< p>
Malaysia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2015. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Malaysia sẽ phải đương đầu với một loạt những vấn đề khó khăn tồn tại từ nhiều năm nay của khối này bao gồm sự thống nhất của khối và nhất là việc giải quyết hòa bình tranh chấp tại biển Đông giữa những nước thành viên ASEAN với Trung Quốc. Việt Hà phỏng vấn ông Murray Hiebert, PHó Giám đốc, chuyên gia nghiên cứu cao cấp, Chủ tịch Sumitro về các nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm Chiến lược, Nghiên cứu Quốc tế tại Hòa Kỳ, về vấn đề này. Trước hết nhận định về những vấn đề chính mà Malaysia sẽ phải giải quyết trong năm nay trong vai trò Chủ tịch ASEAN, ông Hiebert nói:
Murray Hiebert: có vài vấn đề lớn, đó là năm 2015, ASEAN cam kết đạt được cộng đồng kinh tế chung ASEAN, toàn bộ vấn đề của hội nhập kinh tế. Các nước hy vọng là Malaysia sẽ thúc đẩy các nước thành viên ASEAN mạnh mẽ ở mức tối đa có thể. Tất nhiên không phải ai cũng nghĩ là họ sẽ đạt được toàn bộ mục tiêu đề ra nhưng Malaysia sẽ cố gắng tốt nhất có thể trong vấn đề này. Theo tôi vấn đề thứ hai mà họ phải đối mặt nữa là vấn đề biển Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước thành viên ASEAN trong đó có Malaysia. Có thể là Malaysia sẽ cố gắng thúc đẩy việc đạt được bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (gọi tắt là COC) mà Trung Quốc và ASEAN đã đàm phán trong một số năm.
Năm 2015, ASEAN cam kết đạt được cộng đồng kinh tế chung ASEAN, toàn bộ vấn đề của hội nhập kinh tế. Các nước hy vọng là Malaysia sẽ thúc đẩy các nước thành viên ASEAN mạnh mẽ ở mức tối đa có thể
Murray Hiebert
Theo tôi còn vấn đề khác nữa là, nếu chúng ta nghe bài nói của Thủ tướng Naji về những gì Malaysia định làm cho ASEAN, đó là tìm ra một cơ cấu tốt hơn chút nữa. Trong hội nghị Đông Á ở Napidaw (Myanmar) hồi năm ngoái, lãnh đạo các nước đã đồng ý là họ phải tìm ra cách để làm cho thượng đỉnh Đông Á hoạt động quanh năm thay vì chỉ khi nào các lãnh đạo gặp nhau. Đã có những thảo luận về cách thực hiện, việc thiết lập ban thư ký thế nào, nên qua ban thư ký của ASEAN ở Jakarta vốn không phải là một cơ chế mạnh, hay theo cách khác. Theo tôi được biết thì Malaysia, Mỹ và các nước khác cũng đang tìm cách để khiến thượng đỉnh Đông Á hoạt động hữu hiệu quanh năm, là một diễn đàn giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh và các khủng hoảng khác.
Theo tôi vấn đề khác nữa là một trong những nguyên nhân khiến ban thư ký của ASEAN hoạt động không mạnh là vì ASEAN có cam kết tất cả các nước đóng góp cùng một phần tài chính giống nhau mỗi năm, dù đó là nước Lào, hay Singapore hay Thái Lan. Mỗi nước mỗi năm chỉ phải đóng 1,7 triệu đô la, cho nên số lượng đó không phải là nhiều để vận hành ban thư ký. Do đó Thủ tướng Najib đã đưa ra ý tưởng là để các nước có tiền tình nguyện cống hiến và vẫn duy trì mỗi nước có một phiếu bầu, hoặc là kêu gọi đóng góp từ các nước bên ngoài. Tuy nhiên ông ta không nói cụ thể nước nào. Có thể là Nhật bản, Australia, EU và Mỹ đóng góp tiền để ban thư ký ASEAN có thể đảm nhận nhiệm vụ lớn hơn vào có thể làm nhiều hơn trong năm.
Việt Hà: vậy vấn đề với Trung Quốc trong năm nay sẽ có gì đặc biệt?
Murray Hiebert : Vấn đề là Trung Quốc đang gia tăng gây hấn tại biển Đông. Chúng ta đã thấy giàn khoan dầu của Trung quốc ngoài khơi Việt Nam vào tháng 5 năm ngoái. Bây giờ đang có thêm nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở ở quần đảo Trường Sa. Malaysia đang có những quan ngại về hành động của Trung Quốc tiến sâu về phía Nam mà trước đó không có, giờ hoạt động của Trung Quốc đã diễn ra ở bãi James shoal ngay ngoài khơi Borneo của Malaysia. Cho nên vấn đề này sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong năm. Chúng ta cũng biết là Malaysia đang cố gắng có quan hệ tốt với Trung Quốc cho nên họ hy vọng sẽ không phải đối đầu quá mức với Trung Quốc. Tôi nghĩ chúng ta có thể trông chờ là Malaysia sẽ phối hợp với ASEAN trong những việc cần làm với Trung Quốc tại các diễn đàn ASEAN năm nay.
Việt Hà: Ông có nói đến các nước có thể đóng góp cho ASEAN nhưng ông không nhắc đến tên Trung Quốc. Liệu đây có thể là một cân nhắc khó khăn vì Trung Quốc được coi là nước gây chia rẽ ASEAN?
Malaysia đang có những quan ngại về hành động của Trung Quốc tiến sâu về phía Nam mà trước đó không có, giờ hoạt động của Trung Quốc đã diễn ra ở bãi James shoal ngay ngoài khơi Borneo của Malaysia
Murray Hiebert
Murray Hiebert: những cái tên các nước mà tôi đưa ra không được Thủ tướng Najib đưa ra trong các diễn văn công khai hay riêng tư. Tôi chỉ đưa ra những cái tên trên mặt lý thuyết. Ông ấy nói về các nước đóng góp cho ASEAN nhưng không nói cụ thể nước nào. Nhưng tôi nghĩ vấn đề Trung Quốc đóng góp cho ASEAN sẽ là một vấn đề tế nhị.
Việt Hà: Hồi cuối tháng 1 vừa qua, các Ngoại trưởng ASEAN đã đưa ra tuyên bố quan ngại về những hành động của Trung Quốc gần đây trên biển Đông dù không nêu tên trực tiếp. Theo ông thì năm nay, Malaysia sẽ có thái độ thế nào với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Đông, bất chấp thực tế là nước này vốn khá im lặng trong tranh chấp biển Đông từ trước đến nay?
Murray Hiebert: tôi nghĩ nó còn phụ thuộc điều gì xảy ra. Vào năm ngoái vào tháng 5 khi Trung Quốc đặt giàn khoan trong khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt nam đòi chủ quyền, tất cả các nước thành viên ASEAN đã đồng ý với tuyên bố chung rằng tranh chấp này phải được giải quyết hòa bình theo luật quốc tế. Tôi nghi ngờ Malaysia sẽ hướng tới những loại tuyên bố như thế suốt cả năm, nhưng nó còn phụ thuộc vào hành động của Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc có những hành động mở rộng và gia cố ở quần đảo Trường Sa, thì hiện giờ Trung Quốc dường như khá im lặng ở biển Đông. Các nước vừa có hội nghị APEC vào tháng 11 rồi đến Tết âm lịch, cho nên tôi nghĩ chúng ta phải chờ sau đó xem Trung Quốc có thêm các hành động gì. Tôi nghĩ nếu Trung Quốc có hành động thực sự khiêu khích với ASEAN thì chúng ta có thể trông chờ Malaysia sẽ là một người chơi có trách nhiệm và tìm cách thảo luận vấn đề theo cách thỏa mãn cả Philippines lẫn Việt Nam. Tôi không nghĩ là họ sẽ tìm cách che dấu vấn đề chỉ bởi vì họ khá thân thiện với Trung Quốc.
Việt Hà: theo ông Malaysia có thể đạt được những thành tựu nào trong năm nay trong những vấn đề chính như hoàn thành việc xây dựng cộng đồng kinh tế chung ASEAN 2015 như đã đặt ra hoặc đạt được bộ quy tắc về ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN trên biển Đông?
Malaysia phải tận dụng cơ hội khi có thể. Malaysia cảm thấy là các nước khác đã không đạt được nhiều và họ muốn đạt được thành công nhiều nhưng họ phải trải qua nhiều cuộc thảo luận nữa để tìm ra cách đạt được thành công
Murray Hiebert
Murray Hiebert : theo dõi ASEAN đôi khi giống như là nhìn sơn khô trên bức tường vậy. Mọi điều không diễn ra nhanh chóng. Tôi nghĩ là họ sẽ đạt được một số bước tiến nhưng tôi không thể nói đó là gì vì họ còn hầu như chưa bắt đầu giải quyết các vấn đề trong năm nay. Vì vậy tôi không thể nói là họ sẽ đạt được gì trong mục tiêu xây dựng cộng đồng kinh tế chung…. Về vấn đề biển Đông, tôi phải nói là Trung Quốc không quan tâm lắm với COC cho nên Trung Quốc và ASEAN sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này nhưng sẽ rất chậm chạp.
Liệu họ có đạt được những mục tiêu đề ra trong các vấn đề lớn hơn như tái định nghĩa vai trò của thượng đỉnh Đông Á hay không? theo tôi thì họ có thể đạt được một số bước tiến nhưng bây giờ là tháng 2, chúng ta vẫn còn 10 tháng nữa, thượng đỉnh Đông Á sẽ tổ chức vào tháng 11 cho nên tôi không thể đoán được họ sẽ đạt được gì…. Năm ngoái Myanmar đã thực hiện vai trò chủ tịch ASEAN tốt nhưng không có gì quá lớn. Năm tới chúng ta có Lào là chủ tịch ASEAN. Malaysia phải tận dụng cơ hội khi có thể. Malaysia cảm thấy là các nước khác đã không đạt được nhiều và họ muốn đạt được thành công nhiều nhưng họ phải trải qua nhiều cuộc thảo luận nữa để tìm ra cách đạt được thành công.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.