Ai là thế lực thù địch?

0:00 / 0:00

Ngày càng có thêm những người dân bình thường trở thành đối tượng chú ý của cơ quan an ninh Việt nam chỉ vì những hoạt động dân sinh bình thường của họ. Phải chăng bộ máy công quyền của đảng cộng sản Việt nam tồn tại như là một công cụ trấn áp?

Dị ứng với danh từ dân chủ

Lại một người dân bình thường “được” công an quan tâm, đó là cô giáo Xuân Mai tại Tiền Giang. Một ngày trước lễ kỷ niệm quốc tế phụ nữ, vốn được tổ chức trọng thể tại Việt nam hàng năm, công an các cấp từ xã tới tỉnh cùng nhau đến kiểm tra máy tính của cô giáo dạy cấp hai Xuân Mai. Sau khi không thu nhận được gì trong máy tính của cô giáo. Họ lại tiếp tục kiểm tra điện thoại và cũng không thu được gì. Cô Xuân Mai cho chúng tôi biết nguyên nhân của việc kiểm tra này,

“Tại vì hồi trước trường của Xuân Mai tiêu cực dữ lắm mà Xuân Mai không đồng ý với chuyện tiêu cực của giáo viên như dạy thêm, học thêm này nọ cho nên Xuân Mai mới viết một số bài viết nói về chuyện này. Nhưng viết chung chung chứ không đụng chạm gì tới cá nhân của trường. Tuy nhiên ban giám hiệu họ có dạy thêm nên đụng chạm và không thích Xuân Mai. Họ nghĩ không theo họ để ca tụng chính quyền này nên họ không thích.

Tại vì hồi trước trường của Xuân Mai tiêu cực dữ lắm mà Xuân Mai không đồng ý với chuyện tiêu cực của giáo viên như dạy thêm, học thêm này nọ cho nên Xuân Mai mới viết một số bài viết nói về chuyện này...Tuy nhiên ban giám hiệu họ có dạy thêm nên đụng chạm và không thích Xuân Mai.

Cô Xuân Mai

Vừa bị nhà trường vừa bị công an chú ý tới những bài viết nhận thức về dân chủ của mình nên họ không thích.

Sau đó trang facebook cá nhân của cô Xuân Mai không thể truy cập được nữa.

Đây không phải là lần đầu tiên những lời phát biểu về dân chủ được cơ quan an ninh quan tâm tới. Nổi tiếng nhất có lẽ là trường hợp bác sĩ Phạm Hồng Sơn ở Hà nội bị bắt giữ cách đây mấy năm vì dịch các tài liệu về dân chủ trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà nội.

Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai. Courtesy of danlambao
Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai. Courtesy of danlambao (Courtesy of danlambao)

Danh từ dân chủ thường hay được các cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản gắn liền với một âm mưu thù địch nào đó, mặc dù bên cạnh đó các khẩu hiệu tuyên truyền của đảng cộng sản cũng hay nhấn mạnh rằng họ lãnh đạo dân tộc Việt nam đi đến một xã hội dân chủ và văn minh.

Không phải chỉ có danh từ dân chủ trở thành nhạy cảm đối với cơ quan an ninh, mà những hoạt động dân sinh bình thường cũng trở thành nguyên nhân đưa cuộc sống của những người dân bình thường vào vòng rối ren với cơ quan an ninh.

Nhà hoạt động trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh, hoạt động nghiệp đoàn tranh đấu cho đời sống người công nhân cách đây vài năm, thì hiện vẫn bị cầm tù. Trớ trêu hơn nữa là hoạt động công đoàn ở đây lại bị bắt tội bởi một đảng chính trị tự xưng là đại diện quyền lợi của giai cấp công nhân.

Họ dùng xà beng cạy cửa vào nhà tôi, rồi xông vô cạy cái cửa sắt, đập cái cửa kiếng nhà tôi, làm bể cái tủ thờ nhà tôi, gỡ hai tấm hình của Đức Thầy là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo rồi bắn ba tiếng súng

chị Bùi Kim Phượng

Kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng đề xướng vụ kiện các nhà máy thủy điện xả lũ làm chết người, đã bị quấy nhiễu ở tất cả những nơi anh tìm nhà trọ. Sau đây là đoạn âm thanh người thân của anh Thạnh kể với anh về sự “chú ý quá mức” của cơ quan an ninh đối với anh, dù công dân Nguyễn Văn Thạnh không hề phạm tội gì cả,

“Anh biết là công an tỉnh họ khủng bố tới mức mà sáng thì hắn tới má hắn tìm, trưa thì hắn tới ba hắn tìm.”

Mới đây trong vụ vây bắt các tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại tỉnh Đồng Tháp, chị Bùi Kim Phượng, vợ của người tù chính trị vừa được trả tự do là Nguyễn Bắc Truyển kể lại với chúng tôi cái cách mà cơ quan công quyền lục soát nhà cửa,

"Họ dùng xà beng cạy cửa vào nhà tôi, rồi xông vô cạy cái cửa sắt, đập cái cửa kiếng nhà tôi, làm bể cái tủ thờ nhà tôi, gỡ hai tấm hình của Đức Thầy là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo rồi bắn ba tiếng súng."

Bạo lực cách mạng và kẻ thù của nhân dân

Câu chuyện về cách hành xử đầy bạo lực của cơ quan an ninh và công an Việt Nam đối với người dân trong thời gian gần đây được công luận trên mạng, và ngay cả báo chí của nhà nước, đề cập đến.

Theo học thuyết Mác Lê về sự cầm quyền thì nhà nước chuyên chính vô sản của học thuyết này giữ một nhiệm vụ rất quan trọng là trấn áp, trấn áp những ai được cho là kẻ thù của nhân dân, hay theo cách gọi thời thượng trong những năm gần đây là các thế lực thù địch. Và theo lý thuyết Mác Lê thì đó là bạo lực cách mạng.

Câu chuyện về cách hành xử đầy bạo lực của cơ quan an ninh và công an Việt Nam đối với người dân trong thời gian gần đây được công luận trên mạng, và ngay cả báo chí của nhà nước, đề cập đến

Thường thì không thấy cơ quan tuyên truyền của đảng định danh thế lực thù địch đó là ai. Mà hiện nay Việt nam lại có quan hệ ngoại giao với hàng trăm nước trên thế giới. Các cựu thù cũ như Pháp, Mỹ, Nhật thì có quan hệ thương mại rất tấp nập. Quốc gia có chiến tranh với Việt nam gần đây nhất là Trung quốc thì lại được ca tụng như một quốc gia hữu hảo với phương châm 14 tốt cùng sáu chữ vàng.

Vậy đâu là kẻ thù của đảng và nhà nước Việt Nam?

Cô giáo Xuân Mai cho chúng tôi biết là cô rất lo sợ sau khi bị công an khám xét, cô cho rằng cô không dám ra khỏi nhà vì nếu công an làm chuyện gì thì không ai biết hết.

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh thì đã không dừng các bài viết chỉ trích những việc làm sai trái của giới công quyền.

Những người dân vô danh ở tỉnh Hòa Bình thì bắt trói năm nhân viên công an hồi năm ngoái khi họ xuống làng để giải quyết một vụ than phiền về ô nhiễm môi trường.

Những người dân này đều không cho rằng họ là thế lực thù địch chống lại nước Việt Nam của chính họ.