Trẻ em ghi nhận và suy nghĩ ra sao về sự kiện những lao động nhỏ tuổi bị lạm dụng, ngựơc đãi?
Trẻ em kiếm sống
Buổi đối thọai “Lãnh đạo và Trẻ em”, trọng tâm của Diễn đàn Trẻ em Quốc gia năm 2009, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 1 đến 4 tháng Tám, đựơc nói là nhằm tạo dịp cho giới lãnh đạo chính quyền gặp gỡ và lắng nghe những mối quan tâm và mong đợi của tuổi trẻ về một số vấn đề liên quan đến các em.
Trẻ em Việt Nam hiện chiếm khoảng 40% tổng dân số cả nước. Báo chí trong nước cho hay đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước và các bộ, ngành đã gặp gỡ với đại diện 24 triệu trẻ tòan quốc.
Phó chủ tịch nước, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh - Thiếu niên - Nhi đồng của quốc hội, các đòan giám sát quốc hội và đại diện các Bộ Gíao dục, Bộ Lao động, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp… đã giao lưu với 126 học sinh đến từ 21 tỉnh, thành.
Các chủ đề được đưa ra liên quan đến lãnh vực như sức khỏe, vệ sinh môi trường, giáo dục, văn hóa, và bảo vệ trẻ em.
Trong các chủ đề này, bảo vệ tuổi thơ được các em đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi nhất. Một trường hợp được ghi nhận là có dư luận từ phía các em rằng quan điểm từ phía Bộ Lao động là không sát, khi cho rằng tình trạng trẻ em bị lạm dụng lao động ở Việt Nam lâu nay chỉ là “những trường hợp hiếm, xảy ra ở một vài nơi đâu đó và bị công an xử lý rất nghiêm”.
Một học sinh thuật lại rằng ngay cạnh nhà em có một số trẻ cùng trang lứa thừơng xuyên bị xâm phạm, bạo hành lao động.
Tâm sự tuổi thơ
Trường hợp vừa kể có cá biệt chăng? Lâu nay thiếu niên nhận xét, suy nghĩ thế nào về tình trạng ngược đãi, bạo hành mà nhiều lao động tuổi thơở Việt Nam gặp phải?
Để nghe trực tiếp từ giới trẻ, chúng tôi trao đổi với một số em trong nước. Có những em cho biết có chứng kiến một hay vài vụ ngựơc đãi, bạo hành trẻ lao động.
Trung, một học sinh lớp 10 ở Hải Phòng: "Em có nghe nhi ều em nh ỏ đi giúp vi ệc nhà hay vi ệc quán, hàng b ị ch ủ đánh đ ập, nh ất là ở nh ững vùng quê, vùng xa".
Minh Hòang, học sinh lớp 8 ở Sài Gòn: "Khi đi ăn ở c ửa hàng có khi em th ấy nh ững đ ứa bé ph ụ vi ệc ph ải làm túi b ụi, nhìn chúng xanh xao và không vui, ch ắc vì kh ổ quá".
Theo số liệu của Cục Bảo vệ - Chăm sóc Trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH, tính đến tháng Sáu năm nay lượng trẻ lao động ở Việt Nam hiện vào khỏang hơn 3 triệu.
Nếu không biết con số này, ngừơi dân thường vẫn có thể thấy được là trong nhiều năm trở lại đây đội ngũ các em bé dãi dầu sương gió trên đường phố, hầm mỏ hay bị vắt sức quá tay trong vai giúp việc nhà, việc tiệm dường như ngày càng thêm đông đảo.
Số trẻ này có mặt tại mọi nơi, nhiều nhất có lẽở các thành phố lớn nhưng cũng không vắng bóng ở những vùng hẻo lánh như hầm mỏ, bãi biển, bờ sông, phục vụ cho những người muốn tận dụng sức lao động của tuổi thơ mà không phải trả công nhiều, thậm chí có khi còn có hành động bạo hành.
Vai trò của chính quyền?
Cũng như các nước khác, Việt Nam nghiêm cấm những hành vi lạm dụng, ngược đãi, bạo hành đối với lao động trẻ em, và đã ký kết các công ước quốc tế về bảo vệ thiếu nhi từ những năm qua. Tuy vậy đến nay khung pháp lý về thực thi luật pháp về bảo vệ trẻ em Việt Nam vẫn đang trong giai đọan chờ được kiện tòan.
Vào cuối năm 2007 UBND TP HCM, lãnh đạo một trong những địa bàn thu dụng nhiều lao động trẻ em nhất nước, cho biết đang xây dựng đề án ngăn chặn và giải quyết tình trạng thiếu nhi bị buộc làm việc cực nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, qua việc can thiệp, điều tra và khởi tố những vụ xâm phạm.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về những cơ quan phụ trách về lao động trẻ em ở VN, Bà Mai Thị Bích Vân, viên chức Liên đòan Lao động thành phố cho biết:
"Vi ệt Nam có nhi ều c ơ quan b ảo v ệ tr ẻ em. Ủy ban Dân s ố - Gia đình có ch ức năng ki ểm tra, giám sát tình hình lao đ ộng tr ẻ em. S ở Lao đ ộng cũng th ừơng ki ểm tra, giám sát tình hình tr ẻ ăn xin b ị bóc l ột.
Chúng tôi r ất lên án v ề hành đ ộng bóc l ột tr ẻ lao đ ộng trong các h ộ gia đình ho ặc trong các h ộ s ản xu ất nh ỏ, và cũng có nh ững c ơ s ở pháp lu ật đ ể b ảo v ệ cho tr ẻ lao đ ộng".
Trên thực tế hiện nay cảnh trẻ lao động bị lạm dụng, ngược đãi, bạo hành ở VN không phải là hiện tượng hiếm, và đáng nói hơn, là đôi khi xảy ra ngay trước mắt giới trách nhiệm.
Công luận cho là những vụ trẻ lao động bị lạm dụng, bạo hành mà báo chí thỉnh thỏang đưa ra chỉ phản ánh một con số rất nhỏ so với thực tế. Và, sự thờơ, làm ngơ, bao che, không quan tâm giải quyết, xét xử những vụ vi phạm đã dung túng cho những người lợi dụng lao động tuổi thơ.
Báo trong nước đưa tin Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, bà Ngô Thị Minh tại cuộc giao lưu với đại diện trẻ em tòan quốc hôm 4 tháng Tám thừa nhận là quyền và tiếng nói của trẻ trong việc xây dựng các chính sách, qui định luật pháp liên quan đến thiếu nhi vẫn chưa được xem trọng ở mọi địa phương.
Thông điệp của tuổi trẻ về các quan tâm và nguyện vọng của trẻ em , trình bày trong cuộc trao đổi này, sẽ được đưa vào Chương trình Hành động Quốc gia Vì Trẻ em, cũng như những chương trình khác dành cho trẻ giai đọan 2011 – 2020.
Trẻ em đang mong đợi là điều này sẽ xảy ra.