Ngoại giao cân bằng Việt - Trung chỉ là ảo tưởng

Trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự chú ý của dư luận.

0:00 / 0:00

Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng thể hiện sự quyết tâm tâm trong vấn đề biển đông, ngoại giao giữa hai nước càng được nhân dân Việt Nam quan tâm. Có nhiều ý kiến quan ngại rằng ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa thật sự bình đẳng như giữa hai nhà nước với nhau. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:

Nền ngoại giao dựa trên hệ tư tưởng

Tuy không có một xác định chính thức nào từ phía nhà nước Việt Nam rằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc dựa trên một hệ tư tưởng, nhưng nếu để ý đến các hoạt động ngoại giao các cấp của Hà Nội và Bắc Kinh thì bất kỳ một người nào cũng có thể thấy đó là ngoại giao giữa “Đảng, Nhà nước và Nhân dân” hai nước, thay vì giữa hai nhà nước. Một biểu hiện rõ ràng nhất là các cuộc viếng thăm bên lề của các nhân vật giữa hai Đảng CS và các phát biểu của giới lãnh đạo trong các cuộc tiếp xúc.

Chẳng hạn, gần đây nhất, Đoàn đại biểu Quốc hội do bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, dẫn đầu đã công du Trung Quốc từ ngày 4-8/1/2012. Theo tin tức đăng trên TTXVN, nhân chuyến công đi này, bà Tòng Thị Phóng “khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và hiệu quả của nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam”.

nếu để ý đến các hoạt động ngoại giao các cấp của Hà Nội và Bắc Kinh thì bất kỳ một người nào cũng có thể thấy đó là ngoại giao giữa "Đảng, Nhà nước và Nhân dân" hai nước, thay vì giữa hai nhà nước.<br/>

Cũng trong thời gian đó, trong chuyến thăm và hợp tác về an ninh giữa lãnh đạo ngành an ninh hai nước, truyền thông Trung Quốc trích lời Bộ trưởng Trần Đại Quang nói rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ gắn liền tầm quan trọng vào tình hữu nghị với Trung Quốc”.

Ông Ngô Bang Quốc Ủy viên thường vụ Bộ chính trị BCH trung ương ĐCS Trung Quốc tiếp bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Ông Ngô Bang Quốc Ủy viên thường vụ Bộ chính trị BCH trung ương ĐCS Trung Quốc tiếp bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (RFA screen capture/VTV1)

Tương tự như thế, trong chuyến viếng thăm của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối năm ngoái, chủ thuyết về XHCN cũng được mang ra làm nền tảng cho ngoại giao hai nước.

Trong thời gian ông Tập lưu lại Việt Nam, từ Tổng bí thư Đảng CS đến Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đều cho rằng “quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước là tài sản chung quý báu” và “tin tưởng tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác vốn có giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quốc hội và nhân dân hai nước sẽ ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả thiết thực”.

Cũng cần phải nói thêm, tất cả các chuyến công du này trên danh nghĩa là giữa hai chính phủ với nhau, tức không phải trong khuôn khổ Đảng. Chính vì thế mà có nhiều quan ngại cho rằng ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc chịu một sự lấn át của một hệ tư tưởng. Nhà văn Võ Thị Hảo, người thường có những bài viết và bình luận về chính trị, xã hội Việt Nam cho biết:

Tôi thấy cái điều này rất rõ. Thực sự là có cái sự ngoại giao dựa trên hệ tư tưởng. Đôi khi nó có vẻ lấn át việc ngoại giao giữa hai nước độc lập với nhau.

Nhà văn Võ Thị Hảo

“Tôi thấy cái điều này rất rõ. Thực sự là có cái sự ngoại giao dựa trên hệ tư tưởng. Đôi khi nó có vẻ lấn át việc ngoại giao giữa hai nước độc lập với nhau. Trong mối tương quan là Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng. Nguyện vọng bành trướng của Trung Quốc rất lớn. Nếu Trung Quốc muốn xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam thì sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Ngoại giao với Trung Quốc thì cần một sự khéo nhưng không thể nhượng bộ, không thể để việc ngoại giao dựa trên hệ tư tưởng lấn át vấn đề”.

Nếu xét đến ngoại giao của Việt Nam với một nước không thuộc hệ tư tưởng XNCH như Hoa Kỳ, Anh Quốc … sẽ thấy rõ ràng đây là một ngoại giao giữa hai chính phủ độc lập khỏi bất cứ một tổ chức chính trị nào. Vai trò của Đảng CSVN cũng rất mờ nhạt và những phát biểu mang tính gộp chung giữa “Đảng, Nhà nước, Nhân dân” lại càng không có.

Ngoại giao giữa hai nhà nước mà gắn liền với đảng, nhân dân, trong đó đảng đứng đầu trong các phát biểu là cung cách ngoại giao thường thấy ở các nước có cùng hệ tư tưởng XHCN, được lãnh đạo bởi đảng cộng sản.<br/>

Ngoại giao giữa hai nhà nước mà gắn liền với đảng, nhân dân, trong đó đảng đứng đầu trong các phát biểu là cung cách ngoại giao thường thấy ở các nước có cùng hệ tư tưởng XHCN, được lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm ngoái, ngoài ca ngợi XNCH và mối quan hệ với Việt Nam, cũng khẳng định hai nước có “hệ thống chính trị tương tự, do đó mục tiêu chính trị cũng tương tự”.

Một nền ngoại giao nếu được dựa trên hay bị ảnh hưởng quá nhiều bởi một hệ tư tưởng sẽ gây thiệt thòi cho các nước bị xem là nước nhỏ. Vì lúc đó đường lối, chính sách ngoại giao đều ít nhiều chịu một sự phân biệt giữa lớn - nhỏ; cao - thấp, trước - sau. Chính vì thế mà khó tránh khỏi sự nhún nhường. Nhà văn Võ Thị Hảo cho biết thêm:

“Chẳng hạn như khi người dân Việt Nam biểu tình ôn hoà để bày tỏ việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như ngăn ngừa, phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Tuy nhiên, những người này lại bị đàn áp. Tôi nghĩ là đây là một thái độ tỏ ra là “đàn em” đối với Trung Quốc”.

“Trong những cung cách ngoại giao của Việt Nam ở những sự kiện gần đây thì tôi thấy lo ngại rằng có những việc khiến cho mọi người nghĩ rằng Việt Nam đã quá lệ thuộc và sợ hãi khi khẳng định chủ quyền cũng như tư thế bình đẳng của mình trước một nước láng giềng”.

Trong những cung cách ngoại giao của Việt Nam ở những sự kiện gần đây thì tôi thấy lo ngại rằng có những việc khiến cho mọi người nghĩ rằng Việt Nam đã quá lệ thuộc và sợ hãi khi khẳng định chủ quyền cũng như tư thế bình đẳng của mình trước một nước láng giềng

Nhà văn Võ Thị Hảo

Từ sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991, Việt Nam được cho là ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc trên hầu hết mọi lĩnh vực, đặc biệt là chính trị. Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ dưới thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hay việc phân chia, cắm mốc biên giới phiá Bắc dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh không thể gọi là một thắng lợi cho ngoại giao Việt Nam.

Sự phân biệt cần thiết giữa Đảng và Nhà nước

Và hiện tại, khi vấn đề biển Đông và ngư dân đang nổi cộm thì ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc càng đi xa quỹ đạo của một nhà nước. Điển hình trong tháng 10 năm ngoái, 6 văn kiện về biển Đông ký giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lại được cho là của hai nước. Đây là hành động được cho là không phân biệt giữa Đảng lãnh đạo và ngoại giao nhà nước. Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc TP.HCM cho biết cần phải có sự phân biệt này:

“Chính vì vậy mà trong thời gian vừa qua, trong đại hội Đảng lần thứ XI có nhiều người đề nghị là cần hợp nhất vai trò của Tổng bí thư Đảng CSVN với vai trò của Chủ tịch nước. Kết hợp với nhau nhưng có phân biệt. Để khi cần ngoại giao Nhà nước thì với tư cách Chủ tịch nước.

trong đại hội Đảng lần thứ XI có nhiều người đề nghị là cần hợp nhất vai trò của Tổng bí thư Đảng CSVN với vai trò của Chủ tịch nước. Kết hợp với nhau nhưng có phân biệt. Để khi cần ngoại giao Nhà nước thì với tư cách Chủ tịch nước

Ông Lê Hiếu Đằng


Còn vai trò của một Tổng bí thư Đảng thì chỉ trong nội bộ Đảng thôi, cũng như các đảng khác trên thế giới. Đảng CSVN chỉ lãnh đạo qua đường lối, chủ trương. Những điều này được thể chế hoá thành luật và nhà nước thực hiện vấn đề này. Như vậy thì tức là Đảng lãnh đạo. Chứ còn hiện nay là Đảng trực tiếp cai trị, làm thay nhà nước. Như thế là không hợp lý”.

Nếu nhìn một cách tích cực, việc gắn liền “Đảng, Nhà nước, Nhân dân” trong ngoại giao sẽ có ý nghĩa thiết thực nếu như Đảng, Nhà nước, và nhân dân có chung một lợi ích và mục đích. Nhưng trong hoàn cảnh mà ngay chính cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng còn báo động về sự sa sút lòng tin của nhân dân và yêu cầu “chỉnh đốn vì sự tồn vong của chế độ” như phát biểu của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong thời gian vừa qua thì việc gắn kết giữa “Đảng, Nhà nước, Nhân dân” trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc chưa hẳn đã mang giá trị thực tiễn.

vai trò của một Tổng bí thư Đảng thì chỉ trong nội bộ Đảng thôi, cũng như các đảng khác trên thế giới. Đảng CSVN chỉ lãnh đạo qua đường lối, chủ trương. Những điều này được thể chế hoá thành luật và nhà nước thực hiện vấn đề này. Như vậy thì tức là Đảng lãnh đạo. Chứ còn hiện nay là Đảng trực tiếp cai trị, làm thay nhà nước.

Ông Lê Hiếu Đằng

Điển hình, khi phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng phát biểu “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và hiệu quả của nhân dân Trung Quốc”, có lẽ bà muốn nói đến sự giúp đỡ về vũ khí và nhân sự của Trung Quốc đối với Đảng CSVN trong cuộc chiến chống Pháp và việc thống nhất hai miền Nam – Bắc.

Tuy nhiên, nếu xét đến quá khứ hơn ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ (trong đó gồm cả sự cai nghiệt thời nhà Đường), xét đến những cuộc chiến tại biên giới và biển đảo, và những cuộc bắt bớ, bắn giết ngư dân hay việc lao động Trung Quốc đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường lao động Việt Nam…thì nói “nhân dân Việt Nam mang ơn Trung Quốc” đôi khi lại khiêng cưỡng quá chăng? Nhà văn Võ Thị Hảo nói về điều này như sau:


“Đảng, Nhà nước và Nhân dân chỉ có thể gắn liền nhau khi Đảng và Nhà nước coi trọng và có cùng quyền lợi với nhân dân. Nếu thực tế lợi ích ấy tách rời thì không thể gắn nhân dân vào được. Tất cả những mỹ từ nói ra rất dễ dàng nhưng thực hiện thì rất khó. Mà người ta chỉ nhìn vào hành động chứ không phải lời nói”.

Ngoại giao được ví von như việc chia một chiếc bánh mà trong đó ai cũng nghĩ mình được phần lớn hơn, nghĩa là tất cả các bên phải thấy được lợi ích của mình. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh và sự độc lập ở mức cần thiết của những người lãnh đạo nhà nước. Đối với Trung Quốc, sau hơn 20 bình thường hóa quan hệ, chắc có lẽ thắng lợi duy nhất của Việt Nam là giữ cho hai nước không có chiến tranh.

Tuy nhiên, dù hoà khí là quan trọng, nó cũng không thể so sánh với sự độc lập, chủ quyền quốc gia và lòng tự tôn dân tộc. Nếu ngoại giao được dựa trên hay bị ảnh hưởng bởi một hệ tư tưởng mà trong đó Việt Nam bị xem là một nước nhỏ hơn thì sự tách biệt ngoại giao nhà nước với hệ tư tưởng ấy là cách duy nhất làm cho ngoại giao Việt Nam thực sự ở thế cân bằng với không hẳn các nước khác mà còn với “người bạn lớn” Trung Quốc.

Theo dòng thời sự: