Vậy nợ công là gì , liệu đây có phải những con số đáng quan ngại cho hiện tình kinh tế Việt Nam. Thanh Trúc hỏi y kiến của một chuyên gia kinh tế tài chánh ở Hà Nội, ông Bùi Kiến Thành, trong bài sau đây:
Chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành, cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà Nội, trước hết có phân tích về nợ công của Việt Nam:
Vẫn ở trong hạn mức có thể quản lý được
Ông Bùi Kiến Thành:
Trong số 42% này thì có lẽ cũng phải phân tích ra là gồm có những gì, phần nào là nợ công đối với người trong nước tức là nợ về tiền đồng, cái nào là nợ công đối với nước ngoài bằng ngoại tệ tức là bằng đô la.
Ông nói đối với nước ngoài thì nợ công của nhà nước là những khoản tiền vay các tổ chức các định chế tài chánh quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới World Bank hay Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB với lãi suất thấp hoặc qua phát hành trong giới hạn trái phiếu chính phủ .
Được biết lãi suất ODA hoặc lãi suất các ngân hàng thế giới cho Việt Nam vay chỉ từ một, hai hoặc ba phần trăm, trong lúc lãi suất phát hành trái phiếu của chính phủ cũng cũng chỉ sáu bảy phần trăm, do đó:
Nói chung trong số 42% hiện nay thì đó là của 2009, đến 2010 thì bắt đầu tăng lên rồi và 2011 thì còn lên
nữa, có thể trên 60%.
Nợ công hiện nay đối với Việt Nam từ mức 47,5% năm 2009, rồi 52,6% năm 2010 và có thể trên 57% GDP năm 2011 thì vẫn còn ở trong hạn mức có thể quản lý được.
Ô. Bùi Kiến Thành
Nếu căn cứ trên những tỷ lệ vừa nói thì điều này có đáng ngại không, bởi theo bản tin về nợ nước ngoài của Bộ Tài Chính thì 42% là mức tăng lớn nhất từ 2006 đến giờ. Theo ông Bùi Kiến Thành, Việt Nam đang trên đà phát triển vì thế nhà nước cần tăng sự đầu tư cho phát triển là chuyện bình thường. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh là phải cố gắng quản lý nợ công thế nào để có hiệu quả cao nhất là chuyện Việt Nam chưa thực hiện được:
Nợ công hiện nay đối với Việt Nam từ mức 47,5% năm 2009, rồi 52,6% năm 2010 và có thể trên 57% GDP năm 2011 thì vẫn còn ở trong hạn mức có thể quản lý được.
Nhưng vấn đề ở đây không phải con số bao nhiêu, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thanh lý giải tiếp, mà là con số dùng để làm gì, sử dụng số nợ công này có hiệu quả kinh tế cao hay thấp:
Đấy mới là vấn đề, vì có những nước khác ví dụ bên Nhật tổng số nợ công lên tới 200% GDP nhưng mà họ quản lý nợ công tương đối tốt thì số lượng đó cũng có thể quản lý được.
Như vậy nợ công, gánh nặng đối với nền kinh tế, thì rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn nữa là nợ công đó để làm gì.
Nợ không quan trọng bằng nợ để làm gì?
Cũng trên bản tin về nợ nước ngoài của Bộ Tài Chính Việt Nam, từ 2006 đến 2009, tỷ lệ dư nợ nước ngoài so với GDP lần lượt là 31,4%, 32,5%, 29,8% và 39%. Trong những con số này, nợ của chính phủ là hai mưới bảy tỷ 860 triệu đô la (27,86 tỷ USD) tương dương hơn 85% tổng dư nợ:
Mỗi một nền kinh tế đang phát triển và cần có sự quản lý của nhà nước, cần có sự đầu tư nhất là trong cơ sở hạ tầng, có thể nghĩ như đường sá, giao thông, sân bay, bến cảng. Hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng mềm về vấn đề giao dục , y tế vân vân…
Trong một đất nước mà phía đầu tư tư nhân chưa phát triển thì đầu tư của nhà nước phải bù vào để xây dựng những cơ sở hạ tầng đấy, thì cần có nợ công để mà giải quyết, có tăng lên cũng là bình thường đối với đất nước Việt Nam cần phải vươn lên.
Ô. Bùi Kiến Thành
Trong một đất nước mà phía đầu tư tư nhân chưa phát triển thì đầu tư của nhà nước phải bù vào để xây
dựng những cơ sở hạ tầng đấy, thì cần có nợ công để mà giải quyết, có tăng lên cũng là bình thường đối với đất nước Việt Nam cần phải vươn lên. Tôi cũng nhắc lại là con số không quan trọng bằng dùng con số đó để làm gì, có hiệu quả đến đâu. Đấy là cái cần quan tâm hơn là năm mươi bảy hoặc năm mươi hai hay là bốn mươi bảy phần trăm.
Qua phân tích của ông Bùi Kiến Thành, với một đất nước có tổng sản lượng quốc nội trên một trăm tỷ đô la thì những con số về dư nợ của Bộ Tài Chính không đáng lo ngại bằng việc trả nợ công bằng cách nào. Năm 2010 một số nợ công đã đáo hạn nhưng không được nhà nước quan tâm giải quyết để thanh toán:
Như trường hợp của Vinashin dẫn đến tình trạng là bị các tổ chức tài chính nước ngoài đánh giá rất thấp vì không quản lý được vấn để trả nợ mà mình đi vay.
Hiện nay dự trữ ngoại hối của Việt Nam rất là mỏng, nếu không đủ để thanh toán nợ công nước ngoài thì nó sẽ đặt Việt Nam trong tình trạng mất khả năng thanh toán thì rất nguy hiểm. Việt Nam chưa đến mức đấy nhưng điểm cần quan tâm đặc biệt là đã vay nước ngoài thì phải thanh toán đúng hẹn đúng lúc.
Tôi cũng nhắc lại là con số không quan trọng bằng dùng con số đó để làm gì, có hiệu quả đến đâu. Đấy là cái cần quan tâm hơn là năm mươi bảy hoặc năm mươi hai hay là bốn mươi bảy phần trăm.
Ô. Bùi Kiến Thành
Tóm lại khi nói đến khung nợ công của Việt Nam là nói đến nợ công của chính phủ, nợ công của các địa phương được chính phủ đứng ra bão lãnh, trong lúc còn có những khoản khác không nằm trong khung nợ công của chính phủ.
Vì vậy, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành kết luận, nếu muốn có thông tin đầy đủ những số liệu về nợ công của Việt Nam, kể cả nợ của tư nhân vì tư nhân cũng đi vay của nước ngoài, thì trường hợp đó việc đào sâu hơn và phân tích kỹ hơn về các con số mới là điều cần thiết.
Tóm lại, theo ông, nếu chỉ đề cập đến nợ công của chính phủ thì những thông tin và những con số trên bản tin của Bộ Tài Chính Việt Nam được coi là khá rõ ràng và thông thoáng.