Bạn sẽ làm gì khi tiểu sử bị xuyên tạc?

0:00 / 0:00

Sau khi cuốn sách chữ Hán viết về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên: “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của tác giả Hồ Tuấn Hùng được xuất bản và phát hành rộng rãi tại Đài Loan, vẫn không thấy một động tĩnh gì từ phía Việt Nam trước sự bóp méo và xuyên tạc tiểu sử của người được xem là khai sinh đảng cộng sản Việt Nam.

Mục đích bẻ cong tiều sử HCM?

Cuốn sách có tên “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” tuy được giới thiệu là tài liệu lịch sử nhưng nhiều người đã chỉ ra nó được xuất bản với mục đích duy nhất là bẻ cong tiều sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ một người Việt Nam biến thành Hồ Tập Chương, một nhân vật điệp viên của tình báo Hoa Nam đội lốt Hồ Chủ tịch xuất hiện từ sau năm 1934 cho tới khi mất năm 1969. Trong suốt quảng thời gian dài đó cả nước không hề biết và ngay cả báo chí cũng như các cơ quan tình báo quốc tế cũng không hay. Câu hỏi đặt ra giá trị khả tín của cuốn sách này ra sao và tại sao chính phủ Việt Nam im lặng trong suốt hơn sáu năm kể từ khi quyển sách được xuất bản vào năm 2008 và được Bắc Kinh cổ vũ trở lại hồi gần đây.

Hồ Tập Chương được miêu tả trong sách là người Hẹ ở Đài Loan, có gương mặt hao hao với Hồ Chí Minh, nói tiếng Việt trôi chảy như người Việt và tất cả những ai tiếp xúc với nhân vật này đều không thể nghĩ rằng y đang đóng giả vai lãnh tụ Hồ Chí Minh, người được cả miền Bắc biết tới như trong gia đình qua vai trò “Cha già dân tộc”.

Cục tình báo Hoa Nam ngay sau khi quyền sách ấn hành đã nhận công vào mình như một chiến tích có một không hai của ngành tình báo thế giới.

Sách của nước ngoài mà Trung Quốc viết về ông Hồ là người Trung Quốc, người Hán là Hồ Tập Chương như thế thì đảng và nhà nước phải biết chứ, vấn đề là phải làm rõ ra. <br/> -Ông Phạm Quế Dương

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nhanh chóng phát hiện ra nhiều lỗ hổng trong cái gọi là nghiên cứu của tác giả cũng như công lao của tình báo Hoa Nam. Thứ nhất, cuốn sách đưa ra dữ kiện sau khi Hồ Chí Minh thật chết vào năm 1932 lúc đó đã 42 tuổi Hồ Tập Chương được thay thế vào khi tuổi mới 32. Tuổi tác chênh nhau 10 năm không thể qua mặt 11 triệu người dân miền bắc cũng như cả Bộ Chính Trị Việt Nam trong đó quá nhiều người sống chung với ông từ những ngày đầu kháng chiến.

Hai nữa theo nhà văn Vũ Thư Hiên, người có cha là ông Vũ Đình Huỳnh từng nhiều năm là thư ký riêng của Hồ Chí Minh cho rằng, về khả năng ngôn ngữ, một người Hẹ sống tại Đài Loan như Hồ Tập Chương không thể nào học và thông thạo tiếng Việt để có thể nhập vai Hồ chủ tịch mà không ai phát hiện được. Nhà văn từng gặp Hồ Chí Minh trong buổi mừng thọ 60 tuổi tại thác Dẫng khi đã 17 tuổi. Vũ thư Hiên cho biết lúc ấy chủ tịch Hồ Chí Minh là một ông già 60 chứ không phải có khuôn mặt 49 tuổi như Hồ Tuấn Hùng diễn tả qua nhân vật Hồ Tập Chương.

Cuốn sách được gọi là nghiên cứu đó hoàn toàn có khả năng là một âm mưu của người viết lẫn những người giấu mặt phía sau, tuy nhiên vấn đề đặt ra không phải truy tìm nguyên nhân mà là thái độ của những người có trách nhiệm đối với uy tín của một lãnh tụ.

Bí ẩn sau nhân thân Chủ tịch HCM?

Chủ tịch TQ Lưu Thiếu Kỳ (phải) tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bắc Kinh tháng 8 năm 1959. AFP PHOTO.
Chủ tịch TQ Lưu Thiếu Kỳ (phải) tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bắc Kinh tháng 8 năm 1959. AFP PHOTO.

Sáu năm là một thời gian quá dài, chưa có một bài viết nào từ báo chí hay của các cơ quan tuyên giáo đặt vấn đề này ra trước công luận. Hai giả thiết được đưa ra trước sự im lặng này: Thứ nhất, đó là âm mưu xuyên tạc tiểu sử lãnh tụ vì vậy không đáng đặt ra việc nên hay không nên làm rõ. Thứ hai, còn quá nhiều bí ẩn phía sau nhân thân Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu làm ra chuyện không khéo sẽ lấn sang một sự thật khác khó bào chữa hơn.

Lý do thứ nhất không đứng vững vì đây là vấn đề thể diện quốc gia có liên quan đến uy tín ông Hồ Chí Minh và từ đó dẫn đến các hệ lụy khác nếu tác giả Hồ Tuấn Hùng không bị mang ra đối chất.

Chính quyền Đài Bắc hoàn toàn có quyền bác bỏ việc xem ông Hồ Tuấn Hùng phạm tội xuyên tạc vì ông ta có quyền trưng dẫn những bằng chứng cho cuốn sách, mặc dù các bằng chứng ấy không thuyết phục theo tinh thần khoa học. Tuy nhiên, vì Hà Nội im lặng nên người đọc sẽ nghĩ rằng những tài liệu, chứng cứ, hình ảnh trong cuốn sách là chính xác và khả tín.

Thứ hai, nếu cho rằng không làm ra chuyện vì sợ những bí mật khác bị phanh phui. Đây là một luận cứ khó chấp nhận. Một tên trộm cần phải bị bắt vì hành vi của nó, không vì sợ nó khai đã nhìn thấy khổ chủ cũng là ăn trộm mà không bắt nó. Luật pháp nghiêm hay không qua cách làm này.

Ông Phạm Quế Dương, nguyên Đại tá Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự là người sớm lên tiếng yêu cầu đảng Cộng sản Việt Nam nhanh chóng đem vụ này ra ánh sáng, ông nói:

Tôi nghĩ là về đảng thì không dám lên tiếng nữa rồi bởi vì dù sao cái đảng này nó đã tồn tại dựa trên những sự dối trá. <br/> -TS Nguyễn Thanh Giang

“Hồ Tuấn Hùng là anh em với Hồ Tập Chương trong đó viết là ông Nguyễn Ái Quốc mất năm 1932 đó là thứ nhất. Thứ hai nữa cũng có cuốn sách của tác giả Huỳnh Tâm, vốn là lính đang đánh nhau ở Việt Nam, cuối cùng thì viết sách viết báo, thu góp tài liệu tình báo Hoa Nam và tài liệu đều có ảnh hết. Chụp cả ảnh mẹ của Hồ Tập Chương. Ảnh của Hồ Tập Chương và em trai. Mình thấy như thế nên hơi thắc mắc bởi vì sách của nước ngoài mà Trung Quốc viết về ông Hồ là người Trung Quốc, người Hán là Hồ Tập Chương như thế thì đảng và nhà nước phải biết chứ, vấn đề là phải làm rõ ra chứ vì nó bịa đặt ra như thế thì phải kiện ra tòa quốc tế chứ?”

TS Nguyễn Thanh Giang, một người bất đồng chính kiến từ nhiều chục năm qua cũng băn khoăn về sự im lặng của Hà Nội, ông cho biết:

“Tôi nghĩ là về đảng thì không dám lên tiếng nữa rồi bởi vì dù sao cái đảng này nó đã tồn tại dựa trên những sự dối trá, bây giờ nó tiếp tục dối trá thì nó mới tồn tại được cho nên không trông mong gì họ dám lên tiếng cả. Trung Quốc thì nó có âm mưu muốn thổi phồng việc đó lên, nó quy kết tất cả vấn đề lịch sử của dân tộc của Việt Nam là của Trung Quốc. Đấy là những vấn đề đau lòng mà tôi không muốn nghĩ tới nữa.”

Đại tá Phạm Quế Dương kể lại mẩu chuyện mà ông từng biết trong thời đại Lê Duẩn về điều mà dư luận gọi là tai nạn được xếp đặt cho chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Dư luận từ lâu rồi từ năm 1959 khi Lê Duẩn từ miền Nam ra ngoài miền Bắc này thì đã có nghi vấn ông Hồ là người Trung Quốc do đó muốn gây ra vụ tai nạn máy bay ở Gia Lâm định giết ông Hồ mà không giết được. Hồi đó báo chí cũng đăng ông Hồ suýt bị tai nạn máy bay và đồn Lê Duẩn là người gây ra vụ đó. Báo chí hồi đó khen phi công thông minh có tài năng tránh được cái chết cho ông Hồ khi đó.

Các cụ có nói thời gian là tòa án của lịch sự do đó vấn đề này là vấn đề thời gian. Thời gian sớm muộn gì cũng sẽ làm sáng tỏ.”

Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang có cái nhìn về thân thế của ông Hồ Chí Minh với câu hỏi đặt ra về công trạng lẫn sai lầm của người có quá nhiều bí ẩn này, trong đó có nhân vật Tăng Tuyết Minh như trong tác phẩm “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” mà Hồ Tuấn Hùng nhắc tới:

Cái mà tôi quan tâm nhất về ông Hồ Chí Minh đúng là tôi cũng thấy rằng ổng cũng có những mối trăn trở đối với dân tộc với đất nước thật. Tôi cũng thấy những điều ông ấy làm đối với cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm tất cả những điều đó thì ông ấy phải chịu trách nhiệm, nhất là ông ấy có sự giả dối coi ổng như là ông thánh, vì đất nước vì dân tộc mà không nghĩ đến chuyện vợ con mà thật ra bây giờ có đến 99.9% người ta tin rằng ổng đã từng ngủ với Nông Thị Xuân để có con rồi để cho Nông Thị Xuân bị giết chết. Rồi đám cưới của ông ấy đối với Tăng Tuyết Minh ở Trung Quốc có cả quan chức Trung Quốc dự. Tất cả những cái đó cho thấy tài ba của ổng kiểu nào không biết, dù sao cũng đã đánh lừa dân tộc vào một thứ chủ nghĩa để rồi ông lãnh đạo cách mạng đánh thắng cả Pháp cả Mỹ thì ông có tài. Nhưng về cái đức của ổng thì ai cũng biết con quỷ trong con người của ông ấy.”

Vấn đề Hồ Tập Chương bao lâu chưa được giải mã thì dư luận vẫn còn rất nhiều câu hỏi về tiểu sử thật sự của ông Hồ Chí Minh. Nếu Đảng muốn ông sống mãi với người dân thì nên chấm dứt sự im lặng, bằng không hình ảnh của bác sẽ khó vẹn toàn trong lòng quần chúng đối với người mà họ từng tin tưởng.