Hoa kỳ và Trung Quốc trong tiểu vùng Mekong

0:00 / 0:00

Tiểu vùng Mekong là một dự án lớn của Ngân hàng phát triển Á Châu nhằm giúp các Quốc gia trong vùng này quản lý việc phát triển kinh tế và môi trường. Hoa Kỳ đã tham gia ủng hộ dự án này. Bên cạnh đó yếu tố Trung Quốc cũng rất quan trọng đối với vùng này. Kỹ sư Phạm Phan Long, chuyên gia về môi trường tại California và cũng tham gia vào họat động của International Rivers Network và theo dõi những vấn đề của sông Mekong, cho biết:

Hoa kỳ đã tham gia tài trợ cho dự án này. Riêng đối với Việt Nam thì có một khỏan tiền khá lớn để nghiên cứu các mô hình toán học dự báo ảnh hưởng lên môi trường vùng hạ lưu bởi các con đập ở thượng lưu, do các cơ quan bên Hoa Kỳ huấn luyện. Tôi cho rằng việc này rất tốt vì trước đây khi nghiên cứu tác động môi trường của đê đập ở đây người ta chỉ nghiên cứu cục bộ xung quanh cái vùng phát triển thôi, trong khi sinh tái của con sông phải bắt đầu từ thượng nguồn cho đến khi nó ra đến biển. Khi người Mỹ tham gia vào thì họ có kỹ thuật để có thể giúp dân trong vùng tiên liệu được các ảnh hưởng không chỉ của một vùng mà cả khu vực, những ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đối với mình.

Khi người Mỹ tham gia vào thì họ có kỹ thuật để có thể giúp dân trong vùng tiên liệu được các ảnh hưởng không chỉ của một vùng mà cả khu vực, những ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đối với mình.<br/> - KS Phạm Phan Long

Kính Hòa: Môi trường là một vấn đề không biên giới. Khi Hoa Kỳ tham gia vào dự án nghiên cứu cả những tác động từ phía thượng nguồn thì liệu có trở ngại nào không từ phía Trung Quốc?

KS Phạm Phan Long: Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ không ủng hộ hay ngồi yên nhìn người Mỹ giúp những người dân ở đây. Trung Quốc cũng có cái cách làm giống như ở Việt Nam tức là không quan tâm đến ý kiến của người dân mà cứ làm cái chính sách của họ mà thôi. Khi họ xây những con đập khổng lồ ở thượng nguồn để lấy điện năng để phát triển kỹ nghệ thì họ cứ thế mà làm. Những công việc có tính cách nghiên cứu, minh bạch thì họ không chia sẻ thông tin với dân chúng. Ví dụ như chuyện mực nước trên sông Mekong, trước kia Trung Quốc có hứa chia sẻ số liệu với hội đồng sông Mekong, nhưng bẵng đi một thời gian dài họ không cung cấp nữa. Cho nên sự hợp tác của Trung Quốc với các nước hạ lưu sông Mekong là họ chỉ nói miệng thôi chứ không có thực tâm.

Kính Hòa: Trong viễn cảnh đó thì các nước vùng song Mekong và Hoa Kỳ phải có thái độ thế nào để Trung Quốc hợp tác hơn?

KS Phạm Phan Long, Tôi thấy đối với Trung Quốc thì rất là khó, ý kiến của dân Trung Quốc mà họ còn coi là không quan trọng thì biết đến khi nào họ mới coi trọng ý kiến dân chúng vùng sông Mekong! Dĩ nhiên không phải chúng ta đứng yên, chính do họat động của các tổ chức phi chính phủ cũng như của giới trí thức Việt Nam trong nước mà chính phủ Mỹ đã tham gia vào để giúp họ cất lên tiếng nói, chia sẻ với họ những hiểu biết về tác động môi trường của các dự án trong vùng. Những kết quả như vậy có thể ghìm lại sự xây dựng mãnh liệt của Trung Quốc cũng như sự tài trợ của họ cho các con đập. Hy vọng đến một lúc nào đó thì họ dừng lại để tìm một giải pháp về năng lượng cho cả vùng.

Kính Hòa: Sự tham gia của Hoa Kỳ vào dự án này có mang tính chính trị liên quan đên chính sách chuyển trục của Hoa Kỳ sang châu Á không?

<br/>Tôi nghĩ cái gì cũng có tính chính trị cả. Khi chính phủ Mỹ bỏ một số tiền khá lớn vào vùng song Mekong là họ cũng tìm cách gây lại mối thân thiện với người dân trong vùng...<br/> - KS Phạm Phan Long

KS Phạm Phan Long: Tôi nghĩ cái gì cũng có tính chính trị cả. Khi chính phủ Mỹ bỏ một số tiền khá lớn vào vùng song Mekong là họ cũng tìm cách gây lại mối thân thiện với người dân trong vùng, đó là một dự án hữu ích cho cả nhân loại nữa vì sông Mekong là con sông dài thứ 11 trên thế giới, nó có ảnh hưởng toàn thế giới. Dự án ảnh hưởng đến đời sống của sáu bảy chục triệu người. Nếu nó mang tính chính trị thì cũng là một chính trị quang minh chính đại hữu ích cho nhân lọai. Ý tửơng này xuất phát từ ngân hàng Phát triển Á Châu, bao gồm sự hợp tác trong một khu vực gọi là tiểu vùng Mekong với các nước như Lào, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và cả tỉnh Vân Nam của Trung Quốc nữa, nhưng không phải là cả nước Trung Quốc.

Kính Hòa: Sự chọn lựa chỉ một tỉnh Vân Nam thay vì cả nước Trung Quốc thì có lợi gì không ạ?

KS Phạm Phan Long: Khi họ đầu tư vào vùng này để xây đường, cầu, hệ thống điện, thì cần phải có cả một khu vực thông suốt, và có thể là chọn tỉnh Vân Nam thôi thì sẽ dễ làm việc hơn là với cả nước Trung Quốc.

Kính Hòa: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài Á châu Tự do cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.