Tổng thống Myanmar đến thăm Hoa Kỳ chỉ sau hai năm cải cách kinh tế chính trị ở nước này. Chuyến thăm khơi nhiều hy vọng là tiến trình cải cách sẽ tiến những bước sâu rộng hơn nữa. Việc này không khỏi gợi lên so sánh với Việt Nam, một đất nước cũng đang trên đường cải cách.
Cải cách nhanh chóng
Tổng thống Theisein của nước Myanmar đã hòan thành chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, hai năm sau khi ông bắt đầu tiến hành những cải cách chính trị và kinh tế tại đất nước Phật giáo này. So với Myanmar, quan hệ của Việt nam với nước Cờ hoa xem ra chậm hơn rất nhiều. Cải cách ở Việt Nam bắt đầu năm 1986 và 11 năm sau mới có một vị đứng đầu nhà nước Việt Nam lúc ấy là Thủ tướng Phan Văn Khải đến Washington. Nếu so sánh Con đường Việt Nam và Con đường Myanmar, thì con đường nào chông gai hơn?
Cũng có một số thành phần dân chúng hoài nghi, không tín nhiệm lắm việc Tổng thống Thein Sein thật sự cải cách đất nước, cho rằng ông Thein Sein chỉ đóng vai trò bù nhìn. <br/> -Ông Khin Maung Nyane
Cuộc cải cách ở Myanmar không chỉ làm cho người dân nước này tràn trề hy vọng mà còn làm cho người dân ở lân bang Việt Nam mơ ước. Qua 27 năm sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây nói chung, một nhà báo Việt nam là ông Hùynh Ngọc Chênh, người nhận lãnh giải Netizen, tôn vinh những công dân mạng đấu tranh cho một nền tự do ngôn luận trong năm nay, vẫn thốt lên với nhiều cảm xúc khi so sánh hai nước Việt nam và Miến Điện:
“Cái thay đổi ở bên Miến Điện làm phấn khởi cho người Việt Nam, người Việt Nam cũng trông mong như vậy. Những người lãnh đạo Miến Điện họ thực lòng hơn, khi độc tài thì rất độc tài, khi cải cách thì họ thực lòng cải cách.”
Nhưng ông Khin Maung Nyane Phó giám đốc Ban Myanmar của đài Á châu tự do kể lại tâm trạng hòai nghi của một số ngừoi dân Myanmar sau chuyến trở về quê hương của ông:
“Cũng có một số thành phần dân chúng hoài nghi, không tín nhiệm lắm việc Tổng thống Thein Sein thật sự cải cách đất nước, cho rằng ông Thein Sein chỉ đóng vai trò bù nhìn cho phe quân đội mà thôi trong khi quân đội mới có thực quyền quyết định mọi chuyện của đất nước. Do đó, chúng ta cần chờ xem trong số những nhận xét như vừa nói, ai trúng, ai sai.”
Gần như cũng cùng một hòai nghi, GS Vũ Tường, giảng dạy Chính trị Đông Nam Á tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ nói:
“Thay đổi ở Miến Điện chỉ mới khởi đầu, chúng ta chương thấy hết các khó khăn. Chúng ta cũng không nên hy vọng quá sớm, có khi tình hình lại đảo ngược.”
Tuy nhiên khi ông Vũ Tường phân tích nguyên nhân thúc đẩy cải cách ở hai nước Myanmar và Việt Nam thì lại cho thấy sự khác bịêt rõ rệt trong cơ cấu chính trị của hai quốc gia này. Ông Vũ Tường cho rằng nhu cầu phải tiến hành cải cách của chính phủ Myanmar xuất phát từ tình hình quá yếu kém của chính phủ Myanmar, tương tự tình hình Việt nam trong những năm 80. Và sự yếu kém đó có nguyên do từ sự không kiểm sóat đến mọi vấn đề văn hóa, giáo dục, kinh tế như mô hình cộng sản được đảng cộng sản áp dụng ở Việt Nam. Nơi mà ở từng tế bào nhỏ của xã hội là tổ dân phố cũng có chi bộ đảng, và những người dân ở đó chịu sự giám sát thường xuyên của công an khu vực nếu ở thành thị và công an xã nếu ở thôn quê.
Không lệ thuộc Trung Quốc
Việt Nam là đất nuớc trải qua mô hình quyền lực tập trung kiểu Trung Quốc cả ngàn năm, nhất là bắt đầu từ lúc vua Lê Thánh Tôn thượng tôn nho giáo thiết lập một nhà nước trung ương tập quyền hùng mạnh. Myanmar chưa bao giờ lệ thuộc Trung Quốc. Cái tên Miến Điện trong Hán ngữ mà biên niên Việt sử hay nhắc tới có nghĩa là Đất nước xa xôi ngòai biên ải (đối với Đế chế Trung Hoa), chứ không phải là An Nam, tức là miền Nam đã được bình định của Thiên triều, như tên của nước Việt Nam xưa. Từ đó, nếu chỉ nhìn vào sự tương đồng trong nghèo khó, trong quá khứ thuộc địa, thì không thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai quốc gia này. Và mô hình trung ương tập quyền của Nho giáo ở Việt nam, có lẽ đã là mảnh đất màu mỡ ươm mầm Mác Lê, điều không xảy ra ở nước Myanmar nhiều chùa chiền.
Đại đa số người dân Myanmar hy vọng rằng chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng thống Thein Sein, bằng cách nào đó, có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước. <br/> -Ông Khin Maung Nyane
Sự yếu kém trong những năm 80 của Việt Nam là do những khiếm khuyết không thể cứu chữa của mô hình kinh tế tập thể-quốc doanh 100%. Nay khiếm khuyết ấy đã được chữa chạy phần nào, và quan trọng hơn là sự kiểm sóat xã hội của đảng cộng sản vươn tới từng tổ dân phố vẫn như xưa.
Trở lại với nước Myanmar, dù là tổng thống Theinsein ra về với một danh sách 250 tù chính trị mà các dân biểu Hoa Kỳ đòi phải phóng thích vô điều kiện, ông Khin Maung Nyane cho rằng:
“Đại đa số người dân Myanmar hy vọng rằng chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng thống Thein Sein, bằng cách nào đó, có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước, thu hút thêm nguồn đầu tư, nhận thêm được viện trợ của Hoa Kỳ, và dĩ nhiên, họ mong tình hình nhân quyền ở Miến Điện được tốt đẹp hơn.”
Tiến sĩ Vũ Tường thì phát biểu về viễn cảnh thay đổi dân chủ ở VN như sau:
“Theo những gì mà chúng ta biết về đảng cộng sản VN thì họ sẽ không cho phép dân chủ diễn ra, và họ sẽ làm mọi thứ để điều đó không xảy ra.”
Điều số bốn trong bản hiến pháp Vịet Nam qui định ngôi vị độc tôn của đảng cộng sản trong hệ thống chính trị Việt nam được Quốc hội vừa tuyên bố là sẽ không thay đổi. Các bản án nặng nề dành cho những người đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam vẫn liên tục được đưa ra. Tù nhân tại quốc gia Vùng biên ải xa xôi đang được thả, còn nhà tù tại Việt Nam thì lại chật hơn.