Không nhiều người biết địa chỉ vừa kể nhưng nếu bảo rằng, đó là nơi tọa lạc của Vân Đường Phủ, chỗ trú ngụ của học giả Vương Hồng Sển thì sẽ có rất nhiều người biết giá trị của di tích này.
Cụ Vương Hồng Sển, sinh năm 1902, vốn là một học giả nổi tiếng không chỉ vì sở hữu nhiều cổ vật qúy hiếm, nhiều cổ thư có giá trị cao về văn hóa, lịch sử mà còn được công chúng ngưỡng mộ, do hiểu biết sâu rộng về lịch sử và văn hóa miền Nam. <br/>
Số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật
Điều gì đang xảy ra với Vân Đường Phủ, Trân Văn tường thuật…

Cụ Vương Hồng Sển, sinh năm 1902, vốn là một học giả nổi tiếng không chỉ vì sở hữu nhiều cổ vật qúy hiếm, nhiều cổ thư có giá trị cao về văn hóa, lịch sử mà còn được công chúng ngưỡng mộ, do hiểu biết sâu rộng về lịch sử và văn hóa miền Nam. Ông là tác giả nhiều tài liệu khảo cứu có giá trị về Sài Gòn, về cổ vật, hát bộ, cải lương, các thú chơi dân dã như trồng kiểng, chọi gà, chọi cá, chơi chim, đá dế... Căn nhà của cụ - Vân Đường Phủ - cũng được xem là hết sức đặc biệt. Ông Trần Đình Sơn, một người chuyên sưu tầm và nghiên cứu cổ vật, đồng thời là người được xem như học trò của cụ Vương nhận xét về Vân Đường Phủ:
Theo tôi đó là một ngôi nhà gỗ độc đáo, chỉ còn rất ít ở miền Nam. Hiện nay ở khu vực Sài Gòn – Gia Định, ngoài ngôi nhà của giáo sĩ Bá Đa Lộc, đang nằm trong khu vực Toà Tổng Giám mục Sài Gòn, ngôi nhà của cụ Vương là ngôi nhà thứ hai còn nguyên.
Theo tôi đó là một ngôi nhà gỗ độc đáo, chỉ còn rất ít ở miền Nam. Hiện nay ở khu vực Sài Gòn – Gia Định, ngoài ngôi nhà của giáo sĩ Bá Đa Lộc, đang nằm trong khu vực Toà Tổng Giám mục Sài Gòn, ngôi nhà của cụ Vương là ngôi nhà thứ hai còn nguyên.
Ông Trần Đình Sơn
Năm 1972, sau khi đến thăm Vân Đường Phủ, James D.Hollan, một chuyên gia mỹ thuật, đã viết bài giới thiệu về Vân Đường Phủ, trên tạp chí Arts of Asia: Cách bài trí những cổ vật qúy giá tại Vân Đường Phủ, từ giường, tủ, bàn ghế đến bình trà, chén, đĩa... đều rất nghệ thuật, cho thấy chủ nhân là một người tinh tế.
Bảo tàng Vương Hồng Sển được giao cho nhà nước
Trước khi qua đời vào năm 1996, cụ Vương Hồng Sển lập một di chúc, xin hiến cả Vân Đường Phủ lẫn toàn bộ cổ vật, cổ thư cho Nhà nước, hy vọng Nhà nước sẽ thay cụ biến Vân Đường Phủ thành một bảo tàng.
Theo báo chí Việt Nam, các chuyên viên của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở TP.HCM đã kiểm kê và cất giữ những cổ vật qúy mà cụ Vương để lại, ngay vào lúc cụ nhắm mắt. UBND TP.HCM tuyên bố sẽ thực hiện di chúc của cụ Vương nhưng vì nhiều lý do, tuyên bố này chưa thành hiện thực.
Trước khi qua đời vào năm 1996, cụ Vương Hồng Sển lập một di chúc, xin hiến cả Vân Đường Phủ lẫn toàn bộ cổ vật, cổ thư cho Nhà nước, hy vọng Nhà nước sẽ thay cụ biến Vân Đường Phủ thành một bảo tàng. <br/>
Bảy năm sau, UBND TP.HCM mới có quyết định công nhận Vân Đường Phủ là di tích tiêu biểu về kiến trúc nhà cổ, còn Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM mới lập xong kế hoạch xây dựng “Bảo tàng Vương Hồng Sển”, tổ chức di dời các hiện vật còn lại để trùng tu Vân Đường Phủ.
Khỏang giữa năm 2004, những viên chức có trách nhiệm tuyên bố: Sẽ khánh thành bảo tàng Vương Hồng Sễn vào ngày 30 tháng 4 năm 2005!
Bốn năm nữa đã trôi qua kể từ cam kết khánh thành đó, hiện nay, “Bảo tàng Vương Hồng Sển” thế nào?
Biến thành ngôi nhà hoang mục đổ
Mới đây, theo tờ Người Lao Động: Khó khăn lắm chúng tôi mới thuyết phục được những người tạm trú mở cổng, cho vào bên trong để tham quan. Vườn kiểng vốn được xem là độc nhất vô nhị tại TP.HCM, với nhiều gốc mai quý (loại bảy cánh, nở suốt bốn mùa), được trồng từ khi cụ Vương ở ngôi nhà này, nay không còn.
Những cánh cửa được chạm khắc tinh xảo bị vênh, đóng, mở rất khó khăn. Trong nhà, nhiều cột, kèo, đòn tay bị mối đục. Bên trong nồng nặc mùi ẩm mốc, sách rơi vãi khắp nơi. <br/>
Báo Người Lao Động
Sân trước đã trở thành kho chứa đồ. Hành lang ngổn ngang gạch ngói. Những cánh cửa được chạm khắc tinh xảo bị vênh, đóng, mở rất khó khăn. Trong nhà, nhiều cột, kèo, đòn tay bị mối đục. Bên trong nồng nặc mùi ẩm mốc, sách rơi vãi khắp nơi. Buồn nhất là bàn thờ nguội lạnh khói hương. Mái ngói hư hỏng nặng nên nền nhà ngập nước khi mưa lớn. Ngôi nhà đã xuống cấp hoàn toàn và có lẽ sẽ đổ vì không ai chăm sóc trong 13 năm qua...
Khi được hỏi ý kiến về “Bảo tàng Vương Hồng Sển”, ông Sơn tâm sự:
Tôi cũng như nhiều người yêu chuộng di sản văn hoá cảm thấy rất buồn lòng trước thực trạng như vậy. Nếu căn nhà đó trở thành bảo tàng như ước nguyện của cụ Vương thì sẽ rất tốt. Nó như tấm gương cho nhiều người sưu tầm cổ vật, những người đang giữ các di sản ở Việt Nam và có ước vọng hiến tặng chúng để mà phục vụ mọi người. Nếu bảo tàng cụ Vương hình thành thì đó là bảo tàng tư nhân đầu tiên, điển hình của đất Sài Gòn – Gia Định này.
Buồn nhất là bàn thờ nguội lạnh khói hương. Mái ngói hư hỏng nặng nên nền nhà ngập nước khi mưa lớn. Ngôi nhà đã xuống cấp hoàn toàn và có lẽ sẽ đổ vì không ai chăm sóc trong 13 năm qua...
Báo Người Lao Động
Trách nhiệm về ai?
Báo chí TP.HCM đã từng viết khá nhiều về những trục trặc, cản trở việc hình thành “Bảo tàng Vương Hồng Sển”. Theo đó, sau khi cụ Vương qua đời, cháu của cụ và người từng cho con trai cụ Vương vay tiền, đã về Vân Đường Phủ dựng nhà trong khuôn viên... Tuy nhiên đó không phải là vấn đề quá khó đối với TP.HCM. Các viên chức có trách nhiệm đã từng tuyên bố nhiều lần rằng, sẽ dùng qũy nhà, đất hiện có để sắp xếp, bố trí nơi ở mới cho con cháu cụ Vương.
Tiếc rằng những tuyên bố ấy không có người thực hiện. Ông Trần Đình Sơn kể thêm:
Gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa của một dân tộc chẳng bao giờ dễ dàng nhưng có thể để những khó khăn này trở thành nguyên nhân, khiến di sản văn hóa thất thóat, mai một, thậm chí bị hủy diệt? <br/>
Hiện nay không thể làm bảo tàng như di chúc của cụ khi hiến tặng. Tôi thăm dò một vài người bạn trong giới văn hóa thì họ bảo rằng vấn đề thừa kế quá phức tạp, chưa giải quyết được. Còn việc dùng qũy nhà hay đất để giải quyết thì thật tình tôi không nắm rõ.
Chúng tôi đã liên lạc với một trong những người có thể biết rất rõ về vấn đề này là ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM thì ông lại đang bận việc gia đình, không thể trả lời.
Nhận định về trách nhiệm bảo tồn những di sản, di vật liên quan đến văn hóa dân tộc, ông Trần Đình Sơn cho rằng:
Tôi nghĩ rằng, nhiều khi mình không nằm trong giới có thẩm quyền nên thấy nó rất là đơn giản nhưng thật ra, người có trách nhiệm về quản lý, có thể gặp những khó khăn riêng.
Gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa của một dân tộc chẳng bao giờ dễ dàng nhưng có thể để những khó khăn này trở thành nguyên nhân, khiến di sản văn hóa thất thóat, mai một, thậm chí bị hủy diệt?
Ngoài những thông tin về “Bảo tàng Vương Hồng Sển”, báo chí Việt Nam lại vừa cho biết, sau khi bị đào để trộm vàng bạc, châu báu, một khu mộ cổ tại ấp Thạnh Hoà, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nơi táng những dũng tướng của nhà Tây Sơn tử trận trong cuộc chiến chống quân Xiêm, tiếp tục bị phá để lấy đất, xây nhà ở. Tuy dân chúng địa phương đã cấp báo nhưng có thể vì quá bận, chính quyền địa phương chưa kịp quan tâm.