Bài học đắt giá cho Thái Lan
Các chuyên gia Thái Lan trong khi tìm phương án đối phó với trận lũ đã nhìn nhận rằng hai yếu tố chính khiến cơn lũ trở thành bất trị, đó là không tiên liệu được lượng nước mưa bất thường trong năm nay đã dẫn tới việc tỷ trọng nước đổ xuống các con sông tăng gấp nhiều lần so với các năm.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ nói rằng Thái Lan không trang bị các thiết bị dự đoán lượng mưa đặc biệt lớn trong năm nay là nguyên nhân chính dẫn đến những ứng phó sai lầm làm trận lũ thêm tồi tệ.
yếu tố chính khiến cơn lũ trở thành bất trị, đó là không tiên liệu được lượng nước mưa bất thường trong năm nay đã dẫn tới việc tỷ trọng nước đổ xuống các con sông tăng gấp nhiều lần so với các năm.<br/>
Điểm thứ hai là Thái Lan chưa tính được việc xả nước một cách thích hợp tại các nhà máy thủy điện đầu nguồn đã giúp nước có cơ hội tràn xuống vùng trũng mạnh bạo hơn.
Thái Lan với hơn 300 đập nước được xây dựng nhằm chứa nước trong mùa mưa và tưới tiêu cho các cánh đồng lúa vào mùa hè để chống hạn hán đã là con dao hai lưỡi gây tác hại nghiêm trọng khi nước trong các hồ chứa này quá tải do mưa kéo dài nhiều ngày. Lượng nước này cộng với hệ thống xả nước của hai đập Bhumibol và Sirikit giúp cho nước vượt ngoài vòng kiểm soát và tràn xuống vùng đồng bằng sông Chao Phraya.
Do vị trí địa hình trũng với độ cao trung bình chỉ 2 mét so với mực nước biển nên hầu hết đồng bằng Chao Phraya với diện tích hơn 170 ngàn cây số vuông dễ làm mồi cho các trận lũ khi số lượng nước từ miền Bắc tràn về vượt tầm kiểm soát như thời gian vừa qua.
Thái Lan với hơn 300 đập nước được xây dựng nhằm chứa nước trong mùa mưa và tưới tiêu cho các cánh đồng lúa vào mùa hè để chống hạn hán đã là con dao hai lưỡi gây tác hại nghiêm trọng khi nước trong các hồ chứa này quá tải do mưa kéo dài nhiều ngày.<br/>
Bài học quý giá cho Việt Nam từ trận lụt của Thái Lan có thể mang làm kinh nghiệm trong công tác quy hoạch các dự án chống triều cường kết hợp với lũ, bao gồm khoanh vùng đất trũng, chú ý các thao tác đóng hay xả nước tại các công trình thủy điện lớn đầu nguồn nhằm điều tiết dòng nước. Theo dõi các thông tin về lượng mưa có thể làm tăng khối lượng nước một cách bất ngờ tạo ra những cơn lũ tàn khốc như đang xảy ra tại Thái Lan trong vài tháng qua.
Từ những thực tế này các chuyên gia về thủy lợi cũng như công trình nước của Việt Nam đã rút ra những bài học kinh điển nhằm tránh vết xe đổ cho Việt Nam mai sau, đặt biệt đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh nơi có cơ sở hạ tầng chống lũ lẫn triều cường tuy thua xa Thái Lan nhưng cấu tạo địa lý tương đối thuận lợi cho việc ngăn ngừa và kiểm soát lũ.
GSTS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường cho biết những khác biệt giữa Bagnkok và thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Tức nhiên nó đều là đồng bằng cả thôi thành phố HCM và Bangkok thì về mặt hiện thực thì nó có vẻ tương tự nhưng địa hình của hai vùng theo tôi hiểu thì hoàn toàn khác nhau. Bangkok bị nước tràn hầu như bao quanh còn thành phố HCM thì chỉ bị một phía.
GSTS Trần Hiếu Nhuệ
-Điều này rất phức tạp vì địa hình hai nơi hoàn toàn khác nhau. Tức nhiên nó đều là đồng bằng cả thôi thành phố HCM và Bangkok thì về mặt hiện thực thì nó có vẻ tương tự nhưng địa hình của hai vùng theo tôi hiểu thì hoàn toàn khác nhau. Bangkok bị nước tràn hầu như bao quanh còn thành phố HCM thì chỉ bị một phía. Phía gần biển gần mực nước triều cường. Triều cường của Bangkok và triều cường của thành phố HCM theo tôi hình dung thì nó cũng khác nhau.
Bangkok như dải bán đảo còn thành phố HCM thì gần Biển Đông nên cơ chế của nó chắc chắn phải khác nhau.
Việt Nam cũng đang bị lũ lụt tấn công
Tuy Việt Nam không có nhiều công trình thủy điện và đập chứa nước như Thái Lan nhưng hai đập thủy điện Trị An và Dầu Tiếng là mối lo tiềm ẩn nếu lượng nước thoát ra từ hai con đập này vì một lý do nào đó không kiểm soát được.
Theo các số liệu từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long thì các vụ ngập nước do triều cường kết hợp với lũ đã khiến nhiều thành phố thiệt hại nặng. Các thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Cao Lãnh, Mỹ Tho đều cùng chung tình trạng ngập nước kéo dài. Cần Thơ đến nay đã có 93 điểm ngập trên toàn thành phố trong đó Quận Ninh Kiều có 61 điểm ngập chưa được khắc phục.
<i>Đợt triều cường lần này thì nó đã vượt lịch sử của năm 2000 và từ đây cho đến sắp tới vào rằm tháng Mười âm lịch tức cỡ khoảng ngày 15 ngày 14 âm lịch cho đến khoảng 17 thì đợt triều cường tôi đánh giá sẽ cao tương đương như đợt này hoặc cao hơn</i> <br/>
Một đợt triều cường bất thường đang hoành hành nhiều nơi trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Từ nhiều ngày nay các địa điểm ngập nước ngày một nhiều hơn mặc cho thành phố có những
nỗ lực chống lại triều cường từ nhiều năm về trước. Thạc Sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết tình trạng ngập trong thành phố hiện nay như sau:
-Đợt triều cường lần này thì nó đã vượt lịch sử của năm 2000 và từ đây cho đến sắp tới vào rằm tháng Mười âm lịch tức cỡ khoảng ngày 15 ngày 14 âm lịch cho đến khoảng 17 thì đợt triều cường tôi đánh giá sẽ cao tương đương như đợt này hoặc cao hơn, còn sau đó vào cuối tháng 11 dương lịch, tức cuối tháng 10 âm lịch trong tháng 11 cho đến tháng Chạp âm lịch từ đây đến Tết chúng ta còn khoảng 5 đợt triều cường nữa.
Theo nhiều chuyên gia thì quá trình đô thị hóa đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của nhiều thành phố trong đó thành phố HCM là điển hình.
Khu vực nội thành phần lớn đất đai đã bị bê tông hóa nên khi mưa xuống, toàn bộ nước mưa đều tập trung thành dòng chảy, không thể thấm xuống đất, cộng với hệ thống cống chưa hoàn chỉnh, tiêu thoát nước chưa tốt đã khiến việc ngập nước do triều cường gây ra ngày một khó kiểm soát hơn. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan cho biết các địa điểm trong cũng như ngoại thành đang bị triều cường tấn công như sau:
<i>Bây giờ thì thành phố HCM nội thành hay ngoại thành gì cũng ảnh hưởng hết. Những đợt triều cường từ đây đến Tết nó cũng từ một mét tư cho đến một mét rưỡi, đến một mét 55, 57 thành ra nó ngập tương tự như vậy hoặc là những đợt cuối năm thì nó giảm chừng vài cm</i> <br/>
-Bây giờ thì thành phố HCM nội thành hay ngoại thành gì cũng ảnh hưởng hết. Những đợt triều cường từ đây đến Tết nó cũng từ một mét tư cho đến một mét rưỡi, đến một mét 55, 57 thành ra nó ngập tương tự như vậy hoặc là những đợt cuối năm thì nó giảm chừng vài cm. Tình trạng ngập kể cả nội ngoại thành thì có thể nói Quận Phú Nhuận có nơi bị ngập rồi Quận 4, Quận 8… những vùng đó đang phát triển nên nó cũng ngập. Quận 7 bên chỗ Phú Mỹ Hưng cũng bị ngập. Rồi Nhà Bè, các quận huyện khác như Quận 12 hay hơi xa xa một chút như Thủ Đức. Đặc biệt là Thủ Đức rồi Bình Chánh, Hốc Môn, Củ Chi...chỗ nào cũng bị ngập hết. Chỗ nào trũng thì nó sẽ ngập sâu như đợt này có nơi ngập cả mét nước còn chỗ nào ngập ít thì cũng phải 3 tấc.
Phương án và khả năng phòng thủ lũ lụt của VN
Thạc sĩ Hồ Long Phi, Phó ban điều phối chống ngập thành phố HCM cho biết hệ thống chống ngập hiện nay tương đối nhưng vẫn còn xa với yêu cầu thực tiễn:
-Triều cường thì có hai giải pháp một ngắn hạn và một dài hạn. Về dài hạn thì Bộ Nông nghiệp đã có dự án làm đê bao quanh thành phố giống như mô hình của Bangkok và ngắn hạn trước mắt thì trung tâm điều hành chống ngập thì họ cũng đã lắp đặt hơn 500 cái cửa val một chiều để ngăn triều cường ở các cửa xả, khi hệ thống cống nó đổ ra sông thì nước nó theo ống cống chui ngược trở lại nên hệ thống nhằm lấp những dòng nước đó lại.
