Sự Can Dự Của Hoa Kỳ Vào Châu Á

Lên tiếng tại buổi nói chuyện với đề tài Sự Can Dự Của Hoa Kỳ Vào Châu Á, diễn ra tại Đại Học Chulalongkorn của Thái Lan ngày hôm qua

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell, nhấn mạnh mức độ quan tâm đặc biệt của hành pháp Mỹ đối với khu vực về mặt quan hệ, thương mại, an ninh và ổn định:

Hoa Kỳ không đứng về phía nào

Ông nói Hoa Kỳ thấu hiểu một phần lớn lịch sử của thiên niên kỷ XXI sẽ được hình thành tại Châu Á Thái Bình Dương này, thế giới đang hướng sự chú ý từ khu vực Trung Đông và Nam Á sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thì đương nhiên một phần lớn trách nhiệm của Hoa Kỳ sẽ phải được duy trì trong mối quan hệ mật thiết đối với khu vực.

<i>Rằng không chỉ sự việc là các nước trong vùng muốn Hoa Kỳ can dự sâu hơn vào khu vực, mà Hoa Kỳ cũng đến với khu vực với ước mong từng quốc gia Châu Á trong khu vực cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. </i> <br/>

Đề cập đến vấn đề tế nhị về mối tương quan giữa các nước trong khu vực với một cường quốc đang lớn mạnh là Trung Quốc, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell nói:

Rằng không chỉ sự việc là các nước trong vùng muốn Hoa Kỳ can dự sâu hơn vào khu vực, mà Hoa Kỳ cũng đến với khu vực với ước mong từng quốc gia Châu Á trong khu vực cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Điểm quan trọng ở đây là chiến lược địa lý của từng quốc gia trong bang giao đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ hiểu rõ sự cố gắng cải thiện bang giao giữa từng nước đối với Hoa Lục và luôn ủng hộ nỗ lực đó.

Hàng không mẫu hạm George Washington diễn tập ở Thái Bình Dương
Hàng không mẫu hạm George Washington cùng hải quân Nhật diễn tập ở Thái Bình Dương, tháng 12, 2010. AFP (AFP)

Về tình hình khá là phức tạp và nhạy cảm tại vùng biển Nam Trung Hoa có liên quan đến Trung Quốc, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell nói tiếp:

<i>Hoa Kỳ cũng muốn khẳng định không thể thực sự đứng về phía nào mà chỉ có thể khuyến khích cổ vũ cho những cuộc họp hoặc những vòng đối thoại để giải quyết vấn đề, đồng thời hoan nghênh thái độ thận trọng, tự chế của từng quốc gia </i> <br/>

Là Hoa Kỳ nhận rõ quyền hạn của các quốc gia trong việc giao thương đi lại sinh hoạt trên vùng biển chung giữa các nước, và như ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng lưu ý các quốc gia Đông Nam Á cần uyển chuyển và cân nhắc giải quyết mâu thuẩn thông qua đường lối ngoại giao và cần tiếp tục hành xử như vậy đối với Trung Quốc . Hoa Kỳ cũng muốn khẳng định không thể thực sự đứng về phía nào mà chỉ có thể khuyến khích cổ vũ cho những cuộc họp hoặc những vòng đối thoại để giải quyết vấn đề, đồng thời hoan nghênh thái độ thận trọng, tự chế của từng quốc gia có liên hệ đến việc tranh chấp chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa.

Buổi nói chuyện về sự can dự của Hoa Kỳ vào Châu Á của vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ chuyên trách Châu Á Thái Bình Dương Kurt Campbell đã được sự bảo trợ của Viện An Ninh Và Nghiên Cứu Quốc Tế thuộc phân khoa Khoa Học Chính Trị đại học Chulalongkorn, cũng như của đại sứ quán Mỹ tại Bangkok.