Việt Nam ủng hộ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông

Vấn đề biển Đông, một lần nữa lại dấy lên tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 (EAS) tại thủ đô Phnom Penh hôm ngày 20/11. Các nước ASEAN và nước liên quan tranh chấp vẫn không thể cùng quan điểm Campuchia và Trung Quốc khi muốn giải quyết tranh chấp trong khu vực.

ASEAN kết thúc, khôngđạtđồng thuận vềvấn đề Biển Đông

Các nước có tranh chấp biển Đông vẫn không cùng chung quan điểm với Campuchia, nước Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21, khi đồng thuận với Trung Quốc không muốn đàm phán sâu rộng và đem vấn đề tranh chấp ra quốc tế.

Quan điểm khác biệt vừa nói, được thể hiện càng rõ sau khi Hội nghị Cấp cao Đông Á lần 7 (EAS) kết thúc, mọi nước đều tự mình tìm đến báo giới của nước họ để nói lên quan điểm và bảo vệ cái đúng của riêng mình, trừ lãnh đạo Việt Nam.

Philippines là nước dám lớn tiếng với Trung Quốc nhiều nhất. Chưa kịp họp xong EAS, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario mang một Tuyên bố ra khỏi phòng họp tìm đến phóng viên Philippines.

Tổng thống Benigno S. Aquino tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 (EAS) tại thủ đô Phnom Penh hôm ngày 20/11. AFP
Tổng thống Benigno S. Aquino tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 (EAS) tại thủ đô Phnom Penh hôm ngày 20/11. AFP (AFP)

Tuyên bố lần này, Philippines kêu gọi tất cả các bên tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của tất cả các quốc gia ven biển, không phân biệt kích thước hoặc sức mạnh hải quân. Tôn trọng và thực hiện luật biển năm 1982 và các Công ước quốc tế, phản bác việc Campuchia Tuyên bố hôm thứ Hai rằng các thành viên của ASEAN đã thống nhất không quốc tế hóa vấn đề biển Đông.

Tổng thống Aquino kêu gọi tất cả các nước tuyên bố chủ quyền tại Biển Tây Philippines hãy cùng nhau bắt đầu thảo luận làm rõ quan điểm trên hàng hải và giải quyết tranh chấp hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS

Ngoại trưởng Rosario

Theo Ngoại trưởng Rosario, Tổng thống Benigno S. Aquino III nhấn mạnh rằng các nước tranh chấp cần phải tự kiềm chế tránh để tình hình càng phức tạp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Trong đó, một số nước lớn cần phải hạn chế hành động của họ trên các hòn đảo.

Ngoại trưởng Rosario phát biểu: "Tổng thống Aquino kêu gọi tất cả các nước tuyên bố chủ quyền tại Biển Tây Philippines hãy cùng nhau bắt đầu thảo luận làm rõ quan điểm trên hàng hải và giải quyết tranh chấp hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS."

Mặc dù, đã có nhiều bất đồng sau khi Phnom Penh đồng thuận với Trung Quốc không quốc tế hóa vấn đề biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN kết thúc thành công, đặc biệt là một số vấn đề kinh tế và việc đàm phán về một số thỏa thuận thương mại tự do .

Ông đánh giá thấp sự bất đồng giữa Campuchia và Việt Nam-Philippines. Ông nói các nhà lãnh đạo khu vực còn phải tập trung vào giải quyết các công việc khác.

Ngoại trưởng Marty Natalegawa cho biết: "Chúng tôi đã đề cập rất nhiều về Bộ quy tắc ứng xử (COC). Các nước như Mỹ đã có thể nói trực tiếp hay gián tiếp tại Hội nghị về vấn đề tranh chấp biển Đông và tự do hàng hải. Ngoài ra, nhà lãnh đạo các nước cũng đề cấp nhiều đến ngoại giao và thương mại."

Trong khi đó Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bảo vệ quan điểm của mình là không thảo luận về vấn đề biển Đông tại các diễn đàn đa phương. Bắc Kinh thích để đối phó với các bên tranh chấp trên cơ sở song phương.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Phó Oánh tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 (EAS) tại thủ đô Phnom Penh hôm ngày 20/11. Photo Quốc Việt RFA
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Phó Oánh tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 (EAS) tại thủ đô Phnom Penh hôm ngày 20/11. Photo Quốc Việt RFA (Photo Quốc Việt RFA)

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là bà Phó Oánh nói với phóng viên rằng Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói tại Hội nghị Trung Quốc không muốn lây lan tranh chấp trong khu vực.

Vẫn theo bà Oánh, hiện đã có rất nhiều khu vực đang có xung đột, tranh chấp. Bên cạnh đó, cũng có một số khu vực đã và đang bị chiến tranh đe dọa. Dù vậy, ASEAN có một chính sách ngoại giao giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, Trung Quốc mong muốn ASEAN tham gia giữ hòa bình và ổn định khu vực để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

Thứ trưởng Phó Oánh nói: "Dù thế nào, chúng ta đến đây đều cùng chung một ý muốn, đó là hợp tác cùng làm việc với nhau. Điều này, sẽ giúp cho nhiều nước có lợi ích và cân bằng trong khu vực ASEAN. Và chúng tôi cũng hy vọng các nước ngoài khu vực ủng hộ và khuyến khích hơn khi khu vực giữ được hòa bình và ổn định.

Chúng tôi thật lòng không muốn đưa tranh chấp ra thảo luận như trong dịp này. Chúng tôi không muốn các tranh chấp lãnh thổ bùng phát và có sự khác biệt hơn. Chúng tôi không nghĩ đó là một ý tưởng tốt để lây lan một cảm giác căng thẳng trong khu vực này.”

Chúng tôi thật lòng không muốn đưa tranh chấp ra thảo luận như trong dịp này. Chúng tôi không muốn các tranh chấp lãnh thổ bùng phát và có sự khác biệt hơn. Chúng tôi không nghĩ đó là một ý tưởng tốt để lây lan một cảm giác căng thẳng trong khu vực này

Thứ trưởng ngoại giao TQ

Việt Nam muốn quốc tế hóa biển Đông

Phản ứng trước phát biểu trên, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu với phóng viên Quốc Việt rằng “Việt Nam muốn quốc tế hóa biển Đông.”

Quốc Việt: Thưa Ngoại trưởng, Campuchia cho biết không quốc tế hóa biển Đông. Philippines phản đối, còn quan điểm Việt Nam thế nào?

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: Không, làm gì không quốc tế hóa. Chẳng có vấn đề đó.

Còn Tổng thống Philippines Aquino nhấn mạnh có nhiều quan điểm được thể hiện trên cơ sở ASEAN thống nhất trong những ngày qua, nhưng Philippines không xem đó là sự đồng thuận. Đối với Philippines, ASEAN không phải là con đường duy nhất.

Ông Rosario cho biết: "Tổng thống Aquino đã nhấn mạnh rằng tất cả các bên tham gia COC trong biển Nam Trung Hoa, khi hoàn thành, phải cam kết thực hiện đầy đủ.

Khi chúng ta bắt tay vào đàm phán COC trong ASEAN, chúng ta phải đảm bảo rằng các điều khoản của Hiệp định này không chỉ mạnh mẽ hơn, ràng buộc và đáng tin cậy, nhưng tất cả các bên tham gia COC còn phải có đầy đủ cam kết thực hiện.”

Được biết, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (2002-2012), lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua một Tuyên bố chung của Hội nghị kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Tuyên bố chung khẳng định giá trị, tầm quan trọng và việc thực hiện đầy đủ DOC nhằm bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển LHQ năm 1982; đồng thời cùng hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo tái khẳng định nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; nhất trí tiếp tục tuân thủ tinh thần và các nguyên tắc của DOC nhằm góp phần thúc đẩy hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc.

Theo dòng thời sự: