Mùa tuyển sinh 2015, vì sao vỡ trận ngay từ đầu?

0:00 / 0:00

Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2015 vừa qua gây nên rất nhiều hoang mang không những cho cả thí sinh và người nhà của các cô cậu cử nhân tương lai, mà còn là sự bức xúc của rất nhiều những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà.

Đài Á Châu Tự do chúng tôi có loạt bài phóng sự nói về sự kiện này cũng như ghi nhận ý kiến của các chuyên gia giáo dục về hình thức cải tổ tuyển sinh trong tương lai, bắt đầu với bài tìm hiểu về nguyên nhân thất bại của kỳ thi ĐH-CĐ vừa qua.

“…thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi

Đau lòng ta muốn khóc

Đau lòng ta muốn khóc…”

Tuần lễ vừa qua, rất nhiều các thí sinh, là những cô cậu cử nhân tương lai, là thế hệ làm chủ đất nước sau này cũng có những giọt nước mắt ngắn dài sau kỳ thi tuyển sinh. Thế nhưng, họ khóc không phải vì họ thi rớt nên phải đi quân trường, mà họ khóc vì hoang mang trong cuộc chạy đua giành vé vào một cuộc thi được cho là “vô tiền khoáng hậu.”

Một cải cách chưa đồng bộ

“Cái này nó hỏng rồi. Một cái nghiệp lớn của quốc gia đã hỏng rồi. thất bại hoàn toàn. Nếu tiếp tục thì nền giáo dục còn thê thảm hơn.”

Đó là lời thốt lên từ một giáo sư của Đại học quốc gia HN không muốn nêu tên.

Lần đầu tiên, nhà nước Việt Nam thực hiện một cuộc cải cách tuyển sinh Đại học – Cao đẳng lớn nhất và cũng đặc biệt nhất trong lịch sử. Đó là sau 12 năm dùi mài kinh sử, các em học sinh sẽ được chọn và bước vào cổng trường Đại học chỉ bằng một kỳ thi cuối cấp III, gọi là thi tốt nghiệp PTTH.

Đã từ lâu, chương trình PTTH và kỳ thi tốt nghiệp PTTH là cơ sở để đánh giá tổng quát khối lượng kiến thức cơ bản mà các học sinh đã có được trong 12 năm học. Và năm nay là năm đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp PTTH đã được dùng là kỳ chi chung để quyết định con đường vào đại học của các thí sinh. Giáo sư Nguyễn Thế Hưng, trường Đại học XHNV Phan Chu Trinh cho biết mặt trái của cơ chế này:

Khi mà các em có tự do ghi tên vào các trường, đến 4 trường thì gây cho họ những băn khoăn, cân nhắc, họ phải chọn lựa, khi chọn lựa mà không chắc thì rút ra rút vào, gây những sự xáo trộn, những bức xúc. Nó là 1 cái cải tổ mà chỉ có 1 phần của vấn đề mà chưa được đồng bộ, rốt ráo

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng

“Hiện nay Việt Nam có những tiêu cực thế này, ở trung học, có những gia đình có thế lực, thì thầy cô sợ sệt hoặc lý do này khác thì họ cho điểm của các học sinh dưới trung học cao. Do đó, học bạ sẽ không phản ảnh cái trình độ của học sinh. Học bạ chỉ là 1 kênh đối chiếu vì ở Việt Nam có tiêu cực.”

Những thí sinh của kỳ thi tuyển sinh 2015-2016 dựa vào học bạ và điểm thi tốt nghiệp PTTH để quyết định chọn vào trường đại học mà mình mơ ước. Và theo tâm lý thường tình của con người thì “nhiều cho chắc”. Huống chi, theo quy định của cải cách mới, một thí sinh có quyền chọn đến 4 nguyện vọng.

Thế nhưng, cái gọi là “vô tiền khoáng hậu” diễn ra ở giai đoạn này. Kỳ thi đại học trước đây được thay bằng Giấy chứng nhận Đủ Trình Độ do một Trung tâm khảo thí cấp. Trung tâm này được thành lập tại khắp các tỉnh, thành trong nước, hoặc có thể đặt tại một trường đại học nào đó.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, người có trên 30 năm nghiên cứu về giáo dục Việt Nam cho biết cải cách là một điều tốt, khi các thí sinh biết trước điểm và khả năng của mình trước khi nộp đơn vào các trường đại học.

Phụ huynh và học sinh hỏi đáp về kỳ thi THPT quốc gia 2015 với Ban Tuyensinh247.com trong ngày hội tư vấn Tuyển sinh - Ảnh Tuyensinh247.com
Phụ huynh và học sinh hỏi đáp về kỳ thi THPT quốc gia 2015 với Ban Tuyensinh247.com trong ngày hội tư vấn Tuyển sinh - Ảnh Tuyensinh247.com

Tuy nhiên, rất đáng tiếc vẫn chưa có sự đồng bộ trong quá trình cải cách, ông cho biết:

“Theo tôi nghĩ thì sự thay đổi năm nay 2015-2016 tuyển sinh hay thi trung học phổ thông không được thiết kế 1 cách đồng bộ. Cái khó khăn xảy ra ở chỗ là không có sự tổ chức đồng bộ từ chỗ học sinh có điểm đến chỗ học sinh có thể lựa chọn các trường và được thu nhận vào trường. Lý do là Bộ GDĐT không để cho các trường có quyền tự chủ trọn vẹn để có thể tự mình xét tuyển và tự mình tuyển sinh, mà họ phải theo một số quy định quy chế tương đối gắt gao. Khi mà các em có tự do ghi tên vào các trường, đến 4 trường thì gây cho họ những băn khoăn, cân nhắc, họ phải chọn lựa, khi chọn lựa mà không chắc thì rút ra rút vào, gây những sự xáo trộn, những bức xúc. Nó là 1 cái cải tổ mà chỉ có 1 phần của vấn đề mà chưa được đồng bộ, rốt ráo.”

Quan điểm này được một sinh viên tên Lập, vừa tốt nghiệp trường Đại học Hufflit cho biết:

“Rồi đối với những sinh viên điểm cao thì họ được cái lợi khi họ có quá nhiều lựa chọn. Người ta nộp là người ta biết chắc chắn. Thứ hai là được nộp hồ sơ online. Thứ ba là không phải thi đại học.”

Vì đâu nên nỗi?

Bất cứ sự thay đổi thuộc phạm trù nào cũng luôn được kỳ vọng vào một kết quả tốt đẹp hơn, có hiệu quả hơn. Nhất là khi vấn đề đó ảnh hưởng đến một cục diện của xã hội, liên quan đến vận mệnh tương lai của một thế hệ của xã hội đó, thì nó càng phải được cân nhắc ở phương diện rộng và mang tầm vóc quốc tế. Bày tỏ quan điểm của mình trong kết quả của việc cải cách kỳ thi tuyển sinh năm 2015, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng nói:

Nếu đã thi chung, dùng kết quả chung thì họ phải có 1 là điểm sàn quốc gia, 2 là điểm chuẩn chọn của các trường. Thế thì ở đây họ không tìm được điểm chuẩn chọn của các trường, thì họ đã tăng đến 4 nguyện vọng cho một trường. Điều này đã dẫn đến vỡ trận

Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn

“Một nền giáo dục của bất cứ nước nào khi mình thực hiện vấn đề gì, chẳng hạn vấn đề tuyển sinh cũng phải trên cơ sở nghiên cứu những nước trên thế giới có điều kiện tương tự như mình thì họ làm thế nào rồi trên cơ sở đó mình thực hiện. Rồi tự nhiên mình làm 1 cái khác với người ta thì mình phải cân nhắc thật kỹ.”

Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn, trường Đại học quốc gia Hà Nội cho biết lý do mà theo ông đã dẫn đến sự vỡ trận của năm cải cách đầu tiên:

“Nếu đã thi chung, dùng kết quả chung thì họ phải có 1 là điểm sàn quốc gia, 2 là điểm chuẩn chọn của các trường. Thế thì ở đây họ không tìm được điểm chuẩn chọn của các trường, thì họ đã tăng đến 4 nguyện vọng cho một trường. Điều này đã dẫn đến vỡ trận.”

Bên cạnh đó, thì việc nhận hồ sơ online trong kỳ thi tuyển sinh này cũng là một yếu tố gây bối rối cho các thí sinh, nhất là khi người ta vẫn quen với tâm lý “trao tận tay, nhìn tận mặt.” Chia sẽ vấn đề này khá nhẹ nhàng, cậu sinh viên mới ra trường tên Lập cho biết:

“Tuy nhiên đứng ở khía cạnh mình là người đi nộp đơn hoặc phụ huynh của con em mình đi nộp đơn thì để an toàn vẫn là cầm chắc trên tay, đưa vô trong trường ĐH nào đó, hoặc là rút ra đi nộp thì vẫn an toàn hơn, chắc chắn hơn, giấy trắng mực đen so với nộp online.”

Giáo dục Việt Nam sẽ còn là câu chuyện dài sau cuộc cải cách lịch sử này. Ban Việt ngữ chúng tôi xin gửi đến quí vị những bài phóng sự chi tiết khác trong phần sau.