Ai sẽ có lợi khi tổ chức Asiad 18?

0:00 / 0:00

Được tổ chức Hội thể thao châu Á lần thứ 18 vào năm 2019 sẽ là cơ hội lớn giúp Việt Nam thu hút đầu tư, khách du lịch, tạo niềm tin trong khu vực, thế giới. Tuy nhiên với bối cảnh tình hình kinh tế Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và tương lai u ám, liệu rằng có nên tiếp tục đầu tư cho sự kiện này không?

Trong cuộc chạy đua để được quyền đăng cai tổ chức Hội Thể Thao Châu Á 18 vào năm 2019. Việt Nam đã loại Indonesia trong cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ ủng hộ 29/14 vào ngày 8/11/2012 tại Ma Cau dưới sự chứng kiến của Hội Đồng Ủy Ban Olympic Châu Á. Lần đầu tiên Việt Nam được quyền đăng cai ASIAD, trước đó Jakarta (Indonesia) từng là chủ nhà cho sự kiện này năm 1962.

Bịp bợm và nối dối căn bệnh nan y

ASIAD 18 dự kiến có 36 môn thi, với sự tham gia của khoảng 12.000 vận động viên, trên 1000 quan khách quốc tế, khoảng 2000 – 3000 hướng dẫn viên, và trên 3000 phóng viên quốc tế đến từ 45 quốc gia. Với chi phí đầu tư cho việc tổ chức đại sự kiện thể thao này là khoảng 150 triệu USD, tương đương với 3,100 tỷ đồng Việt Nam. Chúng ta thấy qua chi phí của các lần tổ chức Hội Thể Thao Châu Á tại các quốc gia như : Qatar đã chi 2,8 tỷ USD cho Asiad Game năm 2006; Trung Quốc bỏ ra gần 20 tỷ USD xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức ASIAD 2010. Tại Asiad Game Incheon 2014, Hàn Quốc cũng đã chi gần 2,9 tỷ USD. Theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam đánh giá con số 150 triệu Mỹ kim do Bộ văn hóa đưa ra không khả thi, con số sẽ còn dội lên nữa. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh giám đốc CIEM Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết:

"Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Thể thao - du lịch đưa ra con số là 150 triệu đô la là đã được ngay Bộ Tài chính nói rằng cái con số đó là không chính xác, và Bộ Tài chính đã đưa ra những con số khác, Bộ Kế hoạch đầu tư cũng đã đưa ra những con số khác, và bản thân Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cũng nói rằng sẽ huy động thêm vốn của ngân sách địa phương và huy động đến 72% là sự tham gia của xã hội - của các doanh nghiệp; thì tất cả những cái việc này cho thấy rằng cái con số thực của chi cho Asiad cho đến bây giờ vẫn chưa được chính xác."
Giáo sư Nguyễn Mộng Giao, hiệu phó trường Đại học Hùng Vương đã nói rằng một số quan chức Việt Nam nói dối thành cái bệnh, không quan tâm đến người dân:

Theo tôi nghĩ đây là một cách nói dối, cách nói dối thành bệnh của một số quan chức Việt Nam rồi, nay mai nó tuyên bố sẽ phát sinh ra, phát sinh ra có thể gấp 10 lần. Đầu tiên nó nhử để cho thấy ít tiền sau đó nó làm tăng lên, đây là cái bệnh của các quan chức Việt Nam. Nói dối quá nhiều với trẻ con, 150 triệu Mỹ Kim làm sao đủ?

Giáo sư Nguyễn Mộng Giao

“Theo tôi nghĩ đây là một cách nói dối, cách nói dối thành bệnh của một số quan chức Việt Nam rồi, nay mai nó tuyên bố sẽ phát sinh ra, phát sinh ra có thể gấp 10 lần. Đầu tiên nó nhử để cho thấy ít tiền sau đó nó làm tăng lên, đây là cái bệnh của các quan chức Việt Nam. Nói dối quá nhiều với trẻ con, 150 triệu Mỹ Kim làm sao đủ? Tôi nghĩ những người có lương tri ở Việt Nam đều thấy. Bây giờ rất nghèo, đi về một vùng quê ở Việt Nam thấy khổ lắm, trẻ con thì đang đói, không có trường học, học thì không có. Bây giờ họ rất thích làm những trò này thì tôi cho rằng đây là lợi ích cá nhân của họ.”

Một trường đua xe đạp lòng chảo: 4.000 tỉ đồng?
Một trường đua xe đạp lòng chảo: 4.000 tỉ đồng? (files photos)

Việt Nam từng là chủ nhà của các sự kiện thể thao trong khu vực như SEA Games 22 năm 2003 và Asian Indoor Games AIG III năm 2009. Tuy nhiên sự thành công về kính tế - văn hóa - du lịch sau khi tổ chức các sự kiện này đều không thấy các chuyên gia kinh tế nhắc đến mà chỉ thấy rằng thành tích của các vận động viên Việt Nam đều thua các vận động viên đến từ các nước láng giềng như ThaiLand, Indonesia, Singapore.

Trên báo điện tử Dân trí ngày 31/3/2014, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang cho biết việc tổ chức hội thể thao Asiad 18 sẽ có lợi về sau: “Tôi cho rằng người dân sẽ có cơ hội được hưởng thụ nhiều hơn về mặt tinh thần, được tự hào hơn về quê hương đất nước, về truyền thống lịch sử và chắc rằng việc đăng cai Asian Games không làm người dân nghèo đói vì những chi phí dùng cho ASIAD không biến mất hết mà phần lớn còn để lại cho thế hệ sau đó là những cơ sở để sử dụng nhằm nâng cao sức khoẻ toàn dân vì mục tiêu; dân cường thì nước thịnh, như lời Bác Hồ dạy.”

Mặt trái của mọi vụ đầu tư

Trái ngược hòan tòan với sự đồng ý trên, Giáo sư Nguyễn Mộng Giao cho biết, nếu tổ chức hội thể thao Asiad 18 diễn ra thì chắc chắn sẽ mọi khó khăn sẽ đổ lên đầu người dân, và chỉ có lợi cho một số cá nhân:

Đấy là những lý do nói bậy nói bạ thôi, họ được hưởng lợi từ cái này nhiều, vì cái cá nhân của họ, chứ không có vì một cái gì của đất nước cả đâu. Tôi nói thật là thứ nhất họ có nhận thức biết được điều này là vô vị, vô nghĩa hay không? Họ biết, nhưng họ sẽ cố gắng làm bằng được, để vì cái lợi ích túi tiền rơi vào họ chỉ thế thôi

Giáo sư Nguyễn Mộng Giao

"Đấy là những lý do nói bậy nói bạ thôi, họ được hưởng lợi từ cái này nhiều, vì cái cá nhân của họ, chứ không có vì một cái gì của đất nước cả đâu. Tôi nói thật là thứ nhất họ có nhận thức biết được điều này là vô vị, vô nghĩa hay không? Họ biết, nhưng họ sẽ cố gắng làm bằng được, để vì cái lợi ích túi tiền rơi vào họ chỉ thế thôi. Ai cũng biết đất nước rất là thiệt hại mà chúng ta đang cần rất nhiều thứ khác, chứ không phải chúng ta cần những cái danh hảo, những cái nghèo đói thế mà bây giờ rất nghèo đói tôi không hiểu họ làm thế này tôi không hiểu họ làm vì cái gì?"
Khi được hỏi về việc Hội Thể Thao Châu Á 18 được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2019, hầu như các bạn trẻ đều không quan tâm, trong đó có các bạn sinh viên và những người đang làm kinh doanh, hai bạn trẻ cho biết:

“Mình có lên Internet nhưng ít tra khảo các vụ việc như vậy lắm không biết nó là cái gì luôn, dạo này mình không quan tâm lắm cho nên không biết gì …”

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, nếu Asiad 18 được tổ chức mà không thành công, phát sinh nhiều hệ lụy thì trách nhiệm về sau này sẽ thuộc:
"Trước hết cái người chịu trách nhiệm sẽ là ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, ông ấy là cái người đã có sáng kiến đề ra và ông cũng là cái người cho đến nay vẫn kiên trì theo đuổi cái dự án này. Và tôi hi vọng là Thủ tướng chính phủ sẽ có một quyết định sáng suốt đối với việc này. Theo tôi nếu được đề nghị thì tôi đề nghị là không đăng cai."

Được biết riêng đề án dự kiến xây một công trình lòng chảo để đua xe đạp trong Hội thể thao Châu Á 18 là 10,000 tỷ đồng gần 500 triệu Mỹ kim có sức chứa 10 ngàn khán giả, lớn nhất và mắc nhất trên thế giới.

Tại Việt Nam các phúc lợi xã hội không có, đa số người dân nghèo khổ, thiếu thốn đủ mọi mặt, hàng ngàn các công ty doanh nghiệp đều phải bị phá sản, nền kinh tế vĩ mô quốc gia đang phải vất vả trong bối cảnh không lối thoát kéo dài đăng đẳng. Vì thế, riêng với số tiến dự tóan xây cái vòng chảo để đua xe đạp là 10,000 tỷ đồng chỉ để qua một vài lần sử dụng thì có thể xây được hàng trăm cái bệnh viện, hàng trăm cây cầu treo, hàng trăm cái trường học ở các vùng nông thôn. Có thể đây là việc làm thiết thực hơn mà Chính quyền Việt Nam cần nghĩ đến chăm lo đời sống cho người dân.