Các quan chức nào đã nhận hối lộ từ Nexus? (phần 1)

Thời gian qua, dư luận xôn xao về các vụ án ở nước ngoài có liên quan đến việc hối lộ các quan chức chính phủ Việt Nam. Ngoài vụ PCI, vụ tiền Polymer, dư luận còn quan tâm đến việc công ty Nexus Technologies đã hối lộ các quan chức, thuộc các công ty chính phủ Việt Nam.

0:00 / 0:00

Vì sao Nexus Technologies và các nhân viên của công ty này bị truy tố? Bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nói gì về vấn đề này? Các quan chức thuộc công ty chính phủ nào ở Việt Nam đã nhận hối lộ trong vụ án này? Mời quý vị cùng Ngọc Trân tìm hiểu thêm chi tiết.

Nexus Technologies Inc.

Theo tin từ trang web của công ty, Nexus Technologies Inc., do ông Nguyễn Quốc Nam thành lập vào năm 1989. Công ty có trụ sở chính ở Hoa Kỳ với các văn phòng ở các tiểu bang như Delaware, New Jersey, Philadelphia và có ít nhất một văn phòng tại Việt Nam.
Nexus là công ty về xuất khẩu, chuyên cung cấp trang thiết bị và dịch vụ cho các ngành công nghệ kỹ thuật cao như: công nghiệp dầu khí, công nghiệp sản xuất và truyền tải điện năng, công nghiệp hàng không và hàng hải…

Nexus là công ty về xuất khẩu, chuyên cung cấp trang thiết bị và dịch vụ cho các ngành công nghệ kỹ thuật cao như: công nghiệp dầu khí, công nghiệp sản xuất và truyền tải điện năng, công nghiệp hàng không và hàng hải…<br/>

Công ty chuyên mua các thiết bị, máy móc từ các nhà sản xuất lớn ở Hoa Kỳ và các nước khác để xuất sang Việt Nam cho khách hàng của họ, trong đó có các công ty chính phủ trực thuộc Bộ Công nghiệp (tức Bộ Công thương), Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an.
Nexus từng là một trong những nhà cung cấp hàng đầu các thiết bị và dịch vụ công nghệ của Mỹ ở Việt Nam. Theo tin từ báo Việt Nam Net, năm 2007, Nexus là một trong năm công ty nhận được "Giải thưởng Thành tựu về Thương mại" của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Giải thưởng này nhằm vinh danh các công ty đóng góp vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Bị buộc tội

Thế nhưng, tháng 9 năm 2008, Nexus cùng với 4 người trong công ty đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố về tội vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng ở Nước ngoài” (FCPA). Theo đạo luật này, bất kỳ người nào làm việc cho một công ty của chính phủ nước ngoài, đều được xem là quan chức nước ngoài. Và bất kỳ một cá nhân hay tổ chức có hành động chi trả tiền bạc, hoặc quà cáp có giá trị cho một quan chức nước ngoài, để được giúp đỡ, nhằm có được lợi thế trong việc kinh doanh, đều bị xem là bất hợp pháp.

Bất kỳ một cá nhân hay tổ chức có hành động chi trả tiền bạc, hoặc quà cáp có giá trị cho một quan chức nước ngoài, để được giúp đỡ, nhằm có được lợi thế trong việc kinh doanh, đều bị xem là bất hợp pháp.

Nghĩa là, mặc dù hành vi đưa hối lộ được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ và người nhận hối lộ không phải là các viên chức Hoa Kỳ, đều bị coi là vi phạm đạo luật này.Một trong những người của công ty Nexus bị truy tố là ông Joseph Lukas, mang quốc tịch Hoa Kỳ, năm nay 61 tuổi và là người có phần hùn trong công ty cho đến tháng 10 năm 2005. Ông Lukas đã từng giữ chức giám đốc điều hành của công ty ở New Jersey.

Ba người còn lại là người Mỹ gốc Việt, có quan hệ anh, chị, em. Ông Nguyễn Quốc Nam, 54 tuổi là chủ tịch công ty; cô Nguyễn Kim Anh, 41 tuổi là phó chủ tịch và ông Nguyễn Quốc An, 34 tuổi là nhân viên công ty.

Tiển đôla - Ảnh minh họa. Photo AFP
Tiển đôla - Ảnh minh họa. Photo AFP (Tiển đôla - Ảnh minh họa. Photo AFP)

Cả bốn người đều bị bắt giam hồi tháng 9 năm 2008 sau khi bị một đại bồi thẩm đoàn truy tố 5 tội danh khác nhau, trong đó có tội âm mưu hối lộ viên chức chính phủ nước ngoài, vi phạm “Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài” của Hoa Kỳ.Theo bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thì, trong thời gian 9 năm, từ năm 1999 đến năm 2008, các nghi can của công ty đã âm mưu hối lộ ít nhất khoảng $150.000 đô la cho nhiều quan chức, đang làm việc cho các công ty chính phủ Việt Nam, các công ty này trực thuộc các bộ như: Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công nghiệp (sau là Bộ Công thương) nhằm có được các hợp đồng làm ăn với các công ty này.

Theo bản cáo trạng ngày 4 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thì, trong thời gian 9 năm, từ năm 1999 đến năm 2008, các nghi can của công ty đã âm mưu hối lộ ít nhất khoảng $150.000 đô la cho nhiều quan chức, đang làm việc cho các công ty chính phủ Việt Nam

Cũng theo bản cáo trạng nêu trên, Nexus đã mua nhiều loại trang thiết bị và công nghệ kỹ thuật khác nhau như: máy lập bản đồ dưới nước, thiết bị tháo gỡ bom mìn, phụ tùng máy bay trực thăng, máy dò tìm hóa chất, các bộ phận vệ tinh viễn thông và hệ thống kiểm soát không lưu…để xuất sang Việt Nam, cho khách hàng của Nexus là những công ty thuộc các cơ quan nhà nước.

Hối lộ nhiều viên chức Việt Nam

Cuối tháng 6 năm ngoái, một trong những nghi can của Nexus là ông Lukas đã nhận tội vi phạm "Đạo luật Chống tham nhũng Nước ngoài". Ông Lukas đã khai nhận rằng từ năm 1999 đến năm 2005, ông và các nhân viên khác của công ty đã đưa hối lộ cho nhiều viên chức Việt Nam để đổi lấy hợp đồng cung cấp trang thiết bị công nghệ với các công ty chính phủ. Các khoản tiền hối lộ đó đã được ghi sai lệch trong sổ sách của công ty là "tiền hoa hồng" cho các hợp đồng này.
Theo tin từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra hôm thứ ba tuần trước, ba người còn lại cũng đã nhận tội. Cô Nguyễn Kim Anh đã nhận tội vi phạm "Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài" và tội rửa tiền. Riêng hai ông Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Quốc An, ngoài việc nhận tội rửa tiền và vi phạm "Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài", họ còn nhận tội vi phạm "Đạo luật Đi lại" (Travel Act), một đạo luật cấm đi lại trong nước hoặc nước ngoài, sử dụng email hoặc các phương tiện để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp.

Trong lời nhận tội, những người này thừa nhận rằng từ năm 1999 đến năm 2008, họ đã đồng ý trả tiền hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam, với tổng số tiền là $250.000 đô la, để đổi lấy các hợp đồng từ các công ty mà những quan chức này đang làm việc.<br/>

Trong lời nhận tội, những người này thừa nhận rằng từ năm 1999 đến năm 2008, họ đã đồng ý trả tiền hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam, với tổng số tiền là $250.000 đô la, để đổi lấy các hợp đồng từ các công ty mà những quan chức này đang làm việc. Số tiền mà họ nhận đã đưa hối lộ lần này nhiều hơn bản cáo trạng đưa ra năm 2008 là $100.000 đô la.
Các nghi can trong vụ án này cũng thừa nhận rằng hoạt động của Nexus là bất hợp pháp và đồng ý chấm dứt các hoạt động công ty, như là một điều kiện trong việc thú nhận tội.
Theo hồ sơ tòa án thì ông Nam là người phụ trách đàm phán các hợp đồng làm ăn giữa công ty với các quan chức chính phủ trong nước, cũng chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hối lộ. Ông Nam đã nhiều lần chỉ thị cho nhân viên của mình chuyển tiền hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam.

Với các tình tiết phạm tội này, Nexus có thể bị phạt số tiền lên tới $27 triệu đô la. Hai anh em ông Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Quốc An đang phải đối mặt với mức án tối đa là 35 năm tù giam, và cô Nguyễn Kim Anh có thể bị phạt mức án 30 năm tù<br/>

Trong khi đó, cô Kim Anh phụ trách các hoạt động tài chính của công ty và là người đã nhiều lần chuyển tiền hối lộ cho người thụ hưởng là các quan chức ở Việt Nam theo lệnh của ông Nam. Và ông Nguyễn Quốc An phụ trách việc đàm phán với các nhà cung cấp hàng hóa ở Hoa Kỳ.
Với các tình tiết phạm tội này, Nexus có thể bị phạt số tiền lên tới $27 triệu đô la. Hai anh em ông Nguyễn Quốc Nam và Nguyễn Quốc An đang phải đối mặt với mức án tối đa là 35 năm tù giam, và cô Nguyễn Kim Anh có thể bị phạt mức án 30 năm tù nếu bồi thẩm đoàn tìm thấy có tội. Phiên tòa dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 13 tháng 7 năm nay.

Riêng lời thú tội của ông Lukas hồi tháng 9 năm ngoái vẫn không thay đổi và ông Lukas có thể bị mức án tối đa là 10 năm tù.
Trên đây là diễn biến vụ án công ty Nexus và các nhân viên bị chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc vi phạm "Đạo luật Chống Tham nhũng Nước ngoài"và "Đạo luật Đi lại".
Để biết thêm chi tiết về vụ án này, chẳng hạn như nhân viên của các công ty chính phủ nào ở Việt Nam đã nhận hối lộ từ Nexus, bao nhiêu lần chuyển tiền hối lộ và số tiền đã được chuyển vào ngân hàng nào, mời quý vị đón xem chúng tôi tóm tắt bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trong bài kế tiếp.

Theo dòng thời sự: