Hiện trạng mê muội thần tượng của giới trẻ

Đề thi môn Văn khối D tuyển sinh đại học năm 2012: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi và gây nhiều chú ý trong trong công luận.

0:00 / 0:00

Thật sự hiện trạng mê muội thần tượng của giới trẻ có phải là thảm họa và có đáng để lên án hay không? Hòa Ái tìm hiểu và trình bày trong phần sau.

Mê muội thần tượng

Sau khi hoàn thành bài luận văn dự thi tuyển sinh đại học khối D một cách hài lòng, bạn Minh Tú chia sẻ suy nghĩ của mình trước những phản ứng mạnh mẽ của không ít bạn trẻ đồng trang lứa cho rằng Bộ Giáo Dục-Đào Tạo xúc phạm họ khi ra đề thi như vậy. Bắt đầu cuộc trò chuyện với Hòa Ái, Minh Tú cho biết:

“Thật sự mà nói cũng có rất nhiều bạn thích thần tượng theo hướng trong sáng nhưng những bạn đó thì lại không có những phản ứng mạnh. Cho nên ít được nhắc tới. Vì vậy, nói một cách công bằng thì hầu hết không phải hầu hết các bạn thuộc dạng mê muội. Tuy nhiên, những bạn mê muội được công chúng chú ý nhiều nên mình thấy đa số là như thế.”

Minh Tú chia sẻ rằng bản thân em cũng như mỗi người bạn quen biết đều có một thần tượng của riêng mình. Hình ảnh thần tượng như là một mô phạm cho người hâm mộ yêu mến, trân quý và là tấm gương để noi theo trong cuộc đời mỗi người.

Đề thi Văn khối D đại học năm nay được dư luận đánh giá là hay vì đó là một hồi chuông cảnh tỉnh lối sống ảo của thanh niên hiện nay. Trả lời báo chí trong nước, trưởng nhóm ra đề thi nhấn mạnh về hiện tượng mê muội, sùng bái thần tượng của giới trẻ trong nước và thế giới khiến không ít người trở nên mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm và điên rồ trong hành động, có khi còn đến mức cuồng tín thì thảm họa không thể tránh khỏi. Đại diện của nhóm ra đề thi môn Văn đại học năm nay cho rằng mọi sự mê muội thần tượng đều có thể tiềm ẩn một thảm họa, dù đó là thần tượng nào đi nữa.

Hiện tượng mê muội, sùng bái thần tượng của giới trẻ khiến không ít người trở nên mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm và điên rồ trong hành động, có khi còn đến mức cuồng tín.

Trưởng nhóm ra đề thi

Chuyên gia giáo dục Quỳnh Hương cho rằng ngưỡng mộ thần tượng hay sùng bái thần tượng là một hiện tượng xã hội thời nào và ở nơi nào trên thế giới đều có. Chuyên gia giáo dục Quỳnh Hương chia sẻ:

“Chuyện đấy tôi nghĩ thì xã hội cũng phải chấp nhận. Bởi vì là con người, đặc biệt là thanh niên thì người ta phải có đặt niềm tin và lý tưởng của mình vào đâu đấy. Nếu xã hội không đưa cho người ta niềm tin hay những thần tượng vào đâu thì người ta sẽ tự tìm lấy thần tượng cho họ.”

Trong khi đó, có nhiều thí sinh dự thi bỏ cuộc vì cho rằng vẫn còn cơ hội dự thi tuyển sinh đại học năm sau chứ không muốn xúc phạm đến thần tượng và giữ lấy tình yêu của mình dành cho họ. Cộng đồng mạng xã hội nổi lên những cơn sóng giận dữ như lập hội kêu gọi tẩy chay đề thi, yêu cầu Bộ Giáo Dục-Đào Tạo phải xin lỗi. Có người còn nói rằng: "nếu Bộ Giáo dục không có hành động kịp thời, máu và nước mắt sẽ nhuốm khắp Việt Nam". Công chúng bàng

Giới trẻ có nhiều nhận thức khác nhau, cảm xúc khác nhau... AFP
Giới trẻ có nhiều nhận thức khác nhau, cảm xúc khác nhau... AFP (AFP)

hoàng trước phát biểu này của một bạn trẻ. Từ những động thái như hôn chiếc ghế chỗ thần tượng đã ngồi qua, khóc đến ngất xỉu khi chạm được tay vào vạt áo của người mình hâm mộ…cho đến tuyên bố sẵn sàng giết bố mẹ nếu không cho đi xem thần tượng âm nhạc mà mình ngưỡng mộ và thậm chí tuyên bố là tiêu diệt cả cha mẹ mình nếu họ ngăn cản con đường đến với tình yêu đích thực trong đời. Phải chăng đó là thảm họa với những biểu hiện lệch lạc, bệnh hoạn mà xã hội gọi là “fan cuồng”.

Nguyên nhân và trách nhiệm

Hầu hết những biểu hiện và tuyên bố quá khích đều thuộc về các “fan cuồng” thần tượng âm nhạc, đặc biệt là các ca sĩ, nhóm nhạc Hàn Quốc. Hơn một thập niên qua, ngành truyền thông trong nước ồ ạt phát sóng những phim ảnh, các hoạt động ca nhạc, thời trang của làng giải trí Hàn Quốc và thế giới. Chuyên gia Giáo dục Quỳnh Hương cho rằng không có gì là ngạc nhiên khi giới truyền thông cố tạo ra những hình ảnh nhân vật, những thần tượng vì mục đích của ngành truyền thông thì tất nhiên giới trẻ sẽ bị cuốn theo. Chuyên gia Quỳnh Hương nêu lên nhận định rằng muốn tránh thì phải đưa ra những nhân vật niềm tin nào đó. Nếu không đưa ra được thì họ vẫn đi tìm một niềm tin khác. Giới truyền thông không dựng hình ảnh này thì sẽ dựng một hình ảnh nào đó. Bất cứ theo hình thức nào thì cũng có những người hâm mộ và cả những “fan cuồng”.

Đây là vấn đề liên quan đến người lớn và đời sống xã hội. Xã hội như thế nào thì con trẻ sẽ như thế đó

TS Trịnh Hòa Bình

Công luận có nhiều ý kiến chê trách gay gắt những bạn trẻ ngưỡng mộ thái quá hay mê muội. Vì một khi quá mê muội thì không còn ý thức về hành vi điên rồ của mình nữa cũng như không phù hợp với văn hóa của người Việt. Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình chia sẻ trên Báo Giáo Dục Việt Nam là không nên xỉ vả, lăng nhục con trẻ khi các em cuồng thần tượng. Theo chuyên gia Xã hội học thì giới trẻ có thể làm bất cứ điều gì để bảo vệ cho thần tượng. Các em đối đầu với gia đình, có thể li khai khỏi gia đình và thậm chí là kết

Sinh viên trường đại học bách khoa Hà Nội nâng cao tờ báo có hình "Thần Tượng Bill Gates" trong dịp ông đến thăm trường hôm 15-6-2006.AFP
Sinh viên trường đại học bách khoa Hà Nội nâng cao tờ báo có hình "Thần Tượng Bill Gates" trong dịp ông đến thăm trường hôm 15-6-2006.AFP (AFP)

liễu mạng sống. Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho rằng đây là vấn đề liên quan đến người lớn và đời sống xã hội. Xã hội như thế nào thì con trẻ sẽ như thế đó. Cha mẹ lo kiếm tìm những giá trị vật chất, không chăm lo đời sống tinh thần, cách ứng xử của con trẻ với xã hội cùng với nhà trường không hướng dẫn cho học sinh cách ứng phó đạo đức với các trường hợp cụ thể là những nguyễn nhân dẫn đến hiện trạng cuồng thần tượng của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Cùng đưa ra ý kiến trên Báo Giáo Dục Việt Nam, Tiến sĩ Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn nêu lên trách nhiệm của xã hội phải làm gì để giới trẻ có định hướng đúng trong việc lựa chọn thần tượng. Chuyên gia giáo dục Quỳnh Hương nhận định nếu nguyên nhân chính yếu từ xã hội thì phải tìm giải pháp xã hội để hướng dẫn thanh thiếu niên. Tiến Sĩ Trịnh Hòa Bình nói rằng gia đình chính là nơi đầu tiên để giáo dục một đứa trẻ.

Phụ huynh Nguyễn Thị Tuyết Nga, mẹ của bạn Minh Tú cho biết là bậc cha mẹ, anh chị giáo dục con cái trong gia đình chỉ đơn giản là qua cách làm, cách sống mẫu mực để cho các cháu noi theo; không dạy dỗ bằng giáo điều; chỉ dẫn cho các cháu nhận biết mặt trái của xã hội, đâu là người tốt, ai là người không tốt để các cháu định hướng cho cuộc sống. Có lẽ không chỉ riêng ba mẹ của Minh Tú hài lòng và hạnh phúc khi nghe con mình bộc bạch rằng:

Một xã hội thực sự văn minh, một nền giáo dục thực sự tốt thì phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của con người.

Đại diện ban ra đề thi

“Nói chung là mẹ em chăm sóc em rất chu đáo. Nếu như mà nhìn xung quanh mình, có thể nói em được như bây giờ là sự giáo dục của ba mẹ. Nói chung thì đứa trẻ nào cũng chịu ảnh hưởng từ giáo dục của bố mẹ là rất lớn. Nói ra có vẻ hơi hống hách nhưng mà tới tận bây giờ em sống rất là tốt và cảm thấy mình là một người có đủ đạo đức và em rất cảm ơn ba mẹ em về điều đó. Và sau này, khi em trở thành bậc làm cha làm mẹ thì em muốn giống như ba mẹ em bây giờ.”

Các bạn trẻ đều muốn có người lắng nghe, thấu hiểu và cần có người để chia sẻ những buồn vui cũng như những ước vọng trong cuộc sống. Đại diện của ban ra đề thi môn Văn khối D năm nay nói rằng "Một xã hội thực sự văn minh, một nền giáo dục thực sự tốt thì phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của con người". Rõ ràng, đề thi tuyển sinh đại học năm nay cũng là một hồi chuông báo động cho các bậc phụ huynh, ngành giáo dục, ngành truyền thông cùng tất cả những ai quan tâm đến thế hệ tương lai của Việt Nam cần phải chung tay để ngăn chặn những thảm họa cuồng thần tượng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo dòng thời sự: