Toà án không thể điều tra?
Những người này bị truy tố ra tòa vào ngày 7 tháng 4 sau ba ngày giam giữ.
Công tố viên Chroeng Khmao của tòa sơ thẩm tỉnh Stung Treng cho Đài Á Châu Tự Do biết hồi chiều 11/4 rằng tòa đã tuyên án phạt tiền 11 triệu riel, tương đương khoảng 57 triệu đồng, đối với 20 người Việt và buộc họ phải hồi hương vì tội danh hoạt động tìm kiếm và khai thác mỏ vàng bất hợp pháp.
Tại tòa, các bị cáo thừa nhận họ là công dân mang quốc tịch Việt Nam đến làm mướn công việc xây dựng tại tỉnh Kratié, nhưng sau đó một công ty thuê họ đến khai thác mỏ vàng ở tỉnh Stung Treng.
Các bị cáo còn khai rằng họ không biết công ty đó có giấy phép hoạt động tìm kiếm và khai thác mỏ vàng tại Campuchia hay không.
...thuộc trách nhiệm của người dẫn công nhân đến tìm kiếm khai thác, nhưng qua cuộc điều tra chỉ bắt được 20 người Việt.
Công tố viên tỉnh Stung Treng
Công tố viên Chroeng Khmao cho biết thêm, tòa án không thể tiến hành điều tra công ty đó tên gì, người đứng đầu là ai, và tòa án không thể giam giữ họ lâu ngày vì thời hạn các bị cáo được phép tạm trú còn rất ngắn.
Ông Chroeng Khmao nhấn mạnh, mặc dù các bị cáo không có luật sư bào chữa nhưng họ có người phiên dịch, có quyền phát biểu và khiếu nại tại phiên tòa. Ông Chroeng Khmao nói:
"Thực tế, vấn đề này thuộc trách nhiệm của người dẫn công nhân đến tìm kiếm khai thác, nhưng qua cuộc điều tra chỉ bắt được 20 người Việt. Vậy chúng tôi quyết định khởi án, phạt tiền và nhắc nhở về Pháp luật Campuchia trước khi buộc phải trục xuất họ về Việt Nam. Tại phiên tòa, họ thừa nhận là họ sai. Họ cũng cam kết sẽ không vi phạm luật Campuchia."
Nhiều công ty nước ngoài
Ông Mom Sambath, Giám đốc tổ chức vì minh bạch của nguồn thu nhập dầu khí và mỏ tại Campuchia, hối thúc chính phủ Hoàng gia thi hành đúng Luật môi trường, quản lý dầu khí và mỏ vàng của nước này.
Chính phủ cần phải giám sát các hoạt động tìm kiếm, khai thác mỏ vàng của các công ty nước ngoài để tránh các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường, vi phạm nhân quyền, gây ra xung đột giữa người dân địa phương và công ty, đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sống người dân tộc thiểu số đang sống tại khu vực phải tìm kiếm và khai thác mỏ vàng.
Không chỉ công ty Việt Nam, mà cả công ty Trung Quốc cũng có thể có hiểu lầm và có xung đột với cộng đồng người dân tộc...
Ô. Mom Sambath
Ông Mom Sambath cho biết, trong thời gian qua các tổ chức phi chính phủ và người dân địa phương không nhận được thông tin liên quan đến giấy phép hoạt động tìm kiếm và khai thác mỏ vàng của các công ty Việt Nam được chính phủ cấp giấy phép hoạt động.
Ông nói thêm: "Nhiều khi cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương đó không biết công ty nước ngoài đến từ đâu và họ đến đó để làm gì. Đối với việc không cung cấp thông tin đầy đủ cho dân, và không cho phép dân tham gia các hoạt động đánh giá thiệt hại môi trường về hoạt động tìm kiếm và khai thác mỏ, thì tôi nghĩ rằng không chỉ công ty Việt Nam, mà cả công ty Trung Quốc cũng có thể có hiểu lầm và có xung đột giữa cộng đồng người dân tộc thiểu với các công ty."
Ông Mom Sabath nhấn mạnh, các họat động tìm kiếm và khai thác mỏ vàng này có tác động trực tiếp tới môi trường, tài nguyên thiên nhiên, và hệ sinh thái… Ông kêu gọi chính phủ kiểm tra thật kỹ các giấy phép hoạt động tìm kiếm và khai thác mỏ vàng tại Campuchia.
Ngoài ra, chính phủ phải truy tố ra tòa những người có hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường và khai thác mỏ vàng, đúng theo pháp luật Campuchia cũng như luật quốc tế.
Công tố viên Chroeng Khmao của tòa sơ thẩm tỉnh Stung Treng cũng cho biết, 20 người này đã nhập cư hợp pháp, nhưng không có giấy phép hoạt động tìm kiếm và khai thác mỏ vàng tại xứ này.
Các bị cáo chịu đóng tiền phạt cho Tòa trước khi bị trục xuất về nước. Công tố viên tỉnh Stung Treng nói rằng nếu không chịu đóng tiền phạt theo Bộ luật hình sự thì họ sẽ bị phạt tù.