Bậc thầy ém nhẹm sự thật
Từ một tin trên mạng, nguời viết bài này đã tra được bài: “Cuộc đấu tranh của nhân dân đảo Ryukyu chống lại sự chiếm đóng của Mỹ” là bài viết được tờ “Nhân Dân Nhật Báo”, cơ quan chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đăng trên số ra ngày 8 tháng 1 năm 1953. Bài viết đó như sau:
琉球群岛人民反对美国占领的斗争
《人民日报》 (1953.01.08)
琉球群岛散布在我国台湾东北和日本九洲岛西南之间的海面上,包括尖阁诸岛、先岛诸岛、大东诸岛、冲绳诸岛、大岛诸岛、土噶喇诸岛、大隅诸岛等七组岛屿,每组都有许多大小岛屿,总计共有五十个以上有名称的岛屿和四百多个无名小岛,全部陆地面积为四千六百七十平方公里。
(Quần đảo Nansei-Shotô (hay Ryukyu) nằm rải rác trên mặt biển giữa đông bắc Đài Loan nước ta và tây nam đảo Kyushu Nhật Bản, bao gồm 7 nhóm đảo là Senkaku, Sakíshima, Daito, Okinawa, Ooshima, Tokara, Oosumi, mỗi nhóm đều có rất nhiều đảo lớn, nhỏ, tổng cổng có hơn năm mươi đảo có tên và hơn bốn trăm đảo nhỏ không có tên, toàn bộ diện tích mặt đất là 4.670 km2.)
琉球人民反对美国变琉球为军事基地、反对美国奴役统治争取自由解放与和平的斗争不是孤立的,它是和日本人民争取独立、民主与和平的斗争分不开,也是和亚洲及太平洋区域人民以及全世界各国人民保卫和平的斗争分不开的,因而,虽然美国占领者对琉球人民实行野蛮镇压,但最后胜利必定是属于琉球人民.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Ryukyu chống Mỹ biến Ryukyu thành căn cứ quân sự, phản đối sự thống trị nô dịch của Mỹ để giành lấy tự do, giải phóng và hòa bình không cô độc, nó không tách rời khỏi cuộc đấu tranh giành độc lập, dân chủ và hòa bình của nhân dân Nhật Bản và cũng không tách rời khỏi cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình của nhân dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương và nhân dân các nuớc trên thế giới, vì thế mặc dù bọn chiếm đóng Mỹ thực hiện trấn áp dã man nhân dân Ryukyu nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân Ryukyu”.
Có thể nói đây là một bằng chứng không thể chối cãi chứng tỏ ngay từ năm 1953, Trung Quốc đã chính thức công nhận quần đảo Senkaku mà hiện nay đang thuộc quyền quản lý của Nhật là lãnh thổ thiêng liêng của nhân dân Nhật Bản.
Điều muốn nhấn mạnh thêm ở đây là, sau khi người Trung Quốc dựng lên chuyện quần đảo Senkaku là của họ, để ém nhẹm việc đã từng ghi mấy từ 尖 阁 诸 岛 bằng chữ Hán để chỉ tên quần đảo Senkaku trên báo chí chính thức trước đó của họ, họ đã cố tình loại bỏ bốn từ nói trên trong cuốn “Sổ tay đối chiếu địa danh thế giới bằng tiếng Trung Quốc - nước ngoài” (Chinese - Foreign language-Handbook of Global Geographical names) do Nhà xuất bản địa đồ Trung Quốc xuất bản năm 2003 mà trong cuốn từ điển này họ đã đối chiếu tên địa danh tới cấp thị trấn của mỗi nước được Trung Quốc chuyển thành tiếng Hán như thế nào. Ví dụ: họ ghi tiếng Trung tới cả địa danh: 符舍 东(越) Phu Xa Dong của Việt Nam, nhưng không hề có tên 尖阁诸岛 Senkaku của Nhật Bản trong cuốn sổ tay này.
Qua hai việc làm trên, cùng với vô số trò gian manh khác chúng ta càng thấy một số người Trung Quốc - bao gồm nhà chính trị và cả một số người tự xưng là nhà khoa học Trung Quốc, quả là bậc thầy trong việc xuyên tạc, ém nhẹm sự thực lịch sử.
Nhưng bàn tay đen tối làm sao che nổi ánh mặt trời, trò bịp của họ không lừa được ai.