VN: Chính quyền mạnh tay hơn, và người dân cũng can đảm hơn

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vừa vinh danh và trao giải hellman/Hammett cho 8 nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Nhân dịp này, Đài Á Châu Tự do có cuộc nói chuyện với ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo- CPJ, và ông Phil Bobertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á- Thái Bình Dương của Human Rights Watch.

Trước hết hai ông trả lời câu hỏi qua sự việc có đến 8 người Việt trên tổng số 47 người được trao giải năm nay, liệu như thế có phải chính quyền Việt Nam mạnh tay hơn trong việc đàn áp tiếng nói đối lập và người dân trong nước đã can đảm hơn chăng.

Bóp nghẹt tự do ngôn luận

Phil Robertson: Đúng là chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp đối với những người chỉ vì dám bày tỏ những ý kiến của họ, cũng như thực thi những quyền của họ theo Công uớc Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã phê chuẩn.

Tôi cũng muốn làm rõ về qui trình tiến cử những người được trao giải Hellman- Hammett: truớc hết yêu cầu nộp hồ sơ tham dự xét chọn cho giải thưởng. Rõ ràng tại Việt Nam có những người biết rõ về giải thưởng này nên họ đã hướng ra và tiến cử những nhà đấu tranh nổi bật tại Việt Nam cho giải thưởng đó.

Nếu nhìn lại những người được trao giải trong những năm qua, chúng ta có thể nói rằng cộng đồng ở đó biết nhiều về giải thưởng nhân quyền Hellman- Hammett

Chúng tôi đặc biệt quan ngại về sự gia tăng sách nhiễu đối với những người đấu tranh chính trị, những blogger tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam đã có những biện pháp càn quét đối với họ…

Shawn Crispin, HRW

Shawn Crispin: Ông Phil Robertson đã nói rõ về giải thưởng này hôm nay rồi; tuy nhiên từ góc độ của CPJ, chúng tôi đặc biệt quan ngại về sự gia tăng sách nhiễu đối với những người đấu tranh chính trị, những blogger tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam đã có những biện pháp càn quét đối với họ…

Chúng tôi

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Vi Đức Hồi, luật gia Phan Thanh Hải(từ trái và trên xuống)
Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Vi Đức Hồi, luật gia Phan Thanh Hải(từ trái và trên xuống)RFA (RFA)

đặc biệt quan ngại về mức độ đàn áp thông qua một nghị định ban hành hồi tháng giêng năm nay và có hiệu lực thi hành vào tháng hai.

Chính giới blog đã giúp đưa ra những thông tin mà người ta không thể có được từ truyền thông chính thống do nhà nước kiểm sóat. Tuy nhiên trong những tháng gần đây các blogger thuộc diện đó là đối tượng của chính phủ, chính quyền rất tích cực trong việc sách nhiễu các blogger.

Xét chung trong tòan khu vực Đông Nam Á, chúng tôi thấy Việt Nam hiện là nơi tệ hại cho giới blogger so với các nơi khác trong khu vực.

Gia Minh: Nếu đặt thang điểm 10, thì theo hai ông Việt Nam được xếp hạng mấy về tình hình tự do ngôn luận, phát biểu ý kiến?

Shawn Crispin: Trong khu vực Đông Nam Á, Miến Điện là nơi tệ hại nhất cho các phóng viên và blogger, Việt Nam ở vị trí ngay sát Miến Điện. Bất cứ lần nào đến đó tôi cũng hết sức ngạc nhiên về 'văn hóa sợ hãi'ở đó: nguời dân ngại không muốn gặp người 'ngòai' do sợ chính quyền trả thù.

Như tôi có đề cập là vài năm về trước, chúng tôi muốn thực hiện điều nghiên tại Việt Nam. Blogger mà chúng tôi muốn nói chuyện là một người hầu như đi hàng đầu trong phong trào đưa tin một cách ‘tự do’ về các vấn đề của Việt Nam nhưng vì sợ đàn áp, rồi phải trốn và sống trong sợ hãi.

Tôi có đến Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam, những người ở đó cũng rất ngạc nhiên về chuyện người được hẹn lịch làm việc vào lúc đó đã phải trốn. Xin lưu ý một năm rưỡi sau, tình hình không tiến triển chút nào mà càng tồi tệ hơn với việc nhiều blogger bị giam tù.

Hiện chúng tôi vô cùng quan ngại về tình trạng của ông Điếu Cày tiếp tục bị giam giữ với những cáo buộc không rõ ràng. Có thông tin nói ông này bị thương trong nhà tù.

Phil Robertson, HRW

Phil Robertson: Tôi có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia tồi tệ tại khu vực Đông Nam Á xét về mặt hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến. Như Shawn vừa đề cập đến thì vấn đề của những blogger trên mạng, hay nói chung là công dân làm báo tìm hiểu về những vấn đề như tham nhũng, chuyện vi phạm nhân quyền, các vấn đề về đất đai như chiếm dụng đất…

Tất cả các vấn đề đó đều xuất hiện trên các trang blog. Chính quyền Việt Nam cương quyết muốn dẹp những trang blog như thế. Hiện chúng tôi vô cùng quan ngại về tình trạng của ông Điếu Cày tiếp tục bị giam giữ với những cáo buộc không rõ ràng. Có thông tin nói ông này bị thương trong nhà tù. Chúng tôi cố gắng xác minh thông tin mà chỉ căn cứ vào báo miệng cho gia đình ông Điếu cày như thế.

Cho nên một lần nữa tôi có thể nói tình hình tại Việt Nam rất nghiêm trọng; và đáng nói nữa là Việt Nam lại học theo bài học ‘xấu’ từ người anh em ‘lớn’ ở Bắc Kinh như biện pháp kiểm sóat Internet… được nhập từ Trung Quốc sang cho Việt Nam và những chính quyền đàn áp khác trong khu vực. Nạn nhân chịu đựng những chính sách đó là người dân muốn thực thi các quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.

Nhìn thẳng vào sự thật

Gia Minh: Tất cả những hành động đàn áp, bắt bớ, cấm đóan như vừa nêu đều đã được nêu ra với chính quyền Hà Nội; nhưng rồi tất cả những điều đó đều bị chính quyền Việt Nam bác bỏ?

Luật sư Lê Trần Luật, bà Hồ thị Bích Khương, blooger Tạ Phong Tần, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (từ trái, trên xuống) RFA file
Luật sư Lê Trần Luật, bà Hồ thị Bích Khương, blooger Tạ Phong Tần, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (từ trái, trên xuống) RFA file (RFA)

Shawn Crispin: Có một 'văn hóa chối bỏ'. Họ làm ầm lên cáo buộc 'chống nhà nước' đối với những nhà đấu tranh, blogger, các nhà báo lên tiếng vì lẽ phải.

Theo các chuẩn mực quốc tế, thì những cáo buộc như thế là không đúng; đơn cử như các blogger nói lên vấn đề khai thác gây ô nhiễm môi trường, rồi chuyện tham nhũng… cũng bị cho là ‘chống lại Nhà nước’.

Trong thực tế những người đó nêu lên những vấn đề vì quyền lợi của người dân chứ không phải vì quyền lợi của nhà cầm quyền, của đảng cộng sản cầm quyền.

‘Văn hóa chối bỏ’ của chính quyền Hà Nội vẫn chưa chấm dứt.

Shawn Crispin, HRW

‘Văn hóa chối bỏ’ của chính quyền Hà Nội vẫn chưa chấm dứt.

Phil Robertson: Tôi xin bổ sung thêm là chuyện chối bỏ không hề có nghĩa gì. Bản thân chúng tôi có những nghiên cứu kỹ lưỡng, kiểm tra mọi việc trước khi công khai ra. Ngay cả khi những vụ việc đã được nêu ra với những chứng từ đầy đủ, chính quyền Việt Nam vẫn chối bỏ. Việc bác bỏ không mang lại cho họ thêm chút uy tín nào.

Chuyện người phát ngôn bộ ngọai giao Việt Nam bác bỏ những điều được đưa ra với những bằng chứng hiển nhiên đã trở nên ‘trò cười’ cho mọi người. Người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam vừa được thăng chức thứ trưởng bị cộng đồng mạng cười ví như ‘con vẹt’.

Thật không may là chính quyền Việt Nam vẫn không nhận ra điều đó, theo góc độ cần phải tham gia, giải quyết các vụ việc như thế thông qua thảo luận thực tế xảy ra thế nào.

Những chuyện vi phạm ở địa phương, các cấp chính quyền thành phố, tỉnh cho đóng blog hay theo dõi các nhà báo… khiến cho chính quyền Việt Nam trông không tốt đẹp gì.

Gia Minh: Hai ông đánh giá thế nào về hữu hiệu các công việc liên quan mà CPJ và Human Rights Watch đạt được vừa qua?

Shawn Crispin: Chúng tôi đưa ra những tiếng kêu gọi, giúp mọi người chú ý đến các vấn đề đang xảy ra tại Việt Nam, gióng lên tiếng trống báo hiệu, chúng tôi tiến hành những điều nghiên và chúng tôi công khai những tình trạng vi phạm đó. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục vi phạm, tình hình càng xấu đi, không có cải thiện gì.

Câu trả lời ngắn gọn của tôi là hãy tưởng tượng không gian sẽ tối thế nào nếu không được tiếp cận với ánh sáng. Nên có thể nói hiệu quả mà chúng tôi đạt được là đưa ra những tiếng kêu lớn về những vi phạm. Chúng tôi không thể ngăn chặn những vi phạm của nhà cầm quyền nhưng chúng tôi đã đưa chúng ra

Phil Robertson: Tôi muốn hỏi lại là chúng ta sẽ nhận được câu trả lời như thế nào khi hỏi tám người vừa được trao giải nhân quyền Hellman- Hammett nghĩ sao về giải thưởng mà họ được trao. Tôi chắc chắn họ cũng như gia đình sẽ trả lời là họ hãnh diện.

Tôi có nói chuyện với ba người đến nhận giải hôm nay họ đều cho biết đó là lá phiếu của lòng tin tưởng, là biểu tượng cho thấy họ làm những việc đúng đắn.
Đối với những người Việt Nam nhận giải Hellman- Hammett trong những năm qua họ cũng có những nhận định tương tự.

Hiệu quả những công việc mà chúng tôi làm tùy thuộc vào hổ trợ của những người đứng ở tuyến đầu tranh đấu bảo vệc cho nhân quyền, cho quyền tự do bày tỏ ý kiến, những người ngày ngày qua ngày khác phải đối diện với sự sách nhiễu, đe dọa từ phía chính quyền Việt Nam.

Chúng ta có thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều những chính quyền ‘cứng đầu’ như nhà cầm quyền Việt Nam? Chúng ta không thể, nhưng chúng ta có thể chiếu ánh sáng vào những góc tối, chúng ta tiếp tục cho những nhà đấu tranh thấy họ không đơn độc, chúng ta tiếp tục áp lực chính quyền phải thực thi lời nói của họ tuân thủ những chuẩn mực về nhân quyền.

Họ phải biết chúng ta sẽ cương quyết như thế cho đến khi họ có thay đổi hành vi.

Gia Minh: Cám ơn ông Shawn Crispin từ CPJ và ông Phil Robertson từ Human Rights Watch về cuộc phỏng vấn vừa rồi.

Opens in new window

Video: HRW vinh danh 8 người cầm bút can đảm ở Việt Nam