Vì sao phải tăng cường đối tượng được cảnh vệ?

0:00 / 0:00

Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật cảnh vệ chiều 6/6, có ý kiến cho rằng nên bổ sung các Bí thư, Chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ với lý do “khi có tình hình phức tạp ở địa phương thì có thể ảnh hưởng đến an toàn của một số cán bộ chủ chốt.”

Vì sao phải có đề nghị tăng cường đối tượng cảnh vệ? Trong cách phân bổ ngân sách của Việt Nam, dự thảo luật này có hợp lý?

Từ nỗi sợ hãi

“Cần và không cần” là câu trả lời được tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đưa ra ngay khi được hỏi về tính hợp lý và sự cần thiết cho dự thảo Luật Cảnh vệ.

Theo ông, nếu xét Dự thảo luật về phía của những người dân thì không cần thiết.

"Đối với người dân thì chẳng có gì là cần thiết cả, vì tất cả những cái đó đều từ tiền đóng thu ế của dân. Và nếu mỗi vị được bảo vệ thì chắc chắn kéo theo tiền đóng thu ế của dân phải nong lên."

Nhưng, ngược lại, theo ông Phạm Chí Dũng, Dự thảo luật này rất cần cho các giới quan chức ở Việt Nam. Ông giải thích lý do vì sao đưa ra nhận định trên.

Nguồn cơn chính là xuất phát từ tháng 9 năm 2016 nổ ra vụ Yên Bái. Ba người "bị bắn" đã làm rúng động trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. <br/> - Ông Phạm Chí Dũng

“Nguồn cơn chính là xuất phát từ tháng 9 năm 2016 nổ ra vụ Yên Bái. Ba người “bị bắn” đã làm rúng động trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và cho thấy là không một ai, từ Tổng bí thư trở xuống mà có thể an toàn.

Cho nên từ sau vụ đó, tự nhiên trong Quốc hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng dậy lên những đề xuất, đề nghị là phải tăng cường lực lượng cảnh vệ, phải bổ sung trang thiết bị, và đồng thời gia tăng số đối tượng, thành phần được bảo vệ.”

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng còn có một lý do khác. Lý do này cũng bắt nguồn từ vụ án ở Yên Bái.

“Nó có một cái chuyện là lợi ích và nỗi sợ hãi của 1 số cán bộ cấp cao nào đó ở tỉnh. Nó thể hiện sự lo sợ nên họ yêu cầu tăng cảnh vệ. Trước đây không có.”

Xiin được nhắc lại vào ngày 18 tháng 8 năm 2016, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm Yên Bái dùng súng bắn chết Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái, ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh uỷ rồi sau đó tự sát.

Sau khi xảy ra vụ việc, một số dự án luật như Luật quản lý, sử dụng vũ khí, quy định nổ súng, và cả quy định về phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự được mang ra thảo luận tại các phiên họp thẩm tra sơ bộ của vụ án.

Cho đến phiên thảo luận chiều ngày 6 tháng 6, theo đề xuất của đại biểu quốc hội Đỗ Văn Bình, từ Hải Phòng, ông đề nghi nên tăng cường bổ sung biện pháp bảo vệ đặc biệt trong thời gian nhất định cho một số lãnh đạo chủ chốt, các cán bộ tỉnh, địa phương.

Phân tích thêm về luật cảnh vệ từ trước đến nay trong bộ máy nhà nước Việt Nam, tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói rằng việc bảo vệ đối với giới lãnh đạo từ trước đến này là do Bộ Tư lệnh cảnh vệ phụ trách. Và đối tượng cảnh vệ chủ yếu là Uỷ viên Bộ chính trị, Ban bí thư và một số uỷ viên Trung ương ở các cương vị đặc biệt.

Sau này, ông nghe rằng đối với một số Uỷ viên Bộ chính trị đã được tăng gấp đôi lực lượng cảnh vệ và quy chế bảo vệ rất nghiêm khắc.

Sợ hãi ai?

Cảnh sát cơ động Việt Nam.
Cảnh sát cơ động Việt Nam. (AFP photo)

Một ý kiến khác trong phiên thảo luận, từ ông Võ Trọng Việt – Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cho biết sau việc nổ súng vào lãnh đạo ở một tỉnh, nhiều địa phương đã đề nghị Bí thư, Chủ tịch cũng được nằm trong diện được cảnh vệ.

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận định cách tiếp cận này là “một cách nguỵ biện”.

“Việt Nam quá dư quan chức. Việt Nam có một diện tích chỉ bằng 1/25 của nước Mỹ, nhưng số lượng quan chức Việt Nam gấp 3 đến 4 lần Hoa Kỳ. Một Bộ ở Việt Nam là có đến 7,8,9 thứ trưởng. Cho nên việc nói là nếu mà quan chức có bị gì mà ảnh hưởng đến địa phương hay đến tình hình cả nước thì đó chỉ là một lý do để nguỵ biện mà thôi. Nên nhìn theo chiều ngược lại là cần giảm đi số lượng quan chức thì bớt rủi ro.”

Nếu mà sống mà tử tế với dân thì luôn luôn yên ổn. Dân bảo vệ cho. Còn nếu mà ác độc với dân thì làm sao bảo vệ được?<br/> - Giáo sư Nguyễn Khắc Mai

Lực lượng cảnh vệ đó sẽ bảo vệ họ khỏi những điều gì? Và từ ai? Câu hỏi này được nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận định như một “thực tế khốn quẫn, chua chát và bi đát ở Việt Nam.”

Ông đặt câu hỏi “Tại sao họ sợ hãi như thế?”

“Tại sao họ lo sợ đến thế? Lẽ ra người lãnh đạo phải gần nhau, thật sự gần dân, mắt trông, tai nghe, miệng nói, chân đi, tay làm. Bây giờ lại xây dựng 1 hàng rào ngăn cách với dân rồi. Như vậy họ sợ dân hay sợ cái gì khác? Nếu cái gì khác có phải họ sợ chính nhau hay không? Sợ trong chính nội bộ họ hay không?

Theo thôi họ sợ dân thì ít, sợ nhau thì nhiều.”

Một cách nhìn khác từ Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, ông cho rằng:

“Nếu mà sống mà tử tế với dân thì luôn luôn yên ổn. Dân bảo vệ cho. Còn nếu mà ác độc với dân thì làm sao bảo vệ được?

Tôi cho rằng nên khuyến khích người ta ăn ở hiền lành phúc hậu hơn, đừng đàn áp dã man, ăn cướp đất của dân. Như thế thì chả sợ gì cả, dân sẽ bảo vệ cho.”