuộc xung đột vũ trang có thể diễn ra. Cảnh báo này chưa được các chuyên giá đánh giá mức độ khả năng xảy ra nhưng có thể thấy nhưng thang điểm 3/10 mà ông Joshua Kurlantzick dành cho nỗ lực của khối là một điểm số không đáng làm tự hào. Thất bại vừa qua của ASEAN không nhất thiết làm giới phân tích bất ngờ hay thất vọng; nhưng nó ít nhiều làm tăng thêm nghi ngại rằng ASEAN chỉ là một tổ chức “đồng sàng dị mộng”.
Theo dòng thời sự:
- ASEAN quyết tâm giữ hòa bình trong khu vực
- ASEAN và tham vọng đạt được COC vào cuối năm 2012
- ASEAN thảo luận về tình hình Biển Đông
- Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông
- Ảnh hưởng của ASEAN tại Biển Đông
- Thành viên các nước ASEAN họp tại Campuchia
- ASEAN không muốn gây bất đồng với các nước trong khu vực
- Tranh chấp biển Đông: chủ quyền chưa hẳn là vấn đề
- Philippines kêu gọi ASEA hợp tác chặt chẽ hơn về Biển Đông
- Việt Nam quan ngại tình hình bãi cạn Scarborough