Về cơ bản trong các huyện nội thành thì chổ xả cũng lấp gần hết cho nên triều cường trong nội thành cũng đã giảm nhiều nhưng khu vực ở các vùng ven một số khu vực thấp mà chưa có cửa xả thì các bờ bao hiện nay còn rất yếu, rất dễ bị hỏng khi có những con nước lớn như thế này. Đó cũng là những tồn tại trước mắt.
Triều cường thì có hai giải pháp một ngắn hạn và một dài hạn. Về dài hạn thì Bộ Nông nghiệp đã có dự án làm đê bao quanh thành phố giống như mô hình của Bangkok và ngắn hạn trước mắt thì trung tâm điều hành chống ngập thì họ cũng đã lắp đặt hơn 500 cái cửa val một chiều để ngăn triều cường ở các cửa xả
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Nhìn lại trận lụt tại Thái Lan, TS Tô Văn Trường, nhận xét rằng công việc quy hoạch thoát nước tại các đô thị hiện nay chỉ được lồng ghép trong các đồ án quy hoạch chung phát triển đô thị mà thiếu tầm nhìn dài hạn là việc thành phố phải chú ý nhằm chống lại triều cường một cách khoa học. Theo TS Tô Văn Trường thì vấn đề ngập của thành phố do mưa và thủy triều là chính, tuy nhiên việc nước biển dâng không thể không tình tới vì biến đổi khí hậu vẫn đang là vấn đề cấp thiết.
Đối với trận lụt tại Bangkok, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế WWF cho biết vùng Chao Phraya đang lún với tốc độ từ 5 tới 15 cm mỗi năm do mực nước ngầm giảm. Thành phố Bangkok đang phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt do mực nước biển dâng và những cơn mưa lớn vào mùa mưa - hai hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu. Điểm đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu tác động như Bangkok đang chịu.
Chiến lược như vậy nó đòi hỏi sự phối hợp nhiều mặt không thiên hẳn về công trình giống như lâu nay mà nhấn mạnh thêm phần thích nghi. Một số khu vực mình phải rút lui để hoàn trả cho nước phần mà trước đây mình đã chiếm tức là giảm bớt phần hung hãn của nước
Thạc sĩ Hồ Long Phi
Thạc sĩ Hồ Long Phi cho biết những kế hoạch mà thành phố sẽ triển khai trong đó có việc đánh giá những yếu tố khó đoán trước được như mưa, triều và ngay cả vẩn đề sụt lún đất:
-Hiện nay chúng tôi đang phối hợp để chuẩn bị chiến lược có tính chất bền vững hơn nhất là trong điều kiện mà những yếu tố không chắc chắn rất là cao thí dụ như mưa, rồi triều, rồi lún...những cái đó mình không đoán trước được. Chiến lược như vậy nó đòi hỏi sự phối hợp nhiều mặt không thiên hẳn về công trình giống như lâu nay mà nhấn mạnh thêm phần thích nghi. Một số khu vực mình phải rút lui để hoàn trả cho nước phần mà trước đây mình đã chiếm tức là giảm bớt phần hung hãn của nước thì bắt buộc phải có những chiến lược như vậy.
Giới chuyên gia lo ngại rằng nếu Việt Nam vẫn chưa tìm được hướng khả thi nhất nhằm ngăn ngừa các trận ngập do triều cường kết hợp với lũ không thực hiện rốt ráo và hiệu quả thì một trận lụt như Thái Lan có thể biến cả thành phố HCM chìm trong biển nước là điều không thể không tính tới.
Theo dòng thời sự:
- Nước lũ đang tiến vào trung tâm thủ đô Bangkok
- Lũ lụt hủy hoại mùa màng tại Châu Á
- Thái Lan thâm thủng ngân sách vì trận lũ lụt lịch sử
- Biến đổi khí hậu đe dọa Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
- Thái Lan thâm thủng ngân sách vì trận lũ lụt lịch sử
- Thủ tướng Thái kêu gọi đoàn kết khắc phục hậu quả lũ lụt
- Người dân ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu ra sao?
- Cứu lấy sông Mekong bằng cách nào (phần 1)?
- Nhật ký sông Mêkông (phần 1): Cội nguồn
- Nhật ký sông Mê Kông (phần 2): Địa phận Hoa Lục
- Nhật ký sông Mêkông (phần 3): Địa phận Thái Lan
- Nhật ký sông Mêkông (phần 4): Xuôi dòng địa phận Thái Lan
- Nhật ký sông Mêkông (phần 5): Trong địa phận Miến Điện