Hạn hán trầm trọng tại Hoa Kỳ

Hạn hán tại khu vực miền trung tây nước Mỹ khiến cho giá chừng ba phần tư các loại mặt hàng nông sản bày bán tại các siêu thị nước này tăng lên. Và những nông sản xuất khẩu cũng sẽ tăng giá.

0:00 / 0:00

Việt Nam là một trong những nước phải nhập khẩu một số nông sản từ Hoa Kỳ về để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc nên cũng bị tác động.

Thực trạng

Tình trạng hạn hán tại khu vực ‘vựa lúa mì’ của nước Mỹ trong năm nay được đánh giá là nghiêm trọng. Bản đồ Hoa Kỳ với những bang bị hạn hán trông giống như hình chiếc khẩu trang che ngang mặt.

Dự án Giám sát Hạn hán của Hoa Kỳ thông báo hôm ngày 27 tháng 7 là chỉ trong vòng một tuần lễ mức độ khô hạn tăng đến gần ba lần tại chín tiểu bang miền trung tây nước Mỹ. Đó là khu vực trồng và sản xuất ba phần tư bắp và đậu nành của Hoa Kỳ.

Ông Brian Fuchs, chuyên gia về khí hậu và cũng là chủ nhiệm của Dự án Giám sát Hạn Hán, cho biết cụ thể mức độ gia tăng từ 11,9 đến 28,8% trong vòng một tuần lễ như thế là quá nhanh. Tốc độ này chưa hề có trước đây trong những đợt hạn hán khác.

Dự án còn cho biết thêm là hai phần ba lục địa nước Mỹ cũng đang trong tình hình khô hạn. Ngay tại khu vực thủ đô Washington DC mực nước mưa hằng tháng từ tháng giêng đến tháng 7 vừa qua được cho biết xuống dưới mức trung bình lần đầu tiên trong vòng 140 năm qua.

Tình hình khô hạn tại Hoa Kỳ bắt đầu từ hai tháng qua. Và theo dự báo thì hạn hán sẽ còn kéo dài ít nhất thêm vài tháng nữa.

Khi đợt hạn hán năm nay ở Hoa Kỳ xảy ra người ta nhớ lại thiên tai đó hồi năm 1988 khiến giảm một phần năm ngành sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ, làm thiệt hại hằng chục tỉ đô la.

Đợt hạn hán năm nay tại Hoa Kỳ được đánh giá là tệ nhất trong gần nửa thế kỷ qua ở xứ này.

Ông Trần Bình Nam, một người chuyên theo dõi tình hình tại Hoa Kỳ, cho biết về đợt hạn hán năm nay tại nước Mỹ:

Trận hạn hán năm nay là trận nặng nề nhất từ năm 1957, gần hơn là từ năm 1988 đến nay. Có một số nhà khoa học cho rằng đợt hạn hán này là do sự nóng lên của bầu khí quyển. Và chưa thể đánh giá hết tác động của đợt hạn hán này đối với sản xuất nông nghiệp…

Tác động

Một dòng sông gần Bondurant, Iowa với mực nước xuống rất thấp vào ngày 7 tháng 8 năm 2012. AFP photo
Một dòng sông gần Bondurant, Iowa với mực nước xuống rất thấp vào ngày 7 tháng 8 năm 2012. AFP photo (Một dòng sông gần Bondurant, Iowa với mực nước xuống rất thấp vào ngày 7 tháng 8 năm 2012. AFP photo)

Do khô hạn nên mùa màng thất bát khiến cho giá cả các loại nông sản tăng lên.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho cắt giảm dự báo sản lượng bắp năm nay tại Mỹ xuống còn 130 giạ một acre ( chừng 0,4 hecta). Đây là sản lượng bắp thấp nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 2008 đến nay. Một tháng trước đó dự báo là 166 giạ. Gần 40 triệu acre trên tổng số 94 triệu acre bắp trồng năm nay ở Mỹ bị cháy khô do hạn hán dữ dội. Đối với đậu nành dự báo sản lượng cũng được giảm từ gần 44 giạ một acre xuống còn 40 giạ.

Hồi cuối tháng 7, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đưa ra dự báo giá bán lẻ các loại nông sản vào năm tới sẽ tăng thêm từ 3 đến 4, thậm chí có mặt hàng lên đến 5%.

Ông Brian Fuchs cho biết thêm tình hình tăng giá các loại ngũ cốc sẽ lan sang những khu vực khác có sử dụng ngũ cốc đó sản xuất thức ăn gia súc, chế biến thực và sản xuất ethanol.

Giới chức liên quan đưa ra nhận định chắc chắn giá cả lương thực sẽ tăng lên vì có đến 78% diện tích trồng bắp và 11% diện tích trồng đậu nành bị tác động bởi hạn hán. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hôm cuối tháng 7 cho biết phân nửa những cánh đồng bắp và đậu nành đều bị đánh giá là kém hay rất kém.

Nhiều đồng cỏ cho gia súc ăn bị khô cháy và giá thức ăn gia súc tăng khiến cho nhiều chủ trang trại phải đưa gia súc đi giết mổ sớm trước kỳ. Một chủ trang trại nuôi gia súc cho biết giá bắp tăng 50% kể từ mùa xuân năm ngoái, rồi giá cỏ tại một số nơi tăng gấp đôi khiến cho giá cỏ làm thức ăn cho gia súc chỉ ít năm trước đây chừng từ 70 đến 100 đô la nay tăng lên 200 đô la.

Giá cả tăng tác động trước hết đến thành phần nghèo, thu nhập thấp trong xã hội. Một chuyên gia tư vấn kinh tế cho

biết một phần lớn sản lượng bắp và đậu nành của Hoa Kỳ được xuất khẩu nên tác động sẽ thấy được tại nhiều thị trường nhập khẩu các loại nông sản này của Mỹ.

Theo ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam thì mức độ tác động từ hạn hán đến ngành chế biến thức ăn gia súc tại Việt Nam do nhập nông sản từ Hoa Kỳ về cũng không lớn lắm:

Nhập khô đậu tương từ Hoa Kỳ về chiếm độ 10-15% tổng số nhập. Bắp cũng có nhập nhưng ít thôi. Ngoài Hoa Kỳ, còn có Argentina, Brazil, Ấn Độ…

Trong thức ăn gia súc có protein nhưng không dạng protein động vật thì protein thực vật khác như khô dầu đậu tương, thì có khô dầu dừa, dầu đậu phụng…

Ông Trần Bình Nam trình bày một số tác động của hạn hán năm nay tại Hoa Kỳ như sau:

Tác động của hạn hán ảnh hưởng đến mùa màng và khả năng sản xuất lương thực. Tại Hoa Kỳ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất bắp, vì bắp dùng làm thức ăn cho người, nuôi gia súc, gà vịt, chế tạo ethanol chạy xe…

Có một số nhà khoa học cho rằng đợt hạn hán này là do sự nóng lên của bầu khí quyển. Và chưa thể đánh giá hết tác động của đợt hạn hán này đối với sản xuất nông nghiệp…<br/>Ông Trần Bình Na

Sản xuất bắp yếu sẽ ảnh hưởng đến giá thịt, sữa, trứng, giá xăng dầu… Tức ảnh hưởng gián tiếp đến nền kinh tế đang phục hồi của Hòa Kỳ. Nhiều nông gia bỏ không thu hoạch những nông trường bị hạn hán vì không đáng công. Trong những năm trước những vùng trồng bắp thi hoạch được 62%, nhưng năm nay chỉ được 26%. Từ đó giá trên thị trường tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Đậu nành, thức ăn nhiều protein, năm nay cũng thu hoạch chừng 66% so với năm trước. Giá sẽ tăng vào cuối năm nay và có thể sang đầu năm ngoái.

Ở Mỹ thì tác hại nhẹ thôi vì người Mỹ dùng nhiều thực phẩm đã chế biến.

Giá tăng sẽ ảnh hưởng nhiều đến các nước đang phát triển vì tại những nơi đó hằng năm bình thường có đến hằng trăm triệu người thiếu ăn. Sự khan hiếm thực phẩm là nguyên nhân của bất ổn tại các nước đang phát triển, như vụ khan hiếm trong năm 2011 là một trong những nguyên nhân các vụ rối loạn tại Bắc Phi mà được gọi là Mùa Xuân Ả Rập.

Biện pháp

Một cánh đồng bắp khô cháy tại tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ hôm 07/8/2012. AFP photo
Một cánh đồng bắp khô cháy tại tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ hôm 07/8/2012. AFP photo (Một cánh đồng bắp khô cháy tại tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ hôm 07/8/2012. AFP photo)

Hồi cuối tháng 7 vừa qua, một số nông dân tại Mỹ cho biết để có thể giảm bớt thiệt hại vì hạn hán họ cho chặt bỏ cây lớn được phân nửa, những cánh đồng bắp không trổ trái cũng phải cày bỏ.

Tại một số khu vực nông thôn, các đơn vị cấp nước phải bàn đến biện pháp bắt buộc hạn chế sử dụng nước. Lý do mức nước cung cấp sụt giảm rõ rệt và quan ngại không còn đủ để cung cấp cho người tiêu dùng.

Chính quyền của tổng thống Barack Obama phải cho mở cửa những khu bảo vệ để giúp nông dân bị tác động bởi hạn hán. Song song đó là kêu gọi các công ty bảo hiểm nông nghiệp miễn thu phí nông dân một tháng.

Chính quyền cũng cho tiến hành biện pháp cấp tín dụng lãi suất thấp cho nông dân tại hơn 1200 hạt thuộc 31 tiểu bang bị hạn hán.

Tại bang Misouri, chính quyền tiểu bang cấp hằng triệu đô la hỗ trợ cho nông dân và chủ trang trại trong việc khơi sâu giếng, cũng như mở rộng hệ thống thủy lợi.

Ông Trần Bình Nam cho biết ý kiến về những biện pháp mà chính phủ Hoa Kỳ đề ra:

Để đáp ứng tình hình hạn hán này, chính phủ Hoa Kỳ đã có những biện pháp cấp bách như giải tỏa cấp thời 30 triệu đô la cho Bộ Nông nghiệp để giúp cho nông dân và chủ chăn nuôi gia súc. Đồng thời cho giảm lãi suất cho nông dân vay cấp thời. Chính phủ cũng có chương trình cho Bộ giao thông- vận tải giúp chở những vật liệu cứu hạn hán đến những vùng bị hạn hán. Tổng thống Obama cũng kêu gọi quốc hội thông qua dự luật nông nghiệp trị giá 500 tỷ đô la để giúp cho nông dân trong vòng 5 năm. Dự luật này được soạn thảo đã lâu mà vẫn còn chờ ở Quốc hội.

Thế giới

Không chỉ riêng ở Hoa Kỳ, mà tin tức hồi ngày 3 tháng 8 cho biết chính phủ new Dehli lên tiếng thừa nhận đợt hạn hán trở lại trong vòng ba năm nay ở đó, khi mà lượng mưa mùa giảm đến hơn 90% mức trung bình lâu nay.

Mưa mùa ở Ấn Độ bắt đầu từ tháng sáu hằng năm, và năm nay cơ quan dự báo thời tiết cho biết trong nửa năm còn lại tại Ấn Độ hiện tượng El Nino sẽ làm giảm lượng mưa trung bình.

Giới chuyên gia nhắc lại đợt hạn hán hồi năm 2009 ở Ấn Độ khiến giá cả lương thực tăng vọt và lạm phát tại đó lên mức hai con số.

Một quan chức thuộc Ủy ban Kế hoạch của chính phủ Ấn Độ cho biết chính quyền có thể phải tăng thêm ngân sách cho các khu vực nông thôn nhằm giúp đỡ người dân trong trường hợp không đủ mưa để họ canh tác mùa vụ. Ấn Độ hiện vẫn là đất nước vừa sản xuất, vừa tiêu thụ lương thực lớn nhất thế giới. Hơn phân nửa lực lượng lao động nước này làm việc trong ngành nông nghiệp.

Tổ chức Lương Nông Liệp hiệp quốc, FAO, hôm ngày 6 tháng 8 phải điều chỉnh dự báo sản lượng gạo thế giới năm nay do Ấn Độ không có đủ lượng mưa mùa như hàng năm để sản xuất nông nghiệp.

Ấn phẩm Giám sát Thị trường Lúa gạo của FAO dự báo sản xuất lúa gạo của các nước như Kampuchia, Đài Loan, hai miền nam- bắc Hàn, Nepal sẽ giảm sút.

Mậu dịch lúa gạo được dự kiến giảm chừng 1 triệu tấn xuống còn 34,2 triệu tấn trong năm nay. Nguyên nhân được nói vì nhu cầu nhập khẩu gạo của nhiều quốc gia Châu Á giảm.

Tác động của hạn hán ảnh hưởng đến mùa màng và khả năng sản xuất lương thực. Tại Hoa Kỳ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất bắp, vì bắp dùng làm thức ăn cho người, nuôi gia súc, gà vịt, chế tạo ethanol chạy xe…<br/>Ông Trần Bình Nam <br/> <br/>

Một số người đưa ra giải thích cho rằng tình hình hạn hán nặng nề hiện nay có thể do biến đối khí hậu gây nên. Tuy vậy, trong giới chuyên gia vẫn chưa thống nhất với nhau về nguyên nhân đó, và họ cho rằng cần phải theo dõi để có số liệu cụ thể mới kết luận như thế được.

Thiên tai xảy ra bất cứ nơi nào trên trái đất. Sự chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những bất thường mag tính cực đoan của thời tiết như hiện nay là rất cần thiết để giảm thiểu thiệt hại.

Tại nhiều vùng ở Việt Nam lâu nay, người dân thường ta thán về tình trạng ‘nắng hạn, mưa lầy’. Đó là những vùng nằm dưới các đập thủy điện như Vu Gia ở khu vực Quảng Nam- Đà Nẵng… Do thiếu phối hợp và điều hành liên hồ chứa giữa các công trình thủy điện trên một dòng sông, mỗi khi mưa lớn, các công ty xả nước gây ngập lụt; trái lại về mùa thiếu nước lại chặn dòng để lấy nước khiến nhiều nơi bị hạn hán trầm trọng.

Theo dòng thời sự: