Ngày thế giới chống án tử hình

Ngày mùng 10 tháng 10 vừa qua là Ngày Thế Giới Chống Án Tử Hình Lần Thứ 9. Nhân dịp này, RFA phỏng vấn ông David Knaulte, Giám Đốc Văn Phòng Châu Á của Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền, về việc Liên Đoàn quyết định tham gia chiến dịch chống án tử hình.

Mọi cuộc hành quyết đều bất nhân

Ỷ Lan :

Xin chào ông David Knaulte, ông là Giám đốc Văn phòng Á châu của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền. Xin ông cho biết vì sao Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền gia công trong chiến dịch chống án tử hình?

David Knaulte :

Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền muốn hậu thuẫn xung lượng vận động cho sự xóa bỏ án tử hình trên toàn thế giới. Liên đoàn chúng tôi là thành viên của Liên minh Thế giới Chống Án Tử hình quy tụ hàng trăm tổ chức trên khắp năm châu, kể các quốc gia Châu Á và Châu Âu. Chúng tôi cùng nhắm mục tiêu là thuyết phục các chính phủ xóa bỏ án tử hình.

Ỷ Lan :

Năm nay Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Liên minh Thế giới Chống Án Tử hình có những hoạt động gì thưa ông?

Liên Đoàn Quốc tế và các thành viên thuộc Liên minh cùng đề cao tiêu đề “Án tử hình là vô nhân đạo”. Dù cách hành quyết như thế nào, chúng ta đều biết rằng người bị xử chịu đau đớn một cách bất nhân.

Ô. David Knaulte

David Knaulte :

Năm nay chúng tôi kỷ niệm lần thứ 9 “Ngày Thế giới Chống Án Tử hình”. Liên Đoàn Quốc tế và các thành viên thuộc Liên minh cùng đề cao tiêu đề “Án tử hình là vô nhân đạo”. Dù cách hành quyết như thế nào, chúng ta đều biết rằng người bị xử chịu đau đớn một cách bất nhân. Tại Paris, nơi đặt trụ sở của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, chúng tôi tổ chức một cuộc biểu dương lớn gọi là “Làng Xử Tử hình”.

Ở đây chúng tôi triển lãm tất cả mọi cách thức hành quyết sử dụng trong thế giới, để minh xác tính chất vô nhân của án từ hình. Ví dụ, những cách thức khác nhau vẫn còn sử dụng ở Châu Á, như treo cổ,

Một phụ nữ tên Wang Xiongyin ở Trung quốc bị kết án tử hình vì buôn trên 200gr bạch phiến. AFP
Một phụ nữ tên Wang Xiongyin ở Trung quốc bị kết án tử hình vì buôn trên 200gr bạch phiến (2003). AFP (AFP)

xử bắn, chích thuốc độc, hành hình, ném đá, v.v…

Ở đây tôi muốn đưa ra một hình thức của cái gọi là “cải cách” trong án tử hình tại Việt Nam, được sắc luật ban hành năm nay về việc chích thuốc độc thay vì xử bắn, cách thức mà người ta gọi là “cải tiến” án tử hình cho có vẻ “nhân đạo” hơn.

Chúng tôi cần nhấn mạnh ở đây rằng, kiểu cải tiến như thế chẳng làm thay đổi tí gì sự vô nhân của án tử hình. Mọi cuộc hành quyết đều bất nhân.

Thiếu minh bạch khi kết án

Ỷ Lan :

Có những hoạt động gì khác, đặc biệt cho Châu Á không?

David Knaulte :

Một hành động chủ yếu là ủng hộ sự gia tăng tính minh bạch của các chính phủ về án tử hình. Ngày nay ở Châu Á đang có một số chính quyền, như Trung quốc và Việt Nam, chẳng minh bạch tí nào trên án tử hình.

Các nước này không công bố số thống kê những cuộc hành quyết. Điều này cho phép các chính quyền độc đoán tiếp tục hành quyết nhân dân họ mà chẳng sợ ai tố cáo, cùng lúc đánh lừa dư luận quốc tế về số lượng hành quyết hằng năm rất thấp.

Tại Việt Nam, chúng tôi rất quan tâm về sự kiện dùng án tử hình cho những tội phạm chống “an ninh quốc gia”. Các tội phạm này khá mơ hồ, và chúng tôi e ngại rằng Việt Nam sử dụng các điều luật ấy để đàn áp những ai phê phán chính quyền bằng phương pháp bất bạo động.

Ô. David Knaulte

Tại Việt Nam, chúng tôi rất quan tâm về sự kiện dùng án tử hình cho những tội phạm chống “an ninh quốc gia”. Các tội phạm này khá mơ hồ, và chúng tôi e ngại rằng Việt Nam sử dụng các điều luật ấy để đàn áp những ai phê phán chính quyền bằng phương pháp bất bạo động.

Cho nên chúng tôi kêu gọi các chính quyền như Trung quốc và Việt Nam phải minh bạch hơn, và hãy chấp nhận đình chỉ tạm thời án tử hình - điều này có nghĩa tạm hoãn mọi cuộc hành quyết cho đến khi chính quyền bước tới việc ký kết các Công ước quốc tế xóa án tử hình.

Ỷ Lan :

Các chiến dịch này đạt được thành quả gì không thưa ông ? Có nhiều quốc gia trong thế giới xóa bỏ án tử hình không?

David Knaulte :

Hiển nhiên là có, trong mấy năm qua, chiều hướng chung trên thế giới chấp nhận xóa án tử hình. Dần dà có nhiều quốc gia ban hành các sắc luật hủy án tử hình. Cho đến năm 2011, có 104 quốc gia hủy án tử hình, nhiều quốc gia khác đang tiến tới việc xóa bỏ.

Cho đến năm 2011, có 104 quốc gia hủy án tử hình, nhiều quốc gia khác đang tiến tới việc xóa bỏ.

ông David Knaulte

Ví dụ như ở Châu Á, Mông Cổ đang cải tổ pháp lý nhằm xóa án tử hình. Sự kiện này nhờ các hoạt động và sự vận động tích cực của các xã hội dân sự. Thiếu sự hậu thuẫn của các xã hội dân sự, các quốc gia chẳng bao giờ nghĩ tới việc xóa án tử hình.

Vì vậy, chúng tôi kêu gọi nhân dân tại các nước còn sử dụng án tử hình, hãy vận dụng mọi sự để gây ảnh hưởng, đây là con đường độc nhất để thay đổi sự trạng.

Trong trường hợp Việt Nam, chúng tôi kêu gọi nhân dân Việt Nam cùng với chúng tôi thấy rõ sự sai trái của án tử hình, để vận động với nhà cầm quyền, thuyết phục họ hủy bỏ án tử hình.

Ỷ Lan :

Xin cám ơn ông David Knaulte.