Một năm của những nỗ lực ngoại giao

0:00 / 0:00

Chúng ta đang bước đến những tháng cuối của năm 2013, một năm có thể nói là khá bận rộn với ngoại giao Việt Nam. Nhân dịp này, Việt Hà có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư giảng dạy môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, Virginia, về vấn đề này.

Việt Hà: Thưa ông, năm 2013 là năm khá bận rộn của lãnh đạo Việt Nam trong các chuyến đi nước ngoài cũng như là tiếp đón các đoàn cao cấp của nước ngoài. Theo nhận xét của ông thì đâu là dấu ấn đáng ghi nhớ nhất của Việt Nam trong năm vừa qua ạ?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Sự kiện nổi bật nhất của ngoại giao Việt Nam trong năm vừa qua là bài diễn văn của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Đối thoại Shangri-la vào tháng 5 năm 2013. Trong đó lần đầu tiên ta thấy ông phát biểu một bài diễn văn mà nói một cách rành rọt, có hệ thống, rõ ràng chính sách của Việt Nam đối với Biển Đông và đối với các cường quốc. Trong đó chúng ta thấy có một số điểm sau đây:

Điều thứ nhất là ít nhất về phương diện lời nói, Việt Nam đã mạnh mẽ hơn đối với Trung quốc. Lần đầu tiên tại một diễn đàn quốc tế có mặt Trung quốc, một người chỉ huy hành pháp Việt Nam đã lên tiếng công khai hóa vấn đề Biển Đông mà Trung quốc thì không thích vấn đề công khai này

Điều thứ hai là trong khi nói thì ông chỉ trích Trung quốc và không nêu Trung quốc nhưng cũng đã gián tiếp chỉ trích Trung quốc khi ông nói đến những “hành động đơn phương”, “những đòi hỏi phi lý “, “ biểu hiện chính trị cường quyền”... Chúng ta cũng biết rõ rồi.

Trong đó lần đầu tiên ta thấy ông phát biểu một bài diễn văn mà nói một cách rành rọt, có hệ thống, rõ ràng chính sách của Việt Nam đối với Biển Đông và đối với các cường quốc.<br/> - GS. Nguyễn Mạnh Hùng<br/> <br/>

Đối với Biển Đông và các nước lớn thì ông nói là ông hoan nghênh sự tham dự của Trung quốc là một cường quốc mới trỗi dậy và cả sự tham dự của Mỹ quốc mà ông cho là một cường quốc Thái Bình dương. Đây là sự biện minh cho việc Mỹ có ở đó. Việt Nam hoan nghên chuyện đó và họ sẵn sàng làm việc với Mỹ.

Chuyện của ông Dũng được nhắc lại khi mà ông Trương Tấn Sang đi sang nói chuyện ở trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Bang giao của Mỹ. Ông ấy nói rõ khi được hỏi câu hỏi “Liên hệ với các nước thì có ảnh hưởng gì đến các nước chung quanh không” thì ông trả lời là “Việt Nam có quyền quan hệ với bất cứ nước nào mà không ai có quyền phản đối cả”

Điểm tiếp theo tôi nghĩ là quan trọng đó là lần đầu tiên ông Dũng đưa ra khái niệm đối tác chiến lược. Trong đó có cả sự cố gắng thiết lập rất nhiều quan hệ chiến lược với các nước. Chúng ta thấy có thể trước kia Việt Nam đã lập những đối tác chiến lược rồi, sớm nhất là với Nga năm 2001. Gần đây là với Anh quốc năm 2008. Tuy nhiên, chúng ta thấy trong năm 2013, rất nhiều đối tác chiến lược được thiết lập và nước lớn nhất là Pháp; Rồi cũng có những nước chung quanh như Indonesia, Thailand, Singapore. Đối với Mỹ thì chưa đến đối tác chiến lược mà chỉ mới là đối tác toàn diện thôi.

Điểm tiếp theo nữa là cũng có sự cố gắng để nâng cấp Bộ trưởng Ngoại giao . Trên thế giới khi người ta nhìn vào thành phần lãnh đạo Việt Nam ở Bộ Chính trị thì người ta nhận thấy vai trò của Bộ Ngoại giao tương đối thấp và không quan trọng bằng những bộ khác. Việc nâng cấp này dù rằng rất nhỏ nhưng cũng cho thêm một “tí trọng lượng” để làm việc với các đối tác quốc tế. Tuy vậy vẫn chưa đủ và người ta vẫn cho rằng ngoại giao Việt Nam bị đánh giá thấp hơn những bộ khác.

Việt Hà: Nói về quan hệ ngoại giao Việt Nam trong năm qua thì chúng ta không thể không nói đến quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Theo ông thì những thành tựu và những khó khăn nào mà Việt Nam có được trong năm vừa qua trong việc nâng cấp tầm quan hệ lên đến đối tác toàn diện với Mỹ ạ?

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20/6/2013. AFP photo
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20/6/2013. AFP photo (Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20/6/2013. AFP photo)

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Trong quan hệ vừa qua chúng ta thấy đó trước hết là quan hệ Mỹ và Việt Nam cứ từ từ tiến lên, theo tiến trình tự nhiên của nó.

Trong năm qua nếu nói về thành công thì có thể nói là Việt Nam đã nâng được quan hệ với Mỹ lên quan hệ đối tác toàn diện. Đó là một khía cạnh. Khi nói về khía cạnh khác thì nó cũng chưa đến nơi đến chốn. Việt Nam muốn có quan hệ đối tác toàn diện với tất cả các nước trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc mà chỉ có Mỹ không phải là đối tác chiến lược mà chỉ mới là đối tác toàn diện thôi.

Trong năm qua nếu nói về thành công thì có thể nói là Việt Nam đã nâng được quan hệ với Mỹ lên quan hệ đối tác toàn diện. <br/> - GS. Nguyễn Mạnh Hùng

Chúng ta có hai cách nhìn về lối ngoại giao này. Về sự trao đổi thì có nhiều lắm. Chúng ta có thể nói là có nhiều chuyện mới cả hai ông Bộ trưởng , ông Panetta và ông Hagel đều đi thăm Việt Nam hết. Có hai sự kiện đáng quan tâm trong sự việc này là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ đi thăm Cam Ranh dù rằng là để thăm một cái tàu của Mỹ đang sửa chữa nhưng ông ta cũng nói rõ là ông ấy muốn tàu Mỹ được thường xuyên viếng nơi này. Và cũng lần đầu tiên Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tham mưu trưởng đến thăm cái lầu Năm Góc. Đó là những biểu hiệu của sự “xích lại gần nhau” hơn. Tuy nhiên vẫn còn có những nỗi cộm, chẳng hạn, Việt Nam muốn Mỹ bỏ cấm vận vũ khí thì Mỹ chưa có khả năng bỏ điều đó; Rồi Mỹ phàn nàn Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Tôi nghĩ là điều đó có tiến bộ nhưng chưa đến mức cả hai bên mong muốn. Ngoài ra tôi thấy có một điều có tiềm năng quan trọng. Đó là vấn đề khi ông Sang sang đây, hai bên đã cam kết cho đến trước cuối năm nay hai nước cố gắng ký xong Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Vấn đề hình thành không thì không biết nhưng đây là cái dịp mà nếu làm được thì có nghĩa là quan hệ với Mỹ sẽ thắt chặt hơn, nhất là về kinh tế ,thương mại.

Việt Hà: Vâng, chúng ta cũng phải nói đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc trong năm vừa qua. Mối quan hệ giữa hai nước so với mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ thì như thế nào ạ?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Mối quan hệ với Trung quốc thì có sự éo le. So cái quan hệ tay ba đó thì Việt Nam thật sự không có lo ngại lắm về Trung quốc dù họ nói là diễn biến hòa bình nhưng thật sự ra họ không có lo ngại lắm. Còn với Trung quốc thì là một đe dọa lớn, luôn luôn đe dọa bằng cả những hành động. Một mặt thì có những mầm mống gây tranh chấp nhưng liên hệ giữa Trung quốc và Việt Nam lại nhiều hơn. Đây là mối liên hệ chằng chịt; Liên hệ giữa đảng với đảng, nhà nước với nhà nước, địa phương với địa phương, chính quyền với chính quyền, nhân dân với nhân dân. Mối liên hệ hết sức chằng chịt. Đặc điểm của bên Việt Nam là tình trạng éo le, có lẽ theo ông Carlyle Thayer nói là do "lời nguyền của địa lý".

Việt Hà: Vậy theo giáo sư đánh giá thì những thuận lợi và những thách thức nào mà ngoại giao Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm tới?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Trong những năm tới, chúng ta thấy quan trọng nhất với Việt Nam là hai việc.

Việc thứ nhất là Việt Nam muốn phát triển kinh tế thành một quốc gia hùng mạnh. Dĩ nhiên Việt Nam phải lo cái chuyện đó. Và đó là vấn đề cải tổ nội bộ thôi.

Điểm quan trọng nữa là điều thứ hai: vấn đề TPP . TPP không chỉ quan trọng về vấn đề kinh tế mà còn quan trọng về phương diện chính trị vì như vậy quan hệ giữa hai nước gần hơn.

Điều quan trọng nhất là buộc Việt Nam phải thay đổi. Nếu Việt Nam không thay đổi thì Việt Nam không thể cạnh tranh được và việc vào TPP sẽ không thành công. Tuy rằng đó chỉ là vấn đề tiềm năng thôi nhưng rất quan trọng trong đối tác quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một thử thách.

Điều quan trọng nhất là buộc Việt Nam phải thay đổi. Nếu Việt Nam không thay đổi thì Việt Nam không thể cạnh tranh được và việc vào TPP sẽ không thành công. <br/> - GS. Nguyễn Mạnh Hùng

Thử thách khác nữa là vấn đề của Trung quốc, vấn đề chủ quyền các biển đảo. Hiện nay vấn đề này ở Việt Nam tạm yên tuy có bị cắt cáp ...nhưng vẫn giữ được, chưa mất hòn đảo nào. Tạm yên chứ chưa yên và đang tìm cách củng cố. Vấn đề củng cố đòi hỏi vào nhiều chuyện. Thứ nhất là phải có tiềm năng nội bộ. Việt Nam tìm cách mua tàu Ki-lo của Nga rồi và cộng tác rất chặt chẽ với Nga. Tôi nghĩ đặc sắc nhất là tăng cường quan hệ với Nga so với những nước khác. Còn về đối ngoại Việt Nam thắt chặt với ASEAN. Đối với ASEAN thì sau vụ thất bại hoàn toàn ở Cambodia, sau đó tương đối đã gỡ gạc phần nào. Điều quan trọng hơn hết là vấn đề cân bằng quyền lực thì một nước nhỏ như vậy thì luôn luôn phải tìm nội lực. Việt Nam đã luôn đi tìm nội lực. Họ không nói là cân bằng quyền lực mà họ nói là chính sách ngoại giao “đa phương, đa diện”.

Thế nhưng quyền lực thì phải có thì trong việc đó chúng ta thấy Việt Nam ít nhất cũng đặt cái căn bản lý thuyết lên như trong trường hợp ông Dũng, ông Sang đều nói là” Mỹ có quyền tham dự ở đây và tôi có quyền can thiệp với bất cứ nước nào mà không ai có quyền phản đối cả “ một cách công khai. Còn đối với Trung quốc thì Việt Nam bên ngoài mạnh miệng thì không chỉ ông chính phủ mạnh miệng mà ngay cả báo chí nhà nước cũng thế. Trước đây trên website chỉ thấy có những bài toàn nói là Trung Quốc tấn công Việt Nam nhưng gần đây tôi thấy có hai bài báo của Việt Nam và họ nói là hai bên đánh nhau chứ không phải là Trung quốc tấn công Việt Nam-Đánh nhau bằng chiến tranh điện tử hay chiến tranh trên không thì Việt Nam đều có thể thắng được cả. Thành ra tôi thấy cái đó cũng là mạnh miệng đối với Trung quốc đấy.

Việt Hà: Vâng, xin cảm ơn giáo sư.