Chỉ cách một tuần lễ kể từ khi Tòa án Long An áp đặt những bản án nặng nề đối với 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong không khí pháp đình mà cả hai – theo nhận xét của blogger Nguyễn Hưng Quốc – có “phong thái đàng hoàng, đĩnh đạc, hiên ngang” đã dũng cảm, bất chấp mọi đe doạ, dõng dạc khẳng định rằng “Tôi yêu nước” hoặc “chỉ có một tội là yêu nước”, thì qua phiên tòa phúc thẩm hôm thứ Năm ngày 23 tháng 5 năm 2013 vừa rồi, 8 trong số 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành yêu nước tiếp tục gánh chịu những bản án nặng nề, phi lý thậm chí tới 13 năm tù, dù 4 người trong số kháng cáo này có được giảm bớt án tù, đặc biệt là Paulus Lê Văn Sơn được giảm từ 13 năm tù, 5 năm quản chế xuống còn 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Không cam tâm
Trong khi những lời khẳng định của Phương Uyên và Nguyên Kha khiến “cả phòng xử án bàng hoàng và không chí chùng xuống”, khiến công luận trong và ngoài nước khâm phục:
“Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm.
Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.”
Thì hẳn người ta chưa quên 2 trong 14 thanh niên yêu nước ấy cũng đã tổ thái độ khí khái tại pháp đình Nghệ An trước đó, như Trần Minh Nhật đã kiên quyết:
Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. <br/> -Nguyễn Phương Uyên
" Tôi không có tội nên nhà cầm quyền Việt Nam muốn bỏ tù hay làm gì thì cứ tùy thích."
Và Đặng Xuân Diệu đã khí khái:
" Tôi không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm nên dù nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo l ý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc VN và đó là chuyện của họ, họ phải tự chịu trách nhiệm ."
Tại phiên toà phúc thẩm vừa rồi, thanh niên yêu nước Thái Văn Dung cũng mạnh mẽ lên tiếng rằng "Nếu VN có dân chủ thì tôi phải được trả tự do ngay bây giờ".
Theo sử gia Trần Gia Phụng từ Canada thì đây là thông điệp của tuổi trẻ Việt Nam gởi cho toàn dân và gởi cho giới lãnh đạo đảng CSVN, như là một tiếng chuông đánh thức mọi người, nhằm phá vỡ chủ trương toàn trị và mở đường cho thể chế tự do dân chủ trong tương lai. Sử gia Trần Gia Phụng nhân tiện lưu ý rằng những thông điệp như vậy, dù chỉ được trình bày trong phòng pháp đình, nơi gọi là "phiên xử công khai" nhưng thực ra chỉ có một vài thân nhân của nạn nhân, còn lại là tuyệt đại đa số là công an, nhưng chẳng mấy chốc, "thông điệp này đã truyền xa vạn dặm, bay khắp năm châu, làm cho toàn thể công luận, nhất là người Việt khắp thế giới, "bàng hoàng, xúc động và có thể nói nhức nhối tận tâm can".
Lên tiếng nhân thời điểm đánh dấu kỷ niệm “Ngày Nhân Quyền Cho VN”, BS Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản trụ sở tại Virginia, Hoa Kỳ nhận thấy:
“Các anh em trẻ trong nước đã bắt đầu nhập cuộc. Điều mà mọi người thấy rõ hiện nay là họ không còn sợ nữa; họ đã lên tiếng.”
Từ Hà Nội, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh nhận xét về sự biến chuyển quan trọng này ở giới trẻ có nhiệt tâm với vận nước, dân tộc:
“Tôi thấy rằng nếu như trước đây, những người đấu tranh cho sự tiến bộ cho đất nước, đòi một nền dân chủ thật sự cho Tổ Quốc, Dân tộc là những người lớn tuổi, như ông Hà Sĩ Phu, Lê Hồng Hà, Hoàng Minh Chính chẳng hạn – là những người cao niên thao thức đến vận mạng đất nước, thì những phiên tòa gần đây, những hiện tượng gần đây, đặc biệt như phiên tòa vừa rồi dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha đang ở tuổi đôi mươi, thì điều đó làm tôi xúc động.
Tôi nhận thấy chuyển biến xã hội hiện rất khác trước, rất rõ rệt, cho thấy thế hệ trẻ VN không phải vô cảm như người ta đã nghĩ, như báo chí nhà nước VN kêu gào. Thế hệ trẻ VN hiện ý thức được mình là ai, ý thức được trách nhiệm của mình là gì trước dân tộc, trước đất nước, trước các hiện tượng tha hoá của xã hội. Tôi cho rằng đó là một tín hiệu vui. Tôi phản đối những bản án bất công, vô nhân đạo đối với họ.
Nhưng tôi tin rằng những bản án đó không thể làm cho thế hệ trẻ VN sợ hải, không làm họ chùn bước trong bước đường mà họ đã xác định là đúng. Tôi thấy rằng hiện nay những người trẻ ấy đã thực hiện đúng lý tưởng của mình và họ quyết lên đường như vậy. Còn nhà cầm quyền, nếu nhìn thấy được điều đó thì họ hãy xét lại chính mình, xét lại những hành động của mình, và nên có cái gì để đáp ứng lòng dân.”
Kết tội tổ tiên?
Họ không hiểu rằng, không có bất cứ một thứ bạo lực nào có thể dập tắt được ngọn lửa của lẽ phải, Quá khứ và cả đương đại đang từng ngày từng giờ chứng minh điều đó. <br/> -Blogger Bất Khuất
Trước tình trạng giới cầm quyền xúc tiến hành động đàn áp những người yêu nước, chống TQ xâm lược vốn đang ngày càng công khai uy hiếp, đồng thời, âm thầm “gặm nhấm” lãnh thổ, lãnh hải quê hươngVN, thì sử gia Trần Gia Phụng báo động – liên quan trường hợp 2 bị can “áo trắng học trò” – rằng “Nếu tòa án CS kết tội hai em vì hai em đã chống âm mưu xâm lược của Trung Quốc, thì CSVN có thể kết tội luôn tổ tiên chúng ta đã bao phen chống Trung Quốc xâm lược, từ Bà Trưng, Bà Triệu, đến Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…”.
Và ông Trần Gia Phụng nêu lên câu hỏi rằng “Phải chăng vì vậy CSVN bỏ thi môn sử năm nay trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhằm dẫn đến bỏ thi môn sử về sau, từ đó bỏ luôn môn sử trong học trình hoặc thay đổi môn sử trong học trình, để học sinh không biết sử, không biết quá khứ giữ nước, chống phương bắc rất hào hùng của dân tộc Việt?”
Blogger Vũ Bất Khuất cũng cảnh báo rằng “Lửa đang âm ỉ lâu rồi”, không phải là giới cầm quyền không biết, mà thậm chí còn biết quá rõ. Nhưng , theo blogger Vũ Bất Khuất, “ Họ vẫn mặc. Cứ tiếp tục trấn áp, trấn áp, trấn áp… và trấn áp. Với ngần ấy súng đạn trong tay, với cái loa khổng lồ. Họ làm tất cả mọi thứ”. Blogger Bất Khuất lưu ý:
" Họ không hiểu rằng, không có bất cứ một thứ bạo lực nào có thể dập tắt được ngọn lửa của lẽ phải, Quá kh ứ và cả đương đại đang từng ngày từng gi ờ chứng minh điều đó. Máu của dân tộc đã chảy một cách vô lý vì hoang tưởng, vì bạo tàn, vì láo toét đã quá đủ.
Những bản án vẫn tiếp tục được tuyên, tiếng gông cùm tiếp tục reo, những hành vi côn đồ vẫn được tung ra và lửa vẫn càng ngày càng bốc cao. "
Và blogger Vũ Bất Khuất cũng không quên đề cập tới “4 câu thơ với 20 từ đã thể hiện trọn vẹn tình hình ngay lúc này:
" Bắt thì bắt, không sợ.
Tù thì tù, đã sao.
Tôi nói vì yêu nước,
Yêu quốc dân, đồng bào ."
Và blogger Bất Khuất nêu lên câu hỏi rằng liệu điều gì sẽ xảy ra khi giới cầm quyền trong nước mở cửa cho Trung Quốc tràn vào xâm lược quê hương VN? Và blogger này thể hiện tinh thần bất khuất của những người yêu nước hiện nay:
" Tù thì tù, không sợ
Chết thì chết, đã sao
Tù vì yêu đất nước
Chết vì thương đồng bào. "
Cảm động trước tình cảnh lao lý của “áo trắng đơn sơ tợ nắng quê hương, thiêu đốt cường quyền hiếp dân hèn giặc”, và cảm kích trước “Em tuổi hai mươi không súng sắt đạn đồng, mà chỉ mặt gọi đích danh: tàu khựa”, nhà thơ Đình Đại sáng tác “Trường ca Uyên-Kha” để “Xin gởi đến em cả trời thương mến, non nước dân mình sẽ mãi không quên”. Và tác giả không quên nêu lên những câu hỏi đối với giới cầm quyền:
"…Dân yêu nước dân làm gì có tội?
Nhà nước này vốn dĩ của nhân dân
Dân chống giặc dân làm gì có tội?
Tự nghìn năm dân đã chống giặc rồi!
Dân yêu nước dân không cần có đảng
Dân chống giặc tàu sao đảng bắt tù dân?
Quyền của dân trao để bảo toàn biển đảo
Bất lực thì quyền phải trao trả cho dân
Xương trắng máu đào nhân dân đã đổ
Dân có toàn quyền lúc nước hưng vong
Đảng cũng là dân nhưng toàn dân không là đảng
Vậy cớ gì chống đảng tội về dân?..."
Những vầng thơ ấy khiến người dân Việt yêu nước không khỏi liên tưởng đến 2 câu thơ mà nhà ái quốc Phan Bội Châu ngày nào đã cảm tác khi vào ngục thất:
" Thân nọ vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu."
Tạp chí Điểm Blog xin dừng lại ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý khán thính giả.