Chuyện những ngư dân phải rơi vào vòng lao lý ra sao?Và các cơ quan chức năng Việt Nam hỗ trợ họ thế nào?
Gia Minh trình bày thông tin liên quan.
Không nắm vững hợp đồng?
Sau gần ba tháng chờ đợi trong nhà giam xứ người, hôm nay 24 tháng 8, số 122 ngư dân xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận được đưa ra xét xử.
Theo tờ Thanh Niên thì hồi giữa tháng 5 tất cả những ngư dân này theo bảy chiếc tàu đánh bắt xa bờ đăng ký tại địa phương tỉnh Bình Thuận hướng về phía đảo Palawan của Philippines. Tuy nhiên đến ngày 30 tháng 5, khi đòan tàu vào địa phận tỉnh Palawan, cách bở biển Sitio Tamburok, huyện Balabac, chừng hai hải lý đã bị lực lượng bảo vệ biển địa phương bắt giữ.
Tin nói bảy chiếc tàu là tàu mới đóng hay được nâng cấp với trị giá từ 2,5 đến 3,5 tỷ đồng một chiếc. Tất cả tham gia ký hợp đồng với Công ty Premiere International Interfishing Corp của Philippines, trụ sở tại Palawan. Đại diện cho công ty này là một người Malaysia và đại diện cho bảy tàu cá tỉnh Bình Thuận là ông Phan Văn Thọai, chủ doanh nghiệp tư nhân Long Hải Long, trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi chủ tàu cá được trích dẫn nói phải trả cho công ty Philippines và người môi giới hơn 23 ngàn đô la để có được giấy phép
đánh cá trong vùng biển của Philippines.
<i>Vụ này do dân mình không biết, các công ty làm ăn chụp giựt. Vào đây bị bắt và họ xử theo qui trình của họ khác với mình. Đại sứ quán đã làm việc lên với Phủ Tổng thống, Bộ Tư Pháp… Nhưng tiểu tiết nhiều lắm, nhùng nhằng…</i> <br/>
Tuy nhiên hợp đồng đó có rất nhiều khuất tất như lời một nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Philippines cho biết trong một lần nói chuyện với chúng tôi hồi trong tháng vừa qua.
Vụ này do dân mình không biết, các công ty làm ăn chụp giựt. Vào đây bị bắt và họ xử theo qui trình của họ khác với mình. Đại sứ quán đã làm việc lên với Phủ Tổng thống, Bộ Tư Pháp… Nhưng tiểu tiết nhiều lắm, nhùng nhằng…
Lý do bị bắt giữ được cho biết vì các thủ tục pháp lý cần thiết chưa được hòan tất mà tàu đã đi vào vùng biển của Philippines.
Suốt thời gian những ngư dân Việt Nam từ một xã đảo thuộc huyện Phú Quí, tỉnh Bình Thuận, bị giam giữ ở nhà tù tỉnh Palawan, đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã có cử người đến thăm; cũng như làm việc cùng các cơ quan chức năng địa phương với nổ lực sớm đưa ngư dân và tàu của họ về nước…
Phía tỉnh Bình Thuận cũng có công văn gửi cho Bộ Ngọai giao Việt Nam nhờ can thiệp cho ngư dân địa phương, và yêu cầu công ty Long Hải Long phải liên hệ với phía các cơ quan chức năng Philippines khẳng định ngư dân Việt Nam là người bị hại và thuê luật sư tại phiên xét xử.
<i>Đời sống của những gia đình có người hành nghề mà bị nước ngòai bắt thì rất khó khăn. Tài sản đầu tư vào việc mua sắm phương tiện đi đánh bắt rồi; nay cả người và tài sản đều bị giữ ở bên nước ngòai nên gia đình rất khó khăn.</i> <br/>
Bao giờ ngư dân mới hết khổ
Vào chiều ngày xử các ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Phú Quý, chúng tôi liên lạc được với ông Đỗ Minh Hưng, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện, và được ông cho biết những họat động của địa phương nhằm giúp cho các ngư dân của mình trong tình huống hiện nay:
Trong vấn đề này huyện có văn bản đề nghị tỉnh có quan tâm. Ở đây chủ yếu có văn bản đề nghị cấp trên mà thôi. Huyện cũng chỉ đạo cho cấp xã là cấp trực tiếp xuống thăm hỏi gia đình.
122 ngư dân trên bảy chiếc tàu hợp đồng đi đánh bắt cá xa bờ vừa nêu là những lao động tru cột của các gia đình trong số chừng 27 ngàn dân trên đảo Phú Quý. Và để có tiền đóng mới hay nâng cấp tàu của họ, những hộ gia đình liên hệ phải vay bình quân 200 triệu đồng.
Vụ bảy tàu và 122 ngư dân bị Philippines bắt giữ và đưa ra xét xử này khiến cho những khó khăn mà bản
thân và gia đình họ phải chịu lâu nay trên đảo thêm phần gánh nặng như trình bày của ông Đỗ Minh Hưng, phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận:
Đời sống của những gia đình có người hành nghề mà bị nước ngòai bắt thì rất khó khăn. Tài sản đầu tư vào việc mua sắm phương tiện đi đánh bắt rồi; nay cả người và tài sản đều bị giữ ở bên nước ngòai nên gia đình rất khó khăn. Gia đình làm biển mà bị như thế thì không còn làm gì được nữa.
ngư dân Việt tiếp tục chịu nhiều rủi ro bởi thiếu tư vấn, thiếu hổ trợ với các phương tiện, thiết bị cần thiết, cũng như chưa có được bảo vệ hữu hiệu của lực lượng bảo vệ biển…<br/>
Hiện tại giá điện tại đảo này lên cao so với đất liền; tại đây điện chạy bằng diesel. Ví dụ những đơn vị sản xuất nước đá phải đóng cửa. Ngư trường biển cạn kiệt; nhiều chuyến đi biển về thua lỗ, vận chuyển ra đảo lên, gió cấp 7 là không vận chuyển được…
Ngư dân Việt Nam lâu nay đa phần là những người chỉ biết ra khơi đánh bắt theo kinh nghiệm lưu truyền từ đời cha đời ông đến nay.
Vào thời điểm hiện tại, vấn đề chủ quyền lãnh hải của các nước trong khu vực đang rất nóng, và các nước đều ra sức bảo vệ vùng biển của mình; tuy nhiên ngư dân Việt tiếp tục chịu nhiều rủi ro bởi thiếu tư vấn, thiếu hổ trợ với các phương tiện, thiết bị cần thiết, cũng như chưa có được bảo vệ hữu hiệu của lực lượng bảo vệ biển… Trong khi đó họ lại vướng vào trường hợp như bảy tàu cá với 122 ngư dân đảo Phú Quý đang phải đối đầu.