Cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị là một biên giới khá nghiêm ngặt trong vấn đề lưu thông hàng hóa so với nhiều cửa khẩu khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề trao đổi tiền tệ và trao đổi lao động ở đây vẫn còn khá lộn xộn. Một phận do cơ chế quản lý, phần khác do nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa ngoài luồng và phần khác do nạn thất nghiệp ở khu vực này còn quá cao. Chính vì nạn thất nghiệp ở đây đã phát sinh nhiều loại ngành nghề khá kỳ lạ. Nghề đổi tiền chui cũng là một nghề lạ và phức tạp.
Nhu cầu ngoài luồng
Một khách du lịch người Sài Gòn, tên Vinh, đến cửa khẩu Lao Bảo thăm và ở lại đây gần ba ngày, kể với chúng tôi rằng ở đây, mọi thứ điều kiện vật chất hầu như hoàn toàn thiếu thốn nếu như quanh quẩn trong khu dân sinh, ở những làng bản. Và cách khu dân sinh, làng bản không xa, ở chợ biên giới Việt – Lào và trung tâm thương mại quốc tế, siêu thị miễn thuế Việt – Lào – Thái, mọi thứ đều có ở đây, chỉ thiếu một thứ, đó là tiền.
Vì ở các chợ này, vẫn dùng tiền Việt Nam nên việ mua bán diễn ra khá thuận tiện, khách có thể mua bất kỳ loại hàng hóa nào mình muốn với giá rẻ, miễn thuế hoàn toàn. Thế nhưng buồn cười nhất là khi vào các trung tâm mua bán miễn thuế này rồi, khách mới tá hỏa nhận ra, thứ mình thiếu nhất vẫn là tiền. Điều này không có nghĩa là số tiền trong túi của khách không đáp ứng đủ nhu cầu mua của họ. Vì cho dù có mang nhiều tiền chăng nữa, thì khi mua xong với số lượng nhiều, chưa chắc khách đã mang được những thứ hàng hóa ở đây qua khỏi cửa khẩu Khe Sanh, cách cửa khẩu Lao Bảo chừng 5km về phía Đông Hà. Và hơn nữa, tiền ở đây không phải để mua những thứ bán tại các trung tâm này. Nó dùng cho một mục đích khác.
Dù có mang nhiều tiền chăng nữa, thì khi mua xong với số lượng nhiều, chưa chắc khách đã mang được những thứ hàng hóa ở đây qua khỏi cửa khẩu Khe Sanh...Và hơn nữa, tiền ở đây không phải để mua những thứ bán tại các trung tâm này. Nó dùng cho một mục đích khác
Ông Nguyễn Hà, người Khe Sanh, Quảng Trị, cho chúng tôi biết thêm là vấn đề tiền ở đây lại liên quan đến những thứ hàng hóa ngoài luồng khác, hễ cứ có hàng trong luồng thì nhất định sẽ có hàng ngoài luồng, mà hàng ngoài luồng bao giờ cũng có giá trị và rẻ, cho hiệu quả tốt hơn hàng trong luồng. Ví dụ như cao hổ cốt, cao khỉ, có lẽ là không nơi nào khác ngoài Khe Sanh, Lao Bảo có những thứ này. Trước đây cao hổ cốt xuất hiện nhiều, nhưng gần đi thì ít hơn, thay vào đó là cao mèo, cao khỉ. Những thứ này giúp tăng cường sinh lý, ăn ngon, xanh tóc. Và những thứ này không bao giờ mua được ở các siêu thị nhà nước.
Chính vì thế, nó cũng cần có tiền, mà tiền ở đây sẽ phân ra nhiều dạng, không ngoại trừ tiền nước ngoài. Nghĩa là tùy vào khí quyển an ninh ở đây mà thay đổi cách trao đổi tiền và loại tiền khác nhau. Có lúc dùng tiền Việt, có lúc dùng tiền Lào, cũng có lúc dùng đô la Mỹ. Nói chung là tùy vào điều kiện của từng lúc để dùng tiền nào trao đổi. Nghề đổi tiền dạo ra đời, nó không những phục vụ cho nhu cầu vừa nói mà lấn cả sang phần sân du lịch. Chuyện công an rượt đuổi và xã hội đen diễn ra.
Trò lừa đảo trong đổi tiền
Thúy, người có thâm niên đổi tiền dạo gần bảy năm nay ở Lao Bảo, cho chúng tôi biết: “Đây là tiền Lào. Còn mấy tấm ni là tiền làm kỷ niệm cho vui. Đây là tiền Thái Lan. Đây là tiền đô… Đây là đô năm 76 này, gọi là đô hên, còn đô 2003 thì rẻ, có mấy chục ngàn (để đổi $2). Ngày bao nhiêu, ngày lời giỏi lắm thì 150 – 200 ngàn mua đồ ăn, bởi vì em đổi khách lẻ, đâu có lời bao nhiêu. Em đổi chủ yếu cho khách qua Lào, ý là khách họ qua Lào thì mình đổi hoặc khách qua Lào về Việt Nam mình đổi. Ngày lời trăm mấy ngàn giống làm công nhân vậy đó, nhưng làm công nhân thì phụ thuộc giờ giấc, mệt. Nói chung thì ở đây khó làm ăn, nên họ đi đổi tiền cũng nhiều. Một năm trở lại đây thì ế quá rồi, họ đi họ không đủ tiền xài nên họ nghĩ họ đi buôn qua hàng khác. ”
Có lúc dùng tiền Việt, có lúc dùng tiền Lào, cũng có lúc dùng đô la Mỹ. Nói chung là tùy vào điều kiện của từng lúc để dùng tiền nào trao đổi. Nghề đổi tiền dạo ra đời, nó không những phục vụ cho nhu cầu vừa nói mà lấn cả sang phần sân du lịch. Chuyện công an rượt đuổi và xã hội đen diễn ra.
Với Thúy, chuyện kiếm được mỗi ngày từ một trăm đến một trăm năm mươi ngàn đồng trở thành cứu cánh, giúp cho gia đình cô vượt qua sự khốn đốn của từng bữa chạy chợ, mua gạo nợ. Nhưng không phải ai cũng giống như cô. Có rất nhiều người dùng ảo thuật trong trò đổi tiền này. Có người tráo tiền, có người xiệc tiền.
Tráo tiền có nghĩa là dùng tiền thật đổi tiền thật nhưng đến khi khách hàng cầm tiền đi xài thì không được vì đó là tiền giả. Cách này khá tinh vi, thường thì hiệu dụng trong đổi tiền lưu niệm, ví dụ như tờ đô la Mỹ, nếu kiếm được sê-ri đẹp, in năm 1976, giá trị của nó sẽ cao gấp 30 lần đến 50 lần mệnh giá gốc. Nghĩa là muốn đổi một tờ 2 đô la in năm 1976, số đẹp, phải tốn từ 60 đến 100 đô la hiện hành. Và đây là kẽ hở để những trò gian manh trong trao đổi tiền hoạt động. Những người đi đổi tiền dạo luôn bỏ trong ví một tờ 2 đô la in năm 1976 có số cực đẹp để dụ khách. Khi có cá cắn câu, đồng ý đổi tiền thì tờ 2 đô la đó bị đánh tráo bằng một tờ giả giống y hệt ngay tức khắc. Nhiều khi, khách mang tiền về làm lưu niệm, đến vài năm sau mới phát hiện là tiền giả.
Những người đổi tiền có chơi cả chiêu dụ khách cho mình xem tiền của họ và cho họ xem tiền của mình, xem xong, vài hôm sau lại đến xem lần nữa, lần xem thứ hai này sẽ là lần tráo tiền, lấy tờ thật, thay thế một tờ giả vào cho khách...trường hợp bị tráo nhiều nhất lại là tờ 50 đô là và 100 đô la
Chuyện tiền giả không dừng ở đó, những người đổi tiền có chơi cả chiêu dụ khách cho mình xem tiền của họ và cho họ xem tiền của mình, xem xong, vài hôm sau lại đến xem lần nữa, lần xem thứ hai này sẽ là lần tráo tiền, lấy tờ thật, thay thế một tờ giả vào cho khách. Chuyện tráo tiền kiểu này không dừng ổ tiền lưu niệm, trường hợp bị tráo nhiều nhất lại là tờ 50 đô là và 100 đô la.
Trên đây là chuyện tráo tiền, còn chuyện xiệc tiền thì thiên hình vạn trạng. Một người đổi tiền dạo yêu cầu giấu tên, than thở với chúng tôi rằng trong mười người đổi tiền dạo, có đến bốn, năm người xảo quyệt, điều này làm ảnh hường đến những người làm ăn thật thà, lấy công làm lãi như cô. Chuyện xiệc tiền, theo người này nói thì nó xuất phát từ một cuốn sách dạy ảo thuật bán ngoài thị trường, dạy cách tráo bài và tráo tiền. Người đi đổi tiền dạo chơi trò này đầu tiên, lừa không biết bao nhiêu khách hàng. Sau đó, một người tên Khánh, vốn là bậc thầy trong trò xiệc tiền, đổi nghề, đi dạy cho những nhân viên cây xăng và một số nhân viên bán vé tàu, một số cò vé tàu ở khắp nơi trên cả nước.
Trò xiệc tiền có nhiều thủ thuật, chung qui là bằng cách này hay cách khác, đưa cho khách mười đồng nhưng đến khi khách mang về nhà thì chỉ còn tám đồng hoặc chín đồng. Gần đây, các đệ tử xiệc tiền ở các cây xăng và các phòng vé tàu hỏa, các ma cô cò vé diễn ra rất bạo. Nhưng các nhân viên cây xăng thì bị phát hiện, còn những nơi khác vẫn còn an toàn, làm ăn được.
Cũng theo người đổi tiền dạo này cho biết thì tình hình lưu thông tiền tệ ở các cửa khẩu trên cả nước đều có vấn đề không minh bạch, phức tạp trầm trọng. Nguyên nhân chính của nó cũng do cái nghèo, hàng lậu và sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam