Người Campuchia cho rằng để có thể dễ dàng tìm được công việc khi ASEAN hướng tới việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN, tiếng Việt sẽ không thể thiếu được ở xứ này
Học tiếng Việt thay vì học tiếng Anh và tiếng Trung Quốc
Tại các trường ngoại ngữ tư và những khu vực dạy ngoại ngữ Bak Touk ở thủ đô Phnom Penh, trước đây người ta có thể thấy sinh viên Campuchia đổ xô đi học tiếng Anh và tiếng Trung Quốc nhưng bây giờ sinh viên xứ này đã và đang đổi hướng sang học tiếng Việt. Việc này khiến lớp học tiếng Việt ở thủ đô Phnom Penh ngày càng được mở rộng.
Một giáo viên dạy tiếng Việt tại Trung tâm tiếng Trung Jing Fa cho biết đa số sinh viên Campuchia đến học tiếng Việt tại Hội người Việt Kiều và các Trung tâm ngoại ngữ tư mà người Campuchia tổ chức và mời thầy giáo người Campuchia biết tiếng Việt hoặc người Việt sống tại Campuchia để dạy. Phần lớn, sinh viên mong muốn có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, làm việc với công ty từ Việt Nam, trở thành hướng dẫn viên du lịch và chuẩn bị tiếng Việt cơ bản trước khi đến du học ở Việt Nam.
Trước đây, sinh viên Campuchia thích học tiếng Anh và tiếng Tàu. Nhưng hiện nay, có người làm ăn Việt Nam lên Campuchia nhiều, có công ty Việt Nam tại Campuchia nhiều…bây giờ sinh viên Campuchia thích học tiếng Việt nhiều
Thầy giáo Pich Dara
Thầy giáo Pich Dara phát biểu: "Hiện nay có rất nhiều công ty Việt Nam đóng tại Campuchia, con cháu người Việt ở Campuchia muốn học tiếng Việt và người bản xứ cũng vậy. Mục đích để làm việc với các công ty Việt Nam và cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015. Người Campuchia chuẩn bị tiếng Việt để sau này làm việc với Việt Nam và ASEAN."
Về việc các sinh viên Campuchia đã bắt đầu lựa chọn học tiếng Việt, thầy Pich Dara nhận xét: "Trước đây, sinh viên Campuchia thích học tiếng Anh và tiếng Tàu. Nhưng hiện nay, có người làm ăn Việt Nam lên Campuchia nhiều, có công ty Việt Nam tại Campuchia nhiều…bây giờ sinh viên Campuchia thích học tiếng Việt nhiều."
Trong số thành viên của ASEAN, Campuchia và Lào được coi là hai quốc già nghèo nhất, đồng thời cũng là hai nước chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Việt Nam.
Người ta có thể dễ dàng thấy rõ điều đó khi đặt chân tới xứ chùa Tháp và Lào. Họ sẽ gặp rất nhiều người Việt, thấy chữ Việt và giao tiếp bằng tiếng Việt bất cứ nơi nào.
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy về sự ảnh hưởng của Việt Nam ở Campuchia ngày càng gia tăng và sức ép lên sinh viên bản xứ để cạnh tranh tìm được công việc ngày càng mạnh khi ASEAN đang hướng tới việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Một sinh viên đang học Tiếng Việt lớp 1 của Trường Highway Australia School phát biểu: "Phần lớn những người đến học tiếng Việt ở đây là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước chuẩn bị đi học ở Việt Nam. Sau khi được rèn luyện một năm, họ có thể đọc và hiểu được tiếng Việt và văn hóa của Việt Nam."
Quan hệ ngoại giao giữa Campuchia – Việt Nam được thiết lập từ năm 1967. Về đào tạo nguồn nhân lực, trong năm nay, phía Việt Nam sẽ tiếp nhận 120 lưu học sinh Campuchia sang học trình độ đại học, sau đại học. Phía Campuchia cũng sẽ tiếp nhận 15 lưu học sinh Việt Nam sang học hệ chính quy tập trung trong năm 2012 tại các trường đại học của Campuchia. Ngoài ra, phía Campuchia tiếp nhận 20 cán bộ Việt Nam sang học tiếng Khmer trong thời gian 2 năm.
Việt Nam đầu tư ngày càng nhiều vào Campuchia
Về hợp tác thương mại, Campuchia – Việt Nam đã thành lập các khu kinh tế cửa khẩu trên tuyến biên giới với nhau, nhiều chợ biên giới đã được thành lập. Tính đến cuối năm 2011, đã có 60 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia với tổng số vốn là 1,196 tỷ USD, đứng thứ 6 trong top 10 nước đầu tư nhiều nhất vào Campuchia.
Kim ngạch thương mại 2 nước Campuchia và Việt Nam trong năm 2011 đạt 2 tỷ 836 triệu USD, tăng 53% so với năm 2010. Trong 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại song phương đạt 1 tỷ 960 triệu USD.
Thầy Đỗ Thanh Tuấn, giáo viên dạy tiếng Việt tại Trung tâm ngoại ngữ Bak Touk cho biết thêm: "Nếu người dân Campuchia biết tiếng Việt nhiều, thì trong giao tiếp hàng ngày cũng như vấn đề làm ăn không còn gặp vấn đề đối với họ.
Bây giờ có rất nhiều người Việt đến đây làm ăn, buôn bán nhiều, xe khách cũng nhiều. Với lại công ty Việt Nam nhiều như thế khiến tiếng Việt cũng phát triển trên đất nước Campuchia. Người dân có cơ hội làm ăn với Việt Nam
Thầy Đỗ Thanh Tuấn
Về tiếng Việt và tiếng Hoa tại thủ đô Phnom Penh, nói chung người Hoa đã có mặt trên đất nước Campuchia trước. Hồi xưa, sinh viên học tiếng Anh và tiếng Hoa nhiều hơn nhưng bây giờ có rất nhiều người Việt đến đây làm ăn, buôn bán nhiều, xe khách cũng nhiều. Với lại công ty Việt Nam nhiều như thế khiến tiếng Việt cũng phát triển trên đất nước Campuchia. Người dân có cơ hội làm ăn với Việt Nam.”
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Campuchia, hiện nay đã có khoảng hơn 300 ngàn người Việt sống hợp pháp ở xứ chùa Tháp.
Ngoài lớp học mở rộng tại các trường ngoại ngữ tư và những khu vực khác ở Phnom Penh, còn có nhiều trường học Việt – Khmer dành cho cộng đồng người Việt ở hầu hết 24 tỉnh của Campuchia. Các trường học này do chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt hải ngoại xây dựng.
Cũng giống như một số nước trong khu vực, phần lớn sinh viên Campuchia sau khi tốt nghiệp đại học đều có thể nói được tiếng Anh và sử dụng được vi tính. Nhưng khi các nhà đầu tư Trung Quốc và Việt Nam thúc đẩy đầu tư vào xứ này, với hy vọng có thể dễ dàng tìm được công việc thì giới sinh viên phải học thêm tiếng Việt và tiếng Trung.
Theo dòng thời sự:
- Campuchia: chính phủ cần giải thích việc đổi đất với VN
- Việt Nam - Campuchia điều chỉnh một số khu vực biên giới trên bộ
- Khmer Krom tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền
- Việc tìm kiếm xác bộ đội VN tại Cambodia vẫn tiếp tục
- Vụ án nhổ cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia
- Việt Nam không cho dân biểu Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới?
- Tòa án Phnôm Pênh mở phiên chất vấn ông Sam Rainsy
- 76% dân chúng Campuchia tin đất nước đang đi đúng hướng?
- Phong trào vận động chữ ký từ chối bản đồ biên giới Campuchia-Việt Nam
- Cựu TT. Thái Samak ủng hộ Campuchia đăng ký ngôi đền Preah Vihear?
- Cựu Thủ tướng Thaksin của Thái làm cố vấn kinh tế cho Campuchia
- Việt Nam – Cambodia hợp tác phát triển các tỉnh biên giới