Hiệp sĩ đường phố trong xã hội VN

Trong xã hội VN ngày nay, theo lời tác giả Đinh Thế Hưng - “người ngay sợ kẻ gian, không dám tố giác tội phạm để an phận, không dám đấu tranh với cái xấu”, thì người ta thấy xuất hiện “hiệp sĩ đường phố”.

Ai sẽ bảo vệ dân ...

Tác giả nêu lên các yếu tố gồm sự lộng hành của tội ác, máu “yên hùng” một số chàng trai, bối cảnh “thờ ơ, vô cảm của một số người có trách nhiệm” cộng thêm “sự cổ vũ quá đà” của dư luận khiến phát sinh “hiệp sĩ của thời đại” tại VN hiện giờ – mà 2 vụ “hiệp sĩ” gọi là “nổi cộm” mới đây diễn ra ở Bắc Giang và Bình Dương.

Trong khi khó có thể phủ nhận “thành tích tay không bắt cướp” của các “hiệp sĩ đường phố” do hành động can đảm của họ, tác giả nhận thấy giữa “những tiếng xuýt xoa, tung hô rất hồn nhiên của dân chúng về chiến công của hiệp sĩ đã lác đác có những cảnh báo rằng hoạt động tự phát này sẽ đi ngược lại các giá trị của xã hội có Nhà nước”.

Tác giả lưu ý rằng Nhà nước, với tư cách người nắm quyền lực cùng mọi phương tiện trấn áp và tiêu tiền thuế của dân, thì phải có trách nhiệm bảo đảm và duy trì trật tự xã hội để mang lại an bình cho dân chúng. Chuyện “bắt cướp”, do đó, là nhiệm vụ của các cơ quan công quyền, cụ thể là công an. Theo tác giả, giữa lúc “tình trạng cướp giật vẫn đã và đang xảy ra ở nhiều đô thị” trong khi “hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự chưa đáp ứng được yêu cầu”, thì “không thể loại trừ đâu đó vẫn có những nhân viên công quyền thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm”. Tác giả chua chát rằng:

Hiệp sĩ của dân đáng ra phải là công an. Khi xã hội trông chờ vào hiệp sĩ như phép mầu thì xã hội đó đã mất đi cái trật tự pháp lý cần phải có.<br/>Tác giả Nguyên Lê <br/>

Từ việc cổ vũ các ' hiệp sỹ ' rồi nhân rộng điển hình thành phong trào sẽ khiến cho người ta có cảm giác xã hội quay về thời kỳ chưa có nhà nước khi công lý và trật tự trông chờ vào cá nhân xuất chúng , và rất gần với cách hành xử theo kiểu tự xử hoang dã (như thời La Mã sơ khai).

Qua bài “Hiệp sĩ và tội phạm”, tác giả Nguyên Lê nhận thấy trong xã hội VN “ngày càng trở nên vô cảm” và ai cũng sợ hãi, đề phòng trước tội ác, thì những hành động “nghĩa hiệp” hẳn khiến nạn nhân nói riêng và công luận nói chung cảm kích. Nhưng tác giả lưu ý rằng “ngay khi 2 từ ‘hiệp sĩ’ được giới truyền thông đặt tên cho những thanh niên dũng cảm giúp dân bắt cướp đầu tiên, rồi câu lạc bộ phòng chống tội phạm tập hợp các “hiệp sĩ’ ra đời…, các địa phương tổ chức học tập, nhân rộng mô hình này, đã có không ít ý kiến băn khoăn…”. Tác giả nêu lên câu hỏi rằng “Hiệp sĩ, anh là ai?”, và phân tích:

Ngoài lòng dũng cảm, hiệp sĩ không được trang bị kỹ năng, phương tiện chống tội phạm cũng như sự hiểu biết luật pháp. Hiệp sĩ không nhận thức đầy đủ về giới hạn quyền hành động của mình và quan trọng nhất, anh không có chức năng, nhiệm vụ bắt cướp

Như vậy chức năng, nhiệm vụ bắt cướp là của ai trong một xã hội mà tình hình tội phạm “diễn biến ngày càng phức tạp”?

Tác giả khẳng định:

Nếu vì lý do nào đó mà tội phạm phát triển thì ngoài việc truy tìm căn nguyên xã hội của nó để can thiệp, giải pháp phải tính đến đầu tiên là nâng cao năng lực của ngành công an, bởi theo phân công xã hội, đó là nhiệm vụ của lực lượng này… Hiệp sĩ của dân đáng ra phải là công an…Mỗi cá nhân chúng ta có thể có sự mong muốn gặp hiệp sĩ với những hành động nghĩa hiệp khi gặp sự chẳng lành, thân cô thế cô. Nhưng khi xã hội trông chờ vào hiệp sĩ như phép m u thì xã hội đó đã mất đi cái trật tự pháp lý c n phải có .

... khi côn đồ lộng hành?

Một cảnh bắt cướp của các hiệp sĩ đường phố. Photo courtesy of baodatviet
Một cảnh bắt cướp của các hiệp sĩ đường phố. Photo courtesy of baodatviet (Một cảnh bắt cướp của các hiệp sĩ đường phố. Photo courtesy of baodatviet)

Giữa lúc “xã hội trông chờ vào hiệp sĩ (diệt cướp) như phép mầu” trong khi “vẫn có những nhân viên công quyền thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm” như vừa nêu, thì tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội, blogger Huỳnh Xuân Long – thương binh loại ¼ - bày tỏ phẫn nộ cao độ - cũng như bao nhiêu dân oan mất nhà, mất đất khác trong khắp nước –trước hành động cướp đất rất tích cực, bài bản của các quan chức, công an địa phương.

Qua lời tố cáo nhắn gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cùng những cơ quan chức năng, liên quan chuyện các quan chức địa phương “sử dụng côn đồ hành hung, bức hại người dân, cùng nhau bao che, dối trá, phi tang” trong việc “phá huỷ tài sản, nhà ở, chiếm đất xây nhà trái phép…”, blogger Huỳnh Xuân Long cáo giác:

Người nông dân như tôi, khi bị nhóm lưu manh đỏ, mà thực chất là chính quyền, tước đoạt một cách trái luật và trắng trợn mảnh đất của mình có nhà đang ở, đề nghị áp dụng hình thức xử lý thích đáng đối với hành vi phá phách, cướp bóc như là một lũ giang hồ; có khác chăng thì đây là một lũ giang hồ được khoác cái áo công vụ để dễ dàng hù doạ nhằm cướp đất mà thôi.

Đề nghị khởi tố bị can với tội danh “lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái việc, trái đạo, trái luật, huỷ hoại tài sản của công dân, sử dụng xã hội đen để trấn áp dân, cướp phá tài sản của dân, coi thường dân, vu khống dân, gây hậu quả xấu về kinh tế và chính trị đặc biệt nghiêm trọng”. Đề nghị các cơ quan thẩm quyền giải quyết tố cáo, xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Tôi cam đoan những lời, nội dung tố cáo trên là đúng sự thật, và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

Qua bài “Ai đang cầm đầu dây thòng lọng”, blogger Đào Tuấn đề cập đến tình trạng “ Khi chính quyền khắp nơi phải dùng đến chuyên chính vô sản để thu hồi đất dù (gọi là)“đã bồi thường” cho dân, thì việc đó chỉ càng phản ánh sâu sắc hơn tính chất của việc tước đoạt”.

Sau khi lưu ý về sự chênh lệch kỷ lục giữa giá đất các nhà đầu tư bán ngoài thị trường với giá đền bù – nếu có đền bù – khi thu hồi đất của dân, mà theo Quốc Hội, là 35 lần, trong khi Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho biết chênh lệch gấp 175 lần, nhà văn Đào Tuấn nhận xét:

K hi các nhà làm luật "ngồi lại" với cộng đồng doanh nghiệp để tìm cách tháo các nút thắt của luật đất đai, sự chênh lệch khủng khiếp này đã được nói ra lời, và từ dùng nguyên văn là "tâm lý bị tước đoạt". Đúng hơn thì phải bỏ đi hai chữ "tâm lý". Bởi sự chênh lệch giá đang phản ánh hiện trạng người dân "bị tước đoạt" mỗi khi đất đai, từ loại do ông bà tổ tiên để lại, cho đến ruộng vườn, ao hồ, đầm phá , tr ót lọt vào mắt xanh nhà đầu tư nào đó. Dương Nội là một điển hình. Văn Giang là một điển hình. Và Vụ Bản cũng là một điển hình khác. Liệu có thể gọi khác đi khi bản chất câu chuyện là những người dân thấp cổ bé họng có tài sản, dù chỉ là quyền sử dụng đất, đang bị buộc phải bán, với giá do người mua ấn định, thông qua cái gọi là "khung giá" mà nhà nước ban hành. Và khi dân chúng phải đối mặt với cửa quan, cũng là chuyện "vô phúc đáo tụng đình", chuyện con giun xéo lắm cũng quằn.

Hội nghị Trung ương 6

Từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong phiên bế mạc Đại hội toàn quốc ĐCS VN lần thứ 11 tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 1 năm 2011. AFP photo
Từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong phiên bế mạc Đại hội toàn quốc ĐCS VN lần thứ 11 tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 1 năm 2011. AFP photo (Từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong phiên bế mạc Đại hội toàn quốc ĐCS VN lần thứ 11 tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 1 năm 2011. AFP photo)

Có một diễn biến quan trọng diễn ra 2 tuần qua tại Hà Nội trong vòng bí mật mà lẽ ra phải công khai, minh bạch với công chúng là Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá 11.

Theo nhận định các chuyên gia và cư dân mạng thì sóng gió dù thế nào đi nữa cũng khó nhấn chìm được chức Thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng trong lúc này, mà chỉ “tùng xẻo” ít nhiều quyền lực và vây cánh của ông ta mà thôi. Hay nói theo lời tác giả Phạm Nhật Bình qua bài “Hội nghị Trung ương để bàn chuyện cá lòng tong”, thì “ sau cùng, nỗ lực chính yếu tại hội nghị Trung ương đảng CSVN lần này vẫn chỉ là chuyện hiệp thương chia lại quyền và lợi giữa tập thể các quan chức thượng tầng của đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Những tranh cãi nẩy lửa suốt 2 tuần này sẽ chẳng giúp gì cho nền kinh tế đang tiếp tục tuột dốc, doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, vật giá leo thang, và cảnh sống ngày càng thêm cùng cực của mọi tầng lớp người dân”. Vẫn theo tác giả, thì có 2 luận điểm được đa số đồng ý về thực chất của hội nghị ấy, đó là:

Thứ nhất, việc khẩn cấp triệu tập hội nghị trung ương dài đằng đẳng này là để tùng xẻo ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi đã mài xong con dao "phê và tự phê" tại Bộ Chính trị trong tháng 8/2012. Lý do phải cần đến 2 tuần là vì phe đối thủ phải tùng xẻo trước các vòng ủy viên trung ương đảng còn đang bao quanh ông Dũng. Những ủy viên này hoặc phải "bỏ chủ chạy lấy người" hoặc bị chính thức cột vào một số tội trạng. Những tội trạng đó được dùng để sau cùng kết tội một ông Dũng đứng chơ vơ…

Luận điểm thứ hai được nhiều người hơn cho là lý do thật của hội nghị. Đó là thực tế về tương quan lực lượng giữa các phe phái hiện nay. Mặc dù trong mấy năm gần đây những tập đoàn kinh tế và tổng công ty do ông Dũng nắm giữ đổ bể hàng loạt, nhưng với ưu thế của một người nắm giữ hầu hết quyền lực kinh tế, và bộ máy công an, ông Dũng vẫn còn quá mạnh và có quá nhiều phương tiện để luồn lách, khỏa lấp, mua thời gian. Hiện nay, không có ai hay nhóm quan chức nào, kể cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đủ sức mạnh có thể đè bẹp hẳn phe cánh của ông Dũng.

Hiện nay, không có ai hay nhóm quan chức nào, kể cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đủ sức mạnh có thể đè bẹp hẳn phe cánh của ông Dũng.<br/>Phạm Nhật Bình <br/>

Tác giả cho rằng 2 tuần hội nghị trung ương 6 ấy, với 175 uỷ viên, là nỗ lực của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang kết hợp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm “lấy thịt đè”…ông Thủ tướng Dũng sau khi phe “Sang-Trọng” không thể “đè bẹp” Ba Dũng trong 5 ngày họp Bộ Chính Trị gồm 14 uỷ viên trước đó. Nhưng cho dù có thêm “thịt” như vậy, phe Chủ tịch Nước-Tổng Bí thư này chỉ có thể đạt mức “hiệp thương ở thế mạnh” mà thôi, sao cho những bộ chủ chốt như Ngoại giao, Quốc phòng và cả Công an sẽ trực thuộc Phủ Chủ tịch Nước, sao cho các lãnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, xây dựng, ngân hàng lọt vao tầm tay của phe “Sang-Trọng”, sao cho các tập đoàn “sân sau” của giới lãnh đạo chóp bu phải chia chác lại.

Dù “cơn đấu đá chia sân” ở Hà Nội có như thế nào đi chăng nữa, tác giả Phạm Nhật Bình cũng không quên báo động rằng “rõ ràng giới lãnh đạo Việt Nam chẳng còn lòng dạ nào nghĩ đến chuyện bảo vệ đất nước, mặc dù Trung Quốc đang xâm lược Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từng ngày từng giờ, ngay trên mặt truyền thông văn hóa, ngay trong các ngõ ngách kinh tế hàng ngày, và ngay trên đất liền, chứ không chỉ ngoài biển đảo xa xôi”.

Theo dòng thời sự: