Dân Văn Giang mất kiên nhẫn, yêu cầu đối thoại

Sáng thứ Ba, hàng trăm nông dân huyện Văn Giang cùng đến trụ sở Bộ Tài nguyên Môi trường ở Hà Nội yêu cầu được đối thoại với Bộ trưởng, cũng như yêu cầu giải quyết thỏa đáng khiếu nại của bà con.

Dân Văn Giang đòi trực tiếp đối thoại với Bộ trưởng

Cùng lúc, chủ đầu tư dự án Ecopark tiếp tục cho xe ủi khu diện tích còn nằm trong tranh chấp vì bà con chưa nhận tiền. Sáng thứ Ba, ngày 26 tháng 6, có khoảng 300 nông dân huyện Văn Giang tập trung tại trụ sở tiếp dân của Bộ Tài nguyên Môi trường ở Hà Nội để trình bày bức xúc của họ. Cuộc gặp diễn ra từ lúc khoảng 9giờ và kết thúc lúc 11 giờ, là diễn biến mới nhất liên quan đến vụ cưỡng chế cánh đồng khổng lồ rộng 500 ha để xây dựng dự án Ecopark.
Cùng ngày diễn ra cuộc gặp, một nông dân Văn Giang cho chúng tôi biết như sau:

“Toàn bộ những người chưa nhận tiền mới đi, nếu nói cả đầy đủ là khoảng 1 ngàn 800 hộ”. Trong số 4000 ngàn hộ dân dự định sẽ bị cưỡng chế để thực hiện dự án Ecopark, có khoảng 1800 hộ kiên quyết không nhận tiền bồi thường cho đến thời điểm này, bao gồm cả 166 hộ thuộc diện cưỡng chế hồi ngày 24 tháng tư vừa qua.

"Toàn bộ những người chưa nhận tiền mới đi, nếu nói cả đầy đủ là khoảng 1 ngàn 800 hộ".

Có khá nhiều ý kiến được tham gia đóng góp từ phía nông dân Văn Giang, được hai cán bộ tại Bộ TN-MT ghi nhận lại. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung vào hai ý chính, trong đó yêu cầu Bộ TN-MT chỉ đạo cho tỉnh Hưng Yên cho thu hẹp dự án:

“Chúng tôi đề nghị là Bộ TN-MT phải có trách nhiệm điện thoại về tỉnh Hưng Yên yêu cầu dừng dự án ở chỗ mà chúng tôi vẫn còn sổ đỏ, chúng tôi chưa chuyển nhượng. Yêu cầu chúng tôi được hai nhân viên ghi lại”.

Ngoài ra, bà con nơi đây cũng yêu cầu vào thứ Năm tới phải được trực tiếp đối thoại với Bộ trưởng bộ này, ông Nguyễn Minh Quang.

Lời yêu cầu được gặp người đứng đầu bộ TN-MT được đưa ra khi hôm họp trước Quốc hội vừa qua, ông Quang cho biết sẽ đối thoại nếu được yêu cầu. Sự kiện hôm nay là kết quả của hàng loạt những bức xúc,

Khu vực đất chưa giải quyết nhà thầu đã cho ủi sạch. Blog xuandien
Khu vực đất chưa giải quyết nhà thầu đã cho ủi sạch. Blog xuandien (Blog xuandien)

những cuộc đối thoại không thành và sự bất đồng thuận giữa người dân, chính phủ và nhà đầu tư sau khi hành trình khiếu kiện kéo dài 8 năm của dân Văn Giang vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Một trong những nguyên nhân là do chính sách, luật đất cũng đai chưa thật sự phù hợp với nguyện vọng người dân, cộng với khâu thực hiện pháp luật không minh bạch và giá bồi thường rẻ mạt

Một trong những nguyên nhân là do chính sách, luật đất cũng đai chưa thật sự phù hợp với nguyện vọng người dân, cộng với khâu thực hiện pháp luật không minh bạch và giá bồi thường rẻ mạt.
Chính quyền không giải quyết thuyết phục, nhà đầu tư không đền bù thỏa đáng, nông dân Văn Giang cho biết họ chỉ còn dựa vào chính mình. Sau khi vụ cưỡng chế đợt hai đối với cánh đồng 72 ha hồi tháng tư vừa qua được thực hiện,nhiều nông dân đã quyết tâm giữ đất, rào chắn lại phần ruộng chưa nhận tiền bồi thường của mình.

Đất chưa giải quyết vẫn bị ủi

Tuy nhiên, nhưng phần đất đang còn bị tranh chấp đó cũng bắt đầu bị chủ đầu tư càn xới. Một nông dân Văn Giang khác cho biết:

“Hôm nay chúng tôi đi Hà Nội thì ở nhà họ đem máy đến ủi những chỗ chúng tôi rào”.

Trên nguyên tắc, cho đến thời điểm này người dân vẫn là chủ sử dụng mãnh đất với sổ đỏ trong tay vừa chưa hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, chính phủ quyết tâm cưỡng chế làm nhiều nông dân tỏ ra rất bức xúc và bắt đầu mất đi sự kiên nhẫn nơi pháp luật. Nông dân Văn Giang cho biết:
"Hôm nay đáng lẽ là chúng tôi ở nhà để giữ đất vì họ tiếp tục phá tiếp phần chúng tôi giữ lại. Hôm qua thì những người đứng đơn của bà con Văn Giang cho biết là hôm nay ra Bộ Tài nguyên Môi trường để nói chuyện lần cuối cùng cho nên hôm nay chúng tôi ra. Nhiều người cũng bức xúc. Tôi cũng có tham gia phát biểu một câu là cái này sai từ Nhà nước chứ không phải cấp tỉnh, huyện, xã nữa".

Trên nguyên tắc, cho đến thời điểm này người dân vẫn là chủ sử dụng mãnh đất với sổ đỏ trong tay vừa chưa hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, chính phủ quyết tâm cưỡng chế làm nhiều nông dân tỏ ra rất bức xúc

Người nông dân này cũng cho biết nông dân nơi đây cũng muốn một lòng đi theo chính sách của Nhà nước và ĐCSVN nhưng bà cần được giải thích vì sao công an, bộ phận trực thuộc chính quyền lại đánh người dân trong lúc hỗ trợ cưỡng chế.

Dự án Ecopark. File photo
Dự án Ecopark. File photo (file photo)

Trong phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 QH khóa 13, bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết dự án Ecopark đã được phê duyệt từ lâu và cho biết theo tìm hiểu của đoàn công tác Bộ này thì "người dân không kêu ca, phàn nàn gì về chính sách đền bù, hỗ trợ". Trả lời của ông Nguyễn Minh Quang đã không thỏa mãn được một số đại biểu quốc hội có mặt, cũng như bà con nông dân. Gía đền bù được cho biết là 36 triệu đồng một sào ruộng, trong khi nhiều hộ gia đình chỉ được 1 sào, nên giá bồi thường không thể đảm bảo được việc tái lập cuộc sống mới.
Nhiều nông dân cho biết nếu mấu chốt vấn đề không được giải quyết, thì dân nơi đây vẫn tiếp tục giữ đất đến cùng:

"Riêng chúng tôi thì kể cả nếu họ cướp không, chúng tôi cũng không bao giời lấy tiền bồi thường. Còn khoảng 60% người dân chưa nhận tiền, trong đó có 40% rất cứng rắn, kể cả 160 hộ ở Xuân Quan". Đây không phải là lần đầu tiên người dân Văn Giang yêu cầu được đối thoại với chính phủ, tuy nhiên chưa lần nào thu được đồng thuận đáng kể, cho nên lần này, bà con cũng không tỏ ra lạc quan về yêu cầu của mình:
"Khi ra đấy thì chúng tôi được hứa là vào thứ Năm này sẽ đối thoại chứ cũng chẳng biết là họ giải quyết hay không hay sẽ giải quyết như thế nào. Tất cả dân Văn Giang chúng tôi ước nguyện là phải giữ đất lại, còn những vùng đã bị ủi thì họ lấy. Chúng tôi chẳng có ước nguyện gì hơn".
Xin được nhắc lại, dự án khu đô thị Ecopark rộng 500 ha, được ký năm 2004 bởi ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là phó Thủ tướng. Từ năm 2006, bà con nơi đây đã đi gõ cửa nhiều cơ quan chức năng, nêu lên bức xúc, nguyện vọng cũng như những sai phạm pháp luật của cấp lãnh đạo địa phương. Báo Người Cao Tuổi số 38 vừa qua cũng từng có bài nêu ra những sai phạm pháp lý đối với chính quyền cấp huyện khi quyết định di dời 166 hộ ở Xuân Quan.
Mặc khác, một khiếu kiện gần đây của bà con Văn Giang cũng nêu ra nghi vấn về tính hợp pháp của một số văn bản quyết định phê duyệt dự án của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả những thắc mắc này của bà con vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.

Theo dòng thời sự: