Hai diễn giả Việt Nam là bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên đại sứ Việt Nam tại EU, cựu phó chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội Việt Nam, và tiến sĩ Vương Thị Hanh, giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Nâng Cao Năng Lực Phụ Nữ ở Hà Nội.
P hụ nữ tham gia chính trị k hông tăng lại giảm xuống
Chia sẻ với Thanh Trúc, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, đã nghĩ hưu nhưng vẫn tham gia hoạt động xã hội, giáo dục và văn hóa, nói rằng tại hội thảo này điều hiển nhiên bà sẽ nhấn mạnh là:
Quyền bình đẳng giới ở Việt Nam và đặc biệt sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị của đất nước là một nghịch lý, ở chỗ là với đổi mới thì kinh tế có đi lên, có tiến bộ, thế nhưng chỉ số về sự tham gia của phụ nữ trong chính trị thì lại dẫm chân tại chỗ, thậm chí là đi xuống.
Lấy thí dụ bà nhìn rõ nhất vì từng là đại biểu quốc hội, bà Tôn Nữ Thị Ninh nói trong hai kỳ bầu cử gần đây nhất là 2007 và 2011, thay vì tăng lên thì tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội lại giảm xuống:
Cái thời khi tôi làm đại biểu quốc hội, phụ nữ trong quốc hội là trên 27%, ngày nay chỉ còn trên 24% thôi. Đó là một nghịch lý vì ngay sau hòa bình lập lại năm 75, 76 là quốc hội rất ngắn, chỉ có một năm, tỷ lệ nữ lúc đó là 32%. Nói cách khác hơi m ĩa mai một tí là thế thì bao giờ chúng ta lại trở lại thời 75 khi phụ nữ được 32%?
Hiện nay đã có chủ trương là phải phấn đấu đến năm 2010 thì nữ trong quốc hội phải trên 30%.
Đó là mục tiêu mà nói thì dễ, bà Tôn Nữ Thị Ninh nhấn mạnh, nhưng đạt được thì rất khó, vì như bà từng phát biểu khi còn ở quốc hội rằng Việt Nam đã có hơi tự mãn về những thành tựu của mình trong lãnh vực bình đẳng giới:
Cũng phải công nh ận quyền bình đẵng được ghi trong hiến pháp, cho nên nói chung về chủ trương lý th uyết thì ổn, về luật pháp thì cũng tạm ổn, nhưng mà trong thực tế thì sức ù lì, sự bảo thủ của nam giới, sự ỷ lại của đàn ông ở các vị trí lãnh đạo. Nghĩa là gì? Đồng ý với nguyên tắc cái mà tôi gọi là political correctness không ai ở Việt Nam dám to tiếng bảo "phụ nữ hãy ở nhà đi, phụ nữ không được tham gia chính trị", không ai dám đâu, thế nhưng trên thực tế cũng ít ai làm cái gì để thực sự tạo điều kiện và giúp cho hỗ trợ cho chị em vươn lên. Thành thử tôi cho vấn đề ở đây nằm cả ở ch ỗ bộ máy chính trị của chúng ta, trong nước phải thừa nhận là bây giờ không thể chỉ ra những chính sách trên giấy, mà phải mạnh dạn bố trí phụ nữ nhiều hơn ở các vị trí lãnh đạo.
Quyền bình đẳng giới ở Việt Nam và đặc biệt sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị của đất nước là một nghịch lý, ở chỗ là với đổi mới thì kinh tế có đi lên, có tiến bộ, thế nhưng chỉ số về sự tham gia của phụ nữ trong chính trị thì lại dẫm chân tại chỗ, thậm chí là đi xuống
Bà Tôn Nữ Thị Ninh
Như ở Th ụy Điển khi người ta quyết định là 50% nội các phải là nữ và người ta đã làm như thế. Quyết tâm chính trị của các chính đảng ở Thụy Điển như vậy . Đất nước Thụy Diển có sụp đỗ không, nền kinh tế Thụy Điển có sụp đổ không?
Trong xã hội hiện đại, điều bà Tôn Nữ Thị Ninh sẽ trình bày tiếp, cũng có một nghịch lý nữa là nhiều phụ nữ thành công trong thương trường, nắm chiếc ghế giám đốc công ty hoặc chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trong công ty thì cho rằng như thế là thành đạt rồi, cần chi phải làm chính trị thêm nữa:
Nhưng tôi tiếc vì tôi thấy rằng khi những chị em đó đã thành đạt trong kinh doanh thì một số chị em có năng khiếu nên mở rộng hoạt động sang chính trị để cho xã hội quen với hình ảnh là càng ngày càng nhiều chị em tham gia đời sống chính trị của đất nước.
Cuối cùng tôi muốn nói cái ý của xã hội hiện đại là truyền thông rất quan trọng, chị em phải biết truyền đạt những ý tưởng những nguyện vọng của mình, phải biết ăn nói như thế nào với cử tri với xã hội. Lúc tôi về ứng cử tại Bà Rịa Vũng Tàu người ta đâu có biết tôi nhiều, nhưng mà tôi chịu khó suy nghĩ cách nói thế nào để cho gần gũi, để người ta cảm thấy là mình có quan tâm th ật sự đến những điều người ta đang băn khoăn hay đang có nguyện vọng.
Nguyên nhân tỷ lệ phụ nữ tham gia giảm đi
Với câu hỏi có phải nguyên nhân của chuyện suy giảm nữ giới trong chính trường hiện tại đến từ quan điểm mà nhà nước Việt Nam thường đề cao, rằng đất nước luôn có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, phụ nữ Việt Nam là anh hùng trong công cuộc giải phóng dân tôc, phải chăng vai trò của phụ nữ Việt Nam chỉ được coi trọng trong thời chiến nhưng đến thời bình thì mờ nhạt đi vì không còn cần thiết cho công tác vận động tuyên truyền cho mục đích chiến tranh nữa. Bà Tôn Nữ Thị Ninh trả lời điều này cũng có một phần nhưng không riêng Việt Nam mà nếu so sánh số liệu và tình hình Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai chẳng hạn, thì cũng có xu hướng đó:
Tôi nghĩ cái thách thức lớn nhất là luôn luôn mong muốn của mình nó cao nó lớn mà cái mình làm được thì nó không đến được như thế, chứ không hẳn là sự đố kỵ của nam giới. Cái đó có thể sau lưng chứ còn trước mặt thì tôi không cảm nhận
Bà Tôn Nữ Thị Ninh
Trong thời chiến phụ nữ khách quan mà nói là không ai thúc ép cả thì tự n h iên phải nhảy ra làm và đảm nhiệm những vị trí trách nhiệm. Đến lúc hòa bình trở lại thì tự nhiên như tôi nói là cái sức ù lì và sự bảo thủ của cơ cấu xã hội nó quay trở lại. Cho nên những chị em đã từng là chủ tịch xã hay chủ tịch hợp tác xã trong thời chiến khi thấy các anh ở mặt trận về thì tự nhiên nhường lại ch ỗ.
Như vậy là gì? Là chúng ta đã không kịp thời nhận thấy cái thực tế khách quan đó để mà duy trì cái gọi là chủ trương khuyến khích chị em mạnh dạn hơn chủ động hơn vươn lên và tiếp tục đảm nhiệm vị trí trong đời sống chính trị.
Với thời gian ở quốc hội tôi phát hiện là hóa ra cái tính bảo thủ trong đầu óc của nam giới còn khá nặng, một trong những điều tôi rất ngạc nhiên vì trong khi có nhiều tiến bộ trong quốc hội ví dụ khi bàn về chuyện hiến tặng ngũ tạng vì khoa học vân vân… thì rất là cởi mở, thế nhưng về chuyện này thì tôi thấy nam giới ,kể cả đại biểu quốc hội, còn khá bảo thủ.
Cái cần phải nói nữa là cũng phải tự biết cũng có một số chị em hoặc là an phận hoặc thậm chí là đôi khi đố kỵ nhau. Cái này mình cứ phải rất là thực tế thừa nhận với nhau. Hoặc tôi cũng biết một số đồng nghiệp thành đạt rồi thì thôi , mình thành đạt là được rồi, không cần quan tâm đến chị em khác ít may mắn hơn hay trẻ hơn. Tôi cho là vì vậy mà cái gọi là quan tâm đến những người cùng giới với mình cũng rất là quan trọng.
Vậy điều gì khiến cho người phụ nữ, trước tinh thần khá là bảo thủ cuả nam giới cũng như trong môi trường làm việc mà đàn ông chiếm đa số, cảm thấy tự tin để có thể dấn thân vào đời sống chính trị, tham gia vào lãnh vực công quyền một cách tích cực, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho điều đó là:
Một trong những nguyên nhân...đó là tuổi nghỉ hưu của phụ nữ so với nam giới là thấp hơn năm tuổi. Tất cả những chị em trong quốc hội đa phần ở lứa tuổi 50 và 55, là lứa tuổi mà họ có rất nhiều kinh nghiệm hoạt động. Nhưng khi từ 50 đến 55 thì họ sẽ không được tái cử nữa
TS.Vương Thị Hạnh
Làm gì thì làm mà trước tiên là phải giỏi. Tại sao? Mình giỏi thì không có cớ nào để nữ và đặc biệt là nam có thể nói là vì được chiếu cố nên mới ở vị trí đó.
Nếu mình giành được một vị trí nào thì đó hoàn toàn là mình xứng đáng với vị trí đó. Tôi thì học hành cũng được , làm việc rất chăm và chịu khó, tôi chưa bao giờ cảm nhận là người ta bảo bà Ninh lên được vị trí đó là vì chiếu cố hay vì may mắn. Mình biết mình đứng ở đâu hoàn toàn là vì nỗ lực của bản thân mình và một số điều kiện khách quan.
Tôi nghĩ cái thách thức lớn nhất là luôn luôn mong muốn của mình nó cao nó lớn mà cái mình làm được thì nó không đến được như thế, chứ không hẳn là sự đố kỵ của nam giới. Cái đó có thể sau lưng chứ còn trước mặt thì tôi không cảm nhận.
Bên lề buổi hội thảo và phát động chiến dịch bình đẳng trong chính trường đối với phụ nữ Châu Á Thái Bình Dương này, Thanh Trúc gặp lại tiến sĩ Vương Thị Hanh, giám đốc CEPEW Trung Tâm Giáo Dục, Phát Triển Và Nâng Cao Năng Lực Phụ Nữ ở Hà Nội.
Năm 2001, tiến sĩ Vương Thị Hạnh từng đến Washington DC dự một hội nghị quốc tế về về giới tính và đã dành cho Thanh Trúc một buổi phỏng vấn chi tiết.
Hôm nay, tiến sĩ Vương Thị Hanh cho hay trong thành phần của đoàn Việt Nam được UNDP mời sang Bangkok mà phần đông là nữ, còn có đại biểu quốc hội, đại diện chính phủ và đại diện một số tổ chức NGO. Bên cạnh đó, bà nói tiếp, có đại diện của UNDP ở Hà Nội , bà Pratibha Mehta, một trong những người lên tiếng cùng với bà Tôn Nữ Thị Ninh:
Tôi nghĩ hội nghị này rất tốt, tôi hiểu là UNDP mong muốn sự tham gia vào chính trị của phụ nữ ở các nước nói chung và đặc biệt khu vực Châu Á càng ngày càng tăng hơn, do đó tất cả những bài học chia sẻ của Thái Lan, Mông Cổ, kể cả Việt Nam nữa, cũng sẽ giúp chúng tôi tìm ra những kinh nghiệm hay.
Nguyên nhân nào mà tỷ lệ phụ nữ tham gia giảm đi? Một trong những nguyên nhân mà chúng tôi có quan sát, đó là tuổi nghỉ hưu của phụ nữ so với nam giới là thấp hơn năm tuổi. Tất cả những chị em trong quốc hội đa phần ở lứa tuổi năm mươi và năm mươi lăm, là lứa tuổi mà họ có rất nhiều kinh nghiệm hoạt động. Nhưng khi từ năm mươi đến năm mươi lăm thì họ sẽ không được tái cử nữa bởi đã quá tuổi để m à tiếp tục. Cho nên là cái lực lượng rất có năng lực, có tiềm năng, có tiếng nói thì không ứng cử tiếp, còn số lượng chuẩn bị để cho những lứa mới trẻ hơn vào thì sự ch u ẩn bị đó chưa thật tốt.
Hiện nay thì tôi nghĩ nhiều phụ nữ có năng lực họ cảm thấy họ cũng tự tin nếu như họ được đề cử và nếu như họ được bầu. Nhưng bên cạnh đó phụ nữ có những lo lắng, bởi vì trong nên kinh tế đang phát triển Việt Nam vẫn thuộc một nước gọi là trung bình về mặt kinh tế và mới thoát nghèo, những lo lắng cho công việc gia đình, sự nghiệp của gia đình, chăm sóc con cái ..nó có ảnh hưởng đến điều kiện tham gia của phụ nữ.
Thứ hai nữa, thực ra ở Việt Nam mình, tham gia quyền lực thì nhiều người vẫn cho rằng đấy như cái không gian của nam giới nhiều hơn và phụ nữ chỉ nên tham gia ở cái mức nào thôi. Họ không thấy rằng không gian chính trị là không gian của cả phụ nữ của cả nam giới và phụ nữ cần tự tin hơn, cần dấn thân hơn và cũng phải có một cái đam mê hơn.
Bên cạnh do dự như vậy thì sự thúc đẩy, sự quyết tâm của nhà nước của chính phủ, mạnh dạn đưa người ta lên, giúp đỡ cho người ta làm và tạo điều kiện tham gia thì tôi tin rằng chị em phụ nữ sẽ làm rất tốt.
Đó là nội dung của câu chuyện bình đẳng giới đối với phụ nữ Việt Nam trong chính trường hôm nay.
Theo dòng thời sự:
- Châu Á thiếu các phụ nữ làm lãnh đạo
- Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI
- Phụ nữ và Olympics
- Phụ nữ Afghanistan: Tôi phải bỏ trốn
- Phụ nữ Việt nghĩ gì về bình đẳng giới
- Khi người đẹp cởi áo chụp hình
- Nữ đánh bom tự sát
- Những phụ nữ nổi bật năm 2011
- Phụ nữ Arap Saudi sẽ được bầu cử & ứng cử
- Phụ nữ với thể thao mạo hiểm