Bầu cử Quốc hội được cho là ngày hội của toàn dân, vì đảng và nhà nước cho rằng, bầu cử giúp người dân thực hiện quyền làm chủ, tạo điều kiện cho dân quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước, cũng như giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Nhân dịp bầu cử Quốc hội Việt Nam, chúng ta cùng nhìn lại việc tổ chức bầu cử có thực sự thể hiện quyền làm chủ của người dân? Các đại biểu Quốc hội được dân bầu, có thực sự đại diện cho dân? Thông tín viên Ngọc Trân có bài phân tích.
Bầu cử hay là “biểu diễn dân chủ”?
Bầu cử là một hình thức thể hiện tính dân chủ của một nhà nước; thông qua bầu cử, người dân được quyền tự do lựa chọn những người tài giỏi và xứng đáng nhất, thay mặt dân lãnh đạo đất nước.
Ngoài việc lựa chọn những người xứng đáng nhất làm lãnh đạo, mục đích bầu cử nhằm phát huy quyền làm chủ của dân. Ở Việt Nam, quyền này được quy định tại điều 6, Hiến pháp:
-
“Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”.
Quyền làm chủ đất nước của người dân còn được ghi nhận ở điều 2, Luật bầu cử Quốc hội:
-“Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội…”
“Chúng ta đang mắc phải một điều rất khó nói, mà vừa rồi tôi đã phải nói ra tại Quốc hội, đó là vấn đề cơ cấu. Trung ương định ra bao nhiêu phần trăm nữ, bao nhiêu phần trăm dân tộc, bao nhiêu phần trăm trẻ, bao nhiêu phần trăm ngoài Đảng…”
GS Nguyễn Lân Dũng
Luật pháp Việt Nam khuyến khích người dân thực hiện quyền làm chủ của mình qua hình thức bầu cử và ứng cử, nhưng trên thực tế, người dân không thực sự có quyền này, bởi các ứng cử viên không do dân lựa chọn qua các cuộc bầu cử sơ bộ, mà hầu hết đều do Đảng CSVN lựa chọn, thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân bổ theo “cơ cấu”.
GS Nguyễn Lân Dũng, hiện là ĐBQH, đã nói với báo chí về “cơ cấu” bầu cử Quốc hội ở Việt Nam như sau:
-“Chúng ta đang mắc phải một điều rất khó nói, mà vừa rồi tôi đã phải nói ra tại Quốc hội, đó là vấn đề cơ cấu. Trung ương định ra bao nhiêu phần trăm nữ, bao nhiêu phần trăm dân tộc, bao nhiêu phần trăm trẻ, bao nhiêu phần trăm ngoài Đảng…”
Đảng quy định “cơ cấu”, Mặt trận Tổ quốc chịu trách nhiệm phân bổ, “cơ cấu” thành phần ứng cử viên, nên đa số các ứng cử viên đều là đảng viên, thường được trung ương giới thiệu, và nhiều người trong số đó là lãnh đạo đứng đầu các tỉnh, thành phố. Riêng các ứng cử viên tự ra ứng cử, thường bị loại ra khỏi “cuộc chơi dân chủ” sau ba vòng hội nghị hiệp thương. Ông Lê Văn Cuông, Đại biểu Quốc hội khóa 12, cho biết:
-“Mặc dù cũng có nhiều người tự ứng cử hoặc cũng được các tổ chức giới thiệu, nhưng mà khi ra Mặt Trận Tổ Quốc để làm hiệp thương, cũng như khi chuẩn chi, thì chỉ đạt trên dưới 10% thôi.
Điều đáng nói là, trong khi những người lãnh đạo đảng và nhà nước luôn hô hào dân chủ, công bằng trong bầu cử, như “vận động tranh cử phải đảm bảo công bằng, việc tự ứng cử phải được tôn trọng, khuyến khích, vì Quốc hội luôn mở rộng cửa mời những người đủ tiêu chuẩn, đủ đức, đủ tài tham gia”, thì cũng chính đảng và nhà nước giành lấy quyền chỉ định thành phần ứng cử viên, bao nhiêu phần trăm là đảng viên, bao nhiêu phần trăm là những người ngoài đảng được phép ứng cử.
Luật sư Trần Lâm, nguyên chánh án Toà án Tối cao Việt Nam, đã nhận định về sự lạm quyền của đảng trong bầu cử Quốc hội như sau:
“Bây giờ chính phủ gồm những ai thì đảng đã chỉ định rồi. Thế rồi bầu cử thì 20% danh nghĩa anh là người không phải đảng viên, mà thực ra là đảng chọn anh chứ có phải tự anh đứng ra được đâu”.
Luật sư Trần Lâm
-“Bây giờ chính phủ gồm những ai thì đảng đã chỉ định rồi. Thế rồi bầu cử thì 20% danh nghĩa anh là người không phải đảng viên, mà thực ra là đảng chọn anh chứ có phải tự anh đứng ra được đâu”.
Sự thiếu dân chủ trong bầu cử Quốc hội Việt Nam còn thể hiện ở chỗ, trong khi Đảng và nhà nước luôn kêu gọi người dân sáng suốt tìm người có đức, có tài để bầu chọn, thế nhưng đảng không cho phép thực hiện tranh cử ở Việt Nam, nên cử tri không biết chương trình hành động của những người đại diện cho mình ra sao, sẽ thay mặt mình làm những gì. Cử tri cũng không có điều kiện chất vấn ứng cử viên, để có đủ thông tin, so sánh ai là người tài giỏi hơn để bầu chọn. Và do vậy, người dân hoàn toàn không có quyền lợi gì khi đi bầu.
Mặc dù không có được quyền lợi khi đi bầu, thế nhưng liên tục trong bốn kỳ bầu cử Quốc hội vừa qua, tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu trên cả nước được xếp vào loại cao nhất thế giới, với hơn 99% cử tri tham gia bỏ phiếu.
Quốc hội chỉ đại diện cho đảng
Một quy định khác tại điều 83, Hiến pháp Việt Nam, quy định:
-“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo quy định này, người dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Mặc dù theo hiến pháp, Quốc hội được cho là giữ vai trò đại diện cho dân, thế nhưng đa số đại biểu Quốc hội lại là đảng viên Đảng Cộng sản, chẳng hạn như Quốc hội khoá 12, có hơn 91% đại biểu là đảng viên. Và theo quy định của điều lệ đảng,
“đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên”.
Quốc hội được cho là giữ vai trò đại diện cho dân, thế nhưng đa số đại biểu Quốc hội lại là đảng viên Đảng Cộng sản, chẳng hạn như Quốc hội khoá 12, có hơn 91% đại biểu là đảng viên. Và theo quy định của điều lệ đảng, <i>"đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Ðảng. </i> <br/>
Quốc hội với đa số đại biểu là đảng viên và phải chấp hành nghị quyết của đảng, phải phục tùng mệnh lệnh của đảng, phải chăng Quốc hội được dựng lên với mục đích hợp thức hóa ý chí và nguyện vọng của đảng thay vì của dân?
Nhận xét về vấn đề này, phát biểu tại Hội thảo góp văn kiện Đại hội Đảng, bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết:
-“Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội, vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri.
“Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
bà Dương Thu Hương
Cho nên, cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng… tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thể có thực quyền được. Nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng Đại biểu Quốc hội là đảng viên thì người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri chứ không phải người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa”.
Rõ ràng, bầu cử Quốc hội không thực sự thể hiện ý nguyện của người dân. Câu hỏi được đặt ra, có nên thay đổi luật để hợp thức hóa vai trò của đảng và nhà nước trong Quốc hội, thay vì tổ chức bầu cử chỉ mang tính hình thức, vừa hạn chế tốn kém cho dân, giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước?
Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của GS Vũ Huy Từ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, nhận xét về bầu cử ở Việt Nam như sau:
-"Chúng ta có tất cả mọi chuyện bầu cử, tất cả giới thiệu, thăm dò ý kiến đủ tất cả. Nhưng xét cho cùng, cái người chúng ta đưa lên vừa kém về tài và đức cũng kém nốt. Vậy vấn đề cơ chế của chúng ta là hỏng rồi. Bầu cử, mọi chuyện đều có nhưng hoá ra cuối cùng kết quả chả ra gì, chứng tỏ rằng cái cơ chế tuyển chọn nhân sự mới quan trọng”.
Theo dòng thời sự:
- Đã đến lúc cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam?
- Thành phần nhân sự mới của Bộ Chính Trị Đảng CSVN?
- Việt nam có cần đa đảng?
- Thực trạng trong chủ trương "cải cách hành chánh"
- Đâu là ý kiến đóng góp các đảng viên lão thành?
- Giấc mơ tư pháp độc lập
- Tâm tư người dân về Đại hội Đảng
- Quốc sách độc đảng?
- Thực trạng trong chủ trương "cải cách hành chánh"
- ĐCS VN trung thành thể chế độc đảng
- Kỳ vọng của giới trẻ trước Đại hội Đảng
- Mô hình tập trung quyền lực