Tết Buồn Của Nông Dân Trồng Hoa

Trong khi cả nước bước sang ngày mùng 4 vui Tết Nhâm Thìn thì bên cạnh đó có thể xem cái Tết này là một Tết buồn đối với những nông dân trồng hoa kiểng khắp mọi miền của đất nước.

0:00 / 0:00

Nghề trồng hoa: Đánh bạc với ông trời

Khoảng một tuần trước Tết Nguyên Đán hằng năm hầu như khắp nơi xuất hiện các chợ hoa với nhiều màu sắc, hương thơm đủ loại khác nhau khiến mọi người nôn nao rằng Tết đến gần kề. Không biết tự bao giờ chợ hoa được hình thành như một nét văn hóa đặc trưng gắn liền với Tết cổ tuyền của người Việt. Hầu hết những người trồng hoa được kế truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Họ thầm lặng và cần mẫn với công việc của mình quanh năm cùng hy vọng sẽ có một mùa bán hoa Tết được giá. Trong những ngày cuối chuẩn bị cho mùa tết này, người trồng hoa lo lắng vì thời tiết thất thường. Một nông dân trồng hoa ở Lâm Đồng cho biết:

Mùa này có khi có mưa. Mưa gió thất thường. Bây giờ mùa này lạnh lắm, làm cho cây trái thất bại. Trái cây, hoa mai đều đứng lại hết

Nông dân trồng hoa

“Mùa này có khi có mưa. Mưa gió thất thường. Bây giờ mùa này lạnh lắm, làm cho cây trái thất bại. Trái cây, hoa mai đều đứng lại hết.”

Những nông dân này chăm sóc nâng niu từng chậu bông, nhánh hoa của mình rất công phu và kỹ lưỡng. Chị

Chợ bán hoa đào ở Hà Nội. AFP
Chợ bán hoa đào ở Hà Nội. AFP (AFP)

Hiền, một nông dân ở làng hoa kiểng Tân Qui Đông-Sa Đéc được ba chị truyền nghề trồng hoa mà cả đời ông cặm cụi để nuôi chị khôn lớn. Trong suốt hai mươi hai năm nối nghiệp cha mình, chị cho chiết chỉ có hai năm là có dư. Năm nay chị mang hoa lên bán ở Sài Gòn. Chị Hiền chia sẻ:

“Bán chừng một ngàn (chậu hoa), bỏ một ngàn. Ăn Tết không được vui. Lỗ nhưng không nhiều. Có người lỗ nhiều dữ lắm. Như năm trước thì có lời, năm nay thì gãy. Rồi sang năm không biết sẽ ra sao.”

Bán chừng một ngàn (chậu hoa), bỏ một ngàn. Ăn Tết không được vui. Lỗ nhưng không nhiều. Có người lỗ nhiều dữ lắm. Như năm trước thì có lời, năm nay thì gãy. Rồi sang năm không biết sẽ ra sao<br/>

Mồ hôi và nước mắt

Do trời lạnh và mưa phùn nên chợ hoa xuân trước Tết ở Hà Nội khá vắng vẻ. Các khu vực bán hoa gần như trong tình cảnh người bán đông hơn người mua. Trong miền Nam, các chợ hoa có vẻ tấp nập hơn, nhưng chủ yếu chỉ ngắm hoa chụp hình, người mua hoa không bao nhiêu. Do tình hình khó khăn nên người dân chẳng mua sắm Tết là bao.

Và nếu hạn chế được thứ gì thì họ cũng sẵn sàng do tiết kiệm. Trong khi các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng giá vào 2 ngày 28 và 29 Tết, nhưng riêng về hoa thì có vẻ như là một mặt hàng “xa xỉ” trong dịp Tết này. Chợ hoa những giờ phút chót có phần đông đúc hơn vì đại hạ giá. Như mai, đào giảm giá đến từ 50% đến 70%. Hay một cặp chậu hoa hồng được bán với giá 300 ngàn chỉ còn lại 30 ngàn trước khi chợ hoa đóng cửa. Hầu hết họ bán đổ bán tháo để lấy được đồng nào hay đồng đó. Có người tiếc của tiếc công mình bỏ ra, đã thuê xe chở ngược về nhà. Cũng có không ít phải bỏ của chạy lấy người vì 12 giờ trưa phải đóng chợ.

Chợ hoa những giờ phút chót có phần đông đúc hơn vì đại hạ giá. Như mai, đào giảm giá đến từ 50% đến 70%. Hay một cặp chậu hoa hồng được bán với giá 300 ngàn chỉ còn lại 30 ngàn trước khi chợ hoa đóng cửa.<br/>

Em bé đi chợ Hoa
Em bé đi chợ Hoa. RFA (RFA)

Dù có kinh nghiệm nhiều năm chăng nữa, nhưng người trồng hoa cũng không thể tiên liệu trước được chuyện gì sẽ xảy ra. Một nông dân trồng hoa ở Đà Lạt chia sẻ:

“Điều này không nói trước được. Bông có giá là bông Lys. Bông này đầu tư rất cao, bán rất đắt, mà năm nay là thua. Ai cũng đầu tư vô đó: thua. Bông này là đặc sản của Đà Lạt, mọi năm làm giàu vì nó. Năm nay, 1 bó mấy cành mà chỉ có 20 ngàn là chết rồi.

Năm nay sức mua giảm, chắc là vì ảnh hưởng kinh tế gì đó. Thứ hai nữa là nhiều quá. Đẩy đi Sài Gòn, người ta trả lại. Có người tự tử rồi. Họ vay ngân hàng mấy tỷ để trồng hoa Lys rồi. Họ mong gỡ gạc sao đó. Họ gửi đi Sài Gòn. Sài Gòn trả lại, hai vợ chồng tự tử luôn. Mấy người trồng vườn xung quanh kể lại vậy thôi.”

Hầu hết họ bán đổ bán tháo để lấy được đồng nào hay đồng đó. Có người tiếc của tiếc công mình bỏ ra, đã thuê xe chở ngược về nhà. Cũng có không ít phải bỏ của chạy lấy người vì 12 giờ trưa phải đóng chợ.<br/>

Theo như ý kiến của bác nông dân này đã là người trồng hoa thì không có loại hoa nào là trồng không được. Người nông dân có chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm và đầu tư cơ sở vật chất tốt thì họ sẽ đạt được kết quả như mong muốn trong công việc trồng hoa của mình. Nhưng điều trở ngại lớn nhất là họ không biết được loại hoa nào sẽ có giá cao và đáp ứng nhu cầu thị trường Tết mỗi năm.

Trong hầu hết những chia sẻ của các nông dân ở khắp mọi miền đất nước với đài RFA, họ tin rằng như là một qui luật: sau một năm thất thu sẽ là một năm được giá. Và dù Tết này có lỗ nặng, ăn tết không được vui, nhưng trong giọng cười đôn hậu họ có hy vọng mùa Tết năm sau sẽ là một mùa được giá.

Sau 3 ngày Tết Nhâm Thìn này, họ sẽ trở lại với công việc thường nhật: ủ mầm, ươm hạt, bón phân, tưới tiêu, cắt tỉa… cùng với sự chờ đợi cho mùa tết sau và ấp ủ một hy vọng sẽ được mùa. Dù công việc có cực nhọc, dù những gì họ thu về không được như mong đợi nhưng đối với những nông dân trồng hoa này thì đây là nghề truyền thống có lẽ sẽ theo họ suốt đời để làm đẹp cho những mùa Tết quê hương.

Theo dòng thời sự: