Lũ lụt tràn về, người Việt tại Campuchia kêu cứu

Do ảnh hưởng mực nước thượng nguồn sông Mekong lên nhanh đã khiến diễn biến lũ lụt ở Campuchia ngày càng lan rộng.

0:00 / 0:00

Hàng trăm ngàn hécta đất nông nghiệp bị ngập lũ, hàng ngàn hộ gia đình phải di dời tìm nơi an toàn và đang đói rét. Bên cạnh đó, không ít người Việt đang thiếu lương thực trong khi họ không biết kêu cứu vào đâu ở xứ này. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Mưa lũ diễn biến phức tạp gây thiệt hại nghiêm trọng

Trong những ngày vừa qua, mưa lũ kéo dài khiến mực nước sông Mekong lên nhanh, và có khả năng lan rộng hơn ở vùng hạ lưu. Tại Campuchia đã có 14 tỉnh thành bị ngập lụt và có hơn 90 ngàn gia đình đang đối mặt với sự thiệt hại về tài sản nghiêm trọng, trong khi đó có 61 người bị chết đuối và rắn độc cắn.

Ông Nguyễn Văn Oun, người Campuchia gốc Việt sống ở tỉnh Kampong Chhnang, trưởng đoàn Từ thiện Việt Nam cho biết hiện nay có hơn một ngàn gia đình người Việt đang xôn xao vì mưa lũ diễn biến phức tạp. Phần lớn, người dân sống hợp pháp trên mặt nước nhưng họ vẫn chưa có khả năng lên bờ để mua đất hay hưởng phúc lợi như công dân Campuchia. Ông còn cho biết, mưa lũ đang dâng cao đe dọa sinh mạng của các gia đình sinh sống trên bè, trên ghe thuyền.

Để tránh lũ bà con mình phải kiếm chỗ trốn theo cây, theo bụi, rừng. Bà con đang xôn xao lắm, bởi vì bà con nghèo ở nhà nổi mà nhà ở là kiểu sậy, chứ không phải tre đâu…Nguy hiểm đến tính mạng và đời sống. Lương thực đang thiếu…

Ông Nguyễn Văn Oun

“Nước ngập quá trời. Mình bây giờ đang xôn xao dữ lắm, chùa Việt Nam cũng ngập nữa. Bởi vì người Việt Nam ở nhà kiểu bè, bè trên mặt nước. Thấy nước nhiều quá bà con mình sợ, sợ lũ lớn, sợ làm hại nhà cửa bà con nghèo.
Để tránh lũ bà con mình phải kiếm chỗ trốn theo cây, theo bụi, rừng. Bà con đang xôn xao lắm, bởi vì bà con nghèo ở nhà nổi mà nhà ở là kiểu sậy, chứ không phải tre đâu…Nguy hiểm đến tính mạng và đời sống. Lương thực đang thiếu…”

Vụ phó Vụ thông tin thuộc Ủy ban Quốc gia Phòng chống thiên tai Campuchia ông Keo Vy cho biết ngày 26/9, mực nước sông Mekong sẽ tiếp tục dâng cao và các tỉnh như tỉnh Kampong Cham, Kratie, Stung Treng, Kandal, Kampong Chhnang và thủ đô Phnom Penh đang

Dân chúng vùng lũ lụt xôn xao lo lắng vì nước tiếp tục dâng
Dân chúng vùng lũ lụt xôn xao lo lắng vì nước tiếp tục dâng. Photo Quốc Việt RFA (Photo Quốc Việt RFA)

đứng trước nguy cơ lũ lụt. Kể từ đầu mùa năm nay, 61 người Campuchia đã chết đuối và rắn độc cắn trong đó có 34 trẻ em. Hơn 90 ngàn gia đình bị ngập lũ, gây thiệt hại nặng 238 căn nhưng chưa có số liêu thống kê là có bao nhiên gia đình đang thiếu lương thực.

Ngoài ra, lũ lụt cũng gây những thiệt hại to lớn đến hơn 160 ngàn hécta đất nông nghiệp, trong đó có gần 4 ngàn hécta lúa bị hư hại, 85 cầu cống, đường xá và trường học. Lũ làm vỡ đê gần 12 ngàn mét, làm hàng ngàn hộ dân lao đao.

Trước tình hình lũ đang dâng lên và diễn biến phức tạp, ông Keo Vy giải thích rằng là do lượng mưa ở thượng nguồn tại Lào và Thái Lan. Điều này khiến lũ về sông Tonle Sap và sông Mekong lên nhanh.

Theo ông, ngập lụt còn gây ra những tác động xấu tới sức khỏe người dân như mắc bệnh mắt, bệnh ngoài da và nguy hiểm hơn nước lũ là môi trường sống của nhiều loài rắn độc. Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị tử vong. Ông cho biết, Bộ Y tế thúc đẩy các bệnh viên địa phương chuẩn bị thuốc men và sẵn sàng cứu trợ dân. Còn các nhà chức trách địa phương thì cũng có các biện pháp khẩn cấp giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

do lượng mưa ở thượng nguồn tại Lào và Thái Lan. Điều này khiến lũ về sông Tonle Sap và sông Mekong lên nhanh. Theo ông, ngập lụt còn gây ra những tác động xấu tới sức khỏe người dân như mắc bệnh mắt, bệnh ngoài da và nguy hiểm hơn nước lũ là môi trường sống của nhiều loài rắn độc

Ông Keo Vy

Theo ông Nguyễn Văn Giang, người Campuchia gốc Việt sống tại cầu Sài Gòn, phường Chba Ompov cho biết có khoảng một ngàn gia đình người Việt bị ngập nước ở đây. Ông rất lo lắng cho tính mạng các trẻ nhỏ trong vùng lũ lụt này vì phần lớn nguyên nhân của các tai nạn đáng tiếc là do gia đình đi làm ăn vắng nhà, trẻ em đi lại tại các vùng nước lũ, tắm khe, tắm sông…

Không có kế hoạch cứu trợ cho người Việt?

Ông Giang cho biết thêm,

“Nước lên cao biết bao cái khổ nào là phải che lên nữa, cất lên nữa. Mình sống trên nhà mướn mà bị ngập thì mình kê lên cao nữa. Nhà mướn một tháng 180 000 riel (90 trăm ngàn đồng), khi nước không ngập thì làm ăn được, còn nước ngập như vậy thì không đủ tiền trả nhà. Ngập như vậy thì khó khăn nhiều lắm, khổ lắm nhưng bây giờ thì chịu thôi, lũ đi tới đâu thì tính tới đó. Hội Việt kiều cũng xuống coi mà không thấy cho gì, giúp gì hết. Nếu giúp được thì mình cám ơn nhiều. Mình đâu có quen ai đâu, ở đây từ nào tới giờ. Mà mỗi lần người ta xuống, rồi người ta đi. Không thấy nói gì hết.”

Hội Việt kiều cũng xuống coi mà không thấy cho gì, giúp gì hết. Nếu giúp được thì mình cám ơn nhiều. Mình đâu có quen ai đâu, ở đây từ nào tới giờ. Mà mỗi lần người ta xuống, rồi người ta đi. Không thấy nói gì hết

Ông Nguyễn Văn Giang

Người dân vùng lũ lụt đang tu sửa những mái che tạm bợ. Photo Quốc Việt RFA
Người dân vùng lũ lụt đang tu sửa những mái che tạm bợ. Photo Quốc Việt RFA (Photo Quốc Việt RFA)

Thực tế các gia đình sống trên tàu bè và nhà mướn là những gia đình nghèo. Họ bán hàng trên nhà nổi hoặc làm mướn. Tổ trưởng Tổ 4 thuộc Phường Chba Ompov II, Quận Meanchey, ông Minh cho biết nếu lũ lụt tiếp diễn, chắc chắn sẽ gây thêm thiệt hại sẽ có thêm nhiều nhà dân bị ngập, nhiều người sẽ không có gạo ăn và sẽ phải bỏ nhà đi làm ăn chỗ khác. Theo ông, cho đến ngày 26/9, chưa có người Việt tại cầu Sài Gòn bị chết do lũ, tuy nhiên ông cho biết phần lớn cuộc sống của họ rất khó khăn.

“Ở đây có nhiều hộ bị ngập nước nhưng chính quyền không xuống coi. Tôi đi ghi những người Việt ở tạm trú nhà mướn. Bây giờ, ấp cho mình đi ghi vậy mà mình thấy cũng tội nghiệp quá trời vì ngập hết trơn. Qua bên kia thì thấy ngập hết luôn. Không biết tại sao, không thấy người ta xuống coi. Không thấy là mình nói không thấy. Cái này tôi ghi là ấp cho ghi những người Việt Nam ở tạm trú nhưng không biết người ta cho ghi làm gì…Nhiều người thì có gạo ăn nhưng nhiều người cũng không gạo ăn …”

Ông Nguyễn Văn Oun từ tỉnh Kampong Chhang cũng chia sẻ,

“Nói ra thì cũng kẹt và nói thì nói tôi nói dóc-chứ không ai xuống thăm. Tỉnh Hội người Việt Kiều, tỉnh Hội Kampong Chhnang lãnh đạo người Việt Nam không lại coi bà con người Việt Kiều mình đâu. Có một mình em đi chung với phái đoàn Campuchia, đi coi nước lũ, coi bà con sống thế nào. Đi mới về. Mấy ông không đến thăm bà con, bà con cũng buồn bã lắm. Dân sống làm sao sống thì mặc. Dân khổ làm sao khổ cũng mặc. Không có ai đến hỏi thăm đời sống của dân thế nào, ăn ở ra sao.”

Nói ra thì cũng kẹt và nói thì nói tôi nói dóc-chứ không ai xuống thăm. Tỉnh Hội người Việt Kiều, tỉnh Hội Kampong Chhnang lãnh đạo người Việt Nam không lại coi bà con người Việt Kiều mình đâu. Có một mình em đi chung với phái đoàn Campuchia, đi coi nước lũ, coi bà con sống thế nào

Ông Nguyễn Văn Oun

Chiều ngày 26/9, Bộ Nội Các sự vụ Campuchia có tổ chức cuộc họp bất thường dưới sự chủ trì của Thủ tướng Hun Sen. Theo kết quả cuộc họp, ông Hun Sen chỉ đạo chính quyền địa phương kết hợp với Hội chữ Thập đỏ và cơ quan ban ngành có liên quan hỗ trợ cho người dân di dời, cùng với hỗ trợ tiền, gạo.

Vụ trưởng Vụ thông tin viễn thông và Phản ứng nhanh ông Orm Chandara nhấn mạnh ông Hun Sen khuyến khích chính quyền địa phương phải hết sức quan tâm đến tình trạng sức khỏe người dân trong lúc lũ đang dâng cao và sau khi hết lũ. Ông thúc đẩy chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho dân xây dựng nhà ở, cải thiện đời sống, đồng thời dứt khoát không để người dân chết đói vì tiền và gạo đã được cung cấp.

<i>Mình ở đất nước của người ta, mà từ nào tới giờ người Việt Nam không được hưởng chế độ giúp đỡ của chính quyến Campuchia. Đời sống của bà con người Việt mình trong mùa mưa lũ này thật hết sức khó khăn. Bây giờ đang thiếu gạo, bà con mình đang đói</i> <br/>

Liên quan câu hỏi, liệu tiền, gạo vừa nói sẽ hỗ trợ cho cộng đồng người Việt không, ông Chandara nói rằng ông không biết về điều đó vì vấn đề cứu trợ là công việc của Hội chữ Thập đỏ và Ủy ban Phòng chống thiên tai. Tuy nhiên ông nhận định rằng bất cứ người nào sống tại Campuchia, bị ảnh hưởng bởi lũ lụt thì chính phủ luôn quan tâm cứu trợ. Việc này chính phủ đã làm đối với khách du lịch nước ngoài tại tỉnh Siem Reap.

Tuy nhiên, đó là những hy vọng mong manh đối với cộng đồng người Việt sống tại xứ chùa Tháp,

“Mình ở đất nước của người ta, mà từ nào tới giờ người Việt Nam không được hưởng chế độ giúp đỡ của chính quyến Campuchia. Đời sống của bà con người Việt mình trong mùa mưa lũ này thật hết sức khó khăn. Bây giờ đang thiếu gạo, bà con mình đang đói.”