Cảm nhận của giới trẻ sinh sau năm 1975 về thực trạng xã hội hiện nay

Việt Long, phóng viên đài RFA

30 năm trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, và việc đổi mới cũng đã tròn 20 năm. Trong những khoảng thời gian đó, Việt Nam đã đổi thay ra sao?

0:00 / 0:00
EconomyFarmer200.jpg
Ðời sống nông dân Việt Nam hiện nay vẫn còn rất khó khăn. AFP PHOTO

Những người sinh ra sau cuộc chiến 1975 cảm nhận thế nào về thực trạng xã hội hiện nay, họ mong ước điều gì cho tương lai sắp tới của đất nước?

Việt Long của ban Việt ngữ đã hỏi chuyện một người trẻ ở Hà Nội là bạn Lê Phương, mời quý thính giả đón nghe.

Lê Phương: Cái hồi bao cấp XHCN thì em vẫn còn nhỏ, nhưng cũng biết là khổ lắm. Ăn đói, mặc rét.

Đi học buổi sáng thường là nhịn đói, hôm nào may thì có bát cơm rang rưới nước mắm. Nói chung là thiếu thốn đủ thứ, từ que diêm nhóm lửa cũng thiếu. Nhà nào mà có cái bật lửa cối tàu là ghê lắm.

Việt Long: Còn sinh hoạt văn hoá, giải trí lúc đó ra sao?

Lê Phương: Làm gì có điện đâu. Nhà nào may lắm thì có cái đài chạy pin, đợi cả tuần để đến tối thứ 7 ngồi nghe câu chuyện cảnh giác, rồi thì buổi chiều thứ 3 hay là thứ 5 gì đấy thì nghe đọc truyện thiếu nhi. Nói chung đấy là những cái ấn tượng của em về thời kỳ đó.

Bạn nghĩ gì về nhận xét này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Việt Long: Nếu cần đưa ra một cảm nghĩ về thời kỳ mà Đảng và nhà nước Việt Nam nêu cao và thực hiện khẩu hiệu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” đó, thì Lê Phương sẽ phát biểu thế nào?

Lê Phương: Có lẽ chỉ cần tóm gọn lại thế này, là nó nghèo khổ cùng cực về vật chất và tăm tối về tinh thần.

Việt Long: Nhưng mà sang thời kỳ đổi mới thì ra sao?

Lê Phương: Nó gần như là một sự lột xác. Không còn phải ăn độn ngô, độn khoai nữa. Không còn ngăn sông cấm chợ, tem phiếu xếp hàng nữa. Dễ thở hơn nhiều, buôn bán làm ăn cũng dễ dàng hơn, kinh tế tư nhân phát triển nhanh. Phải nói là mừng ghê lắm.

Việt Long: Từ cái chỗ đói khổ cùng cực mà được chính quyền nới lỏng bớt, có thêm cái ăn cái mặc hơn thì người dân mừng rỡ và biêt ơn đảng là chuyện dễ hiểu thôi, phải không?

Lê Phương: Vâng. Đa phần người dân trong nước đều phải thấy rằng cái đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước là rất đúng đắn. Mọi thứ đều thay đổi, lột xác.

Như là đường làng ngõ xóm nhiều nơi được bê tông hoá, dù là nhà nước và nhân dân cùng góp tiền. Nếu ở thành phố thì cái tốc độ xây dựng nó còn nhanh nữa, có thể nói bộ mặt thành phố nó thay đổi từng ngày.

Ngay như cái trường làng em học hồi nhỏ, rồi trường cấp III của huyện đến những năm sau đổi mới cũng được xây dựng lại khá là khang trang. Vui lắm.

Việt Long: Vậy là giáo dục đã được quan tâm, được đầu tư nhiều hơn từ hồi đó?

Nhìn chung thì... nếu nói thật ra thì tất cả chưa hẳn đã là hay. Nói ngay như trong lĩnh vực giáo dục thì mang tiếng là phổ cập tiểu học cấp I không phải trả tiền nhưng thực chất thì nhân dân phải đóng góp quá nhiều khoản. Nhất là với nông dân thì lại càng gay go, vì đa phần đời sống vẫn còn rất khó khăn.

Lê Phương: Vâng, những chiến dịch xoá bỏ phòng học tranh tre nứa lá nó cũng thu được một số hiệu quả nhất định. Thậm chí ở một số nơi thì công nghệ thông tin, tức là máy vi tính, đã được đưa vào giới thiệu trong trường học.

Việt Long: Thế đến nay thì mọi sinh họat xã hội đã tiến tới đâu?

Lê Phương: Nhìn chung thì... nếu nói thật ra thì tất cả chưa hẳn đã là hay. Nói ngay như trong lĩnh vực giáo dục thì mang tiếng là phổ cập tiểu học cấp I không phải trả tiền nhưng thực chất thì nhân dân phải đóng góp quá nhiều khoản. Nhất là với nông dân thì lại càng gay go, vì đa phần đời sống vẫn còn rất khó khăn.

Việt Long: Nhưng Việt Nam xuất khẩu gạo đứng hàng nhất nhì thế giới, riêng miền nam còn xuất khẩu hồ tiêu, cà phê... Nhiều nông phẩm khác cũng tốt lắm, sau khi bỏ bao cấp thì nông dân phải khá hơn rồi chứ?

Lê Phương: Vâng. Tất nhiên so với thời bao cấp XHCN thì hơn hẳn, nhưng nói chung là vẫn nghèo lắm. Hơn nữa để có được số lượng nông sản nhiều dành cho xuất khẩu như hiện nay thì đất canh tác đã bị vắt kiệt hết khả năng rồi.

Trong tương lai là không thể nâng cao được nữa mà người mỗi năm một nhiều hơn, đáng lo ngại đấy. Môi trường cũng bị phá huỷ khủng khiếp.

Việt Long: Thì vì thế nên Việt Nam mới đặt ra phương hướng phát triển bền vững...

Lê Phương: Cái đấy nếu làm được thì rất tốt, nhưng em nghĩ là khó đấy.

Việt Long: Việt Nam cũng được thế giới đánh giá là thành công nhất thế giới trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, rồi thì có mức tăng trưởng kinh tế nhanh, lên tới 7-8%/ năm. Lê Phương thấy sao?

Lê Phương: Tất nhiên là rất mừng, những cũng phải thấy là cái xuất phát điểm của mình nó thấp quá. Cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, thế này vẫn là chưa ăn thua gì cả.

Việt Long: Thế nào là chưa ăn thua gì?

Lê Phương: Ngay như cái con số 25 tỷ đô la giá trị hàng xuất khẩu năm 2004 đấy, thì rất mừng nhưng mình phải thấy là trong đó phần lớn là tiền thu từ bán dầu thô, bán tài nguyên.

Mà xét cho cùng, về bản chất, xuất khẩu tài nguyên dạng thô nó cũng giống như một anh chàng bán máu cho bệnh viện để lấy tiền tiêu ấy mà.

Mà xét cho cùng, về bản chất, xuất khẩu tài nguyên dạng thô nó cũng giống như một anh chàng bán máu cho bệnh viện để lấy tiền tiêu ấy mà.

Việt Long: Bạn ví dụ nghe ghê quá. Thế bạn cho là việc bán tài nguyên ấy nó phải được thực hịên như thế nào?

Lê Phương: Đó chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu cứ kéo dài việc bán máu thì ắt có lúc sẽ cạn kiệt, khi ấy thì chỉ có nước lăn quay ra mà chết thôi.

Việt Long: Bạn phải dẫn chứng thêm tí nữa thì nghe ra mới lọt tai.

Lê Phương: Đây nhá... Em thì cũng chẳng biết gì nhiều đâu, nhưng mà có nhiều cái nó rõ ràng ràng trứơc mắt. Như là rừng bị tàn phá ghê gớm, thiệt hại có đến hằng ngàn tỉ, thì không cần nói, bởi vì ai cũng biết rồi.

Còn như là... nhiên liệu chẳng hạn. Nếu anh Việt Long theo dõi thì sẽ thấy là đã có một số mỏ than ở vùng Quảng Ninh phải đóng cửa vì khai thác hết, hay như mỏ khí đốt ở Tiền Hải, Thái Bình cũng đã hết từ mấy năm nay rồi. Là vì thiếu chất đốt nên khu công nghiệp ở Tiền Hải cũng ngắc ngoải theo.

Việt Long: Thì muốn không phải xuất khẩu tài nguyên dạng thô thì cần phải chế biến, sử dụng công nghệ nước ngoài, huy động vốn nước ngoài để mà phát triển công nghiệp. Thì Việt Nam mấy năm qua cũng đã thu hút được những nguồn đầu tư ngoại quốc đáng kể đấy chứ...

Lê Phương: Vâng, thu hút được vốn đầu tư cũng là một điểm rất đáng mừng. Nhưng thực ra cứ vay nợ nước ngoài thì cũng không phải đã là hay. Sắp đến thời kỳ phải trả nợ rồi.

Việt Long: Trả nợ thì sao?

Lê Phương: Mới đây thì nhà nước tính ra là nếu quy trên đầu người, mỗi người dân Việt Nam phải trả tới 180 đô la tiền vay nợ nước ngoài. Ai thì không biết, chứ như em thì dù có bán mạng đi chắc chắn là cũng chẳng thể nào có được 180 đô la để góp vào trả những khoản nợ mà nhà nước đã vay của nước ngoài trong mấy năm gần đây.

Đồng tiền được đầu tư đúng chỗ thì mới mang lại hiệu quả. Còn nếu cứ bị tham nhũng, rồi thì thất thoát lãng phí, xà xẻo chấm mút nhiều quá thì lại là gây hại. Mà như anh biết thì tham nhũng ở Việt Nam mình bây giờ nó khủng khiếp quá.

Đồng tiền được đầu tư đúng chỗ thì mới mang lại hiệu quả. Còn nếu cứ bị tham nhũng, rồi thì thất thoát lãng phí, xà xẻo chấm mút nhiều quá thì lại là gây hại. Mà như anh biết thì tham nhũng ở Việt Nam mình bây giờ nó khủng khiếp quá.

Việt Long: Thì ai cũng thấy thế, thế mới phải khắc phục. Như trong nhiều ý kiến, đơn thư đề nghị, thì nhiều người than thở về tham nhũng lắm, mà tòan là những đảng viên cấp cao, trung kiên, nhiều công trạng xưa nay. Ví dụ như có ông phải nói rằng hiện nay Việt Nam đang phải sống trong hai trạng thái "quốc nhục".

Đó là nguyên văn lời một ông nguyên là thứ truởng bộ nông nghiệp cơ đấy. Ông thứ truởng ấy cho rằng cái nhục thứ nhất là hiện nay Việt Nam vẫn thuộc dạng đói nghèo nhất thế giới, thứ hai là bị xếp vào hàