Bình thường hay bất thường? (phần 1)

Sáng 20 tháng 1, Toà án TP.HCM đã đưa các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long, cùng bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ra xét xử sơ thẩm.

0:00 / 0:00

Chưa điều tra đã bảo có tội!

Phiên xử sơ thẩm này là diễn biến mới nhất của một vụ án chính trị mà Công an Việt Nam từng khởi tố hồi tháng 6 năm ngoái và từ đó đến nay, vụ án này đã thu hút sự chú ý của cả công luận lẫn dư luận ở trong lẫn ngoài Việt Nam.

Tháng 6 năm ngoái, Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam lần lượt khởi tố và tạm giam các ông: Trần Huỳnh Duy Thức (kỹ sư Công nghệ thông tin, Tổng Giám đốc Công ty Một kết nối tại TP.HCM), Lê Thăng Long (kỹ sư Điện tử Viễn thông, Giám đốc Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ Innotech tại Hà Nội), Lê Công Định (luật sư) và sang tháng 7, khởi tố thêm các ông Nguyễn Tiến Trung (kỹ sư Công nghệ thông tin), Trần Anh Kim (cựu trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam), cùng về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”.

Vào lúc đó, cho dù chỉ mới bắt đầu tiến trình điều tra và dù điều 72 của Hiến pháp Việt Nam minh định: "Không ai b ị coi là có t ội và ph ải ch ịu hình ph ạt khi ch ưa có b ản án k ết t ội c ủa Toà án đã có hi ệu l ực pháp lu ật", song Công an Vi ệt Nam v ẫn t ổ ch ức nhi ều cu ộc h ọp báo, cung c ấp nhi ều thông tin, hình ảnh đ ể h ệ th ống truy ền thông ở Vi ệt Nam đ ồng lo ạt xác đ ịnh, c ả năm b ị can cùng ph ạm t ội "tuyên truy ền ch ống nhà n ước C ộng hoà XHCN Vi ệt Nam".

Từ “tuyên truyền” thành “lật đổ?

Việc khởi tố, tạm giam các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, đã bị nhiều chính phủ, tổ chức phi chính phủ, diễn đàn điện tử, blog chỉ trích mạnh mẽ và khiến chính quyền Việt Nam lúng túng đến mức phải “đính chính”.

LeCongDinh-150.jpg
Luật sư Lê Công Định trước khi bị bắt. RFA file photo

Chẳng hạn, trong hai cuộc họp báo được tổ chức ngay sau khi thực hiện thủ tục “bắt khẩn cấp” luật sư Lê Công Định hôm 13 tháng 6 năm ngoái, tướng Vũ Hải Triều và tướng Hoàng Kông Tư của Công an Việt Nam tuyên bố, luật sư Lê Công Định bị bắt là vì đã chỉ trích chủ trương, chính sách, chưa kể ông Định còn tham gia bào chữa cho các đối tượng chống đối Đảng và Nhà nước.

Những tuyên bố của hai viên tướng thuộc lực lượng an ninh của Công an Việt Nam là lý do để Liên minh Báo chí Đông Nam Á, được thành lập với mục đích bảo vệ và thúc đẩy tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Đông Nam Á lên tiếng bày tỏ sự lo ngại trước viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành chủ tịch ASEAN, vì "trong lúc c ộng đ ồng ASEAN đang tìm cách xây d ựng uy tín và đ ộng l ực đ ể hình thành m ột Ủy h ội Nhân quy ền thì vi ệc Ch ủ t ịch kh ối ASEAN khi ấy không tôn tr ọng quy ền công dân c ủa h ọ tr ước tòa, đâu s ẽ là c ơ h ội cho Ủy h ội nhân quy ền ASEAN b ảo v ệ quy ền con ng ười trong kh ối?".

Cùng thời điểm ấy, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát hành một thông cáo nhấn mạnh: "Không th ể b ắt b ất kỳ cá nhân nào vì bày t ỏ quy ền t ự do ngôn lu ận và không th ể tr ừng ph ạt b ất kỳ lu ật s ư nào vì thân ch ủ mà h ọ ch ọn bào ch ữa"...

Những phản ứng như thế buộc ông Lê Dũng, khi ấy là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phải tuyên bố: "Chính sách nh ất quán c ủa Nhà n ước Vi ệt Nam là b ảo đ ảm quy ền t ự do ngôn lu ận, t ự do chính ki ến c ủa công dân, khuy ến khích ng ười dân đóng góp ý ki ến và tham gia tích c ực vào m ọi m ặt đ ời s ống c ủa đ ất n ước."

Hai ngày sau tuyên bố của ông Lê Dũng, hôm 19 tháng 6 năm 2009, Thông tấn xã Việt Nam loan báo, đại diện Tổng cục An ninh của Bộ Công an Việt Nam đã khẳng định với Phó Đại sứ Hoa Kỳ: "Vi ệc B ộ Công an b ắt x ử lý Lê Công Đ ịnh là do nh ững ho ạt đ ộng vi ph ạm pháp lu ật, không ph ải do Đ ịnh đã tham gia bào ch ữa cho m ột s ố b ị cáo nh ư thông tin c ủa Hoa Kỳ và m ột s ố t ổ ch ức khác ở n ước ngoài".

NguyenTienTrung-150.jpg
Nguyễn Tiến Trung lúc còn du học ở Pháp. RFA file photo (RFA file photo)

Ông Vũ Quý Hạo Nhiên, Tổng thư ký tờ Người Việt ở Nam California, Hoa Kỳ, nêu nhận xét của ông về những tuyên bố của các viên chức chính quyền Việt Nam:

"Có s ự khác nhau gi ữa nh ững đi ều mà hai ông t ướng nêu ra v ới nh ững đi ều mà ông Lê Dũng nói. Ông Lê Dũng là phát ngôn viên c ủa B ộ Ngo ại giao cho nên bi ết r ằng không th ể dùng nh ững đi ều các ông t ướng đã nói đ ể thuy ết ph ục nh ững n ước tôn tr ọng t ự do ngôn lu ận.

Ví d ụ nh ư m ấy ông t ướng thì nói r ằng lu ật s ư Lê Công Đ ịnh vi ph ạm pháp lu ật Vi ệt Nam vì biên so ạn hàng ch ục tài li ệu đăng t ải ở n ước ngoài, kêu g ọi l ập ch ế đ ộ đa đ ảng, l ợi d ụng các v ấn đ ề xã h ội đ ể kích đ ộng ch ống Đ ảng – Nhà n ước, l ợi d ụng v ấn đ ề Tây Nguyên, l ợi d ụng v ấn đ ề Hoàng Sa - Tr ường Sa đ ể ch ống đ ối nhà n ước...

Hai ông t ướng nói đ ược t ất c ả nh ững đi ều đó vì h ọ là Công an. Đó là ý c ủa h ọ. H ọ b ắt ông Đ ịnh vì nh ững lý do đó. Th ế nh ưng nói nh ư v ậy v ới ngo ại qu ốc thì h ọ bi ết t ỏng là không tôn tr ọng t ự do ngôn lu ận, thành ra khi phát ngôn v ới báo chí ngo ại qu ốc, ông Lê Dũng nói tránh đi. Không nh ắc đ ến chuy ện nào trong nh ững chuy ện hai ông t ướng đã nêu ra mà ch ỉ nói là ông Lê Công Đ ịnh c ấu k ết v ới th ế l ực bên ngoài.

Nh ư v ậy nh ững l ời tuyên b ố c ủa m ấy ông t ướng có giá tr ị gì không? Nó r ất có giá tr ở ch ỗ nó cho bi ết lý do th ật mà nhà n ước b ắt ông Đ ịnh. T ự do ngôn lu ận, chuy ện tôn tr ọng hi ến pháp hoàn toàn là không đáng gì c ả!"

Sau đó ít lâu, người ta thấy hệ thống truyền hình Việt Nam phát các đoạn băng ghi cảnh ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Nguyễn Tiến Trung, ông Lê Công Định, ông Trần Anh Kim thừa nhận mình có tội.

Tháng 11 năm ngoái, người ta được biết thêm là cơ quan điều tra đã "Quy ết đ ịnh thay đ ổi quy ết đ ịnh kh ởi t ố b ị can", chuyển tội danh của cả năm ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, từ "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam" (mức hình phạt cao nhất là 20 năm), thành "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình).

Tuy cùng là bị can trong một vụ án nhưng cuối tháng trước, ông Trần Anh Kim được đưa ra xét xử riêng. Dù hội đồng xét xử nhận định rằng, ông Kim “cấu kết chặt chẽ giữa các cá nhân và tổ chức chống đối, có sự móc nối với bọn phản động người Việt lưu vong thù địch ở nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và dù ông Kim bị truy tố theo khoản 1 điều 79, vốn có khung hình phạt “từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” nhưng họ chỉ phạt ông Kim 5 năm 6 tháng tù.

Phần còn lại của vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì sao? Trong bài viết tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình những vấn đề có liên quan đến các ông: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long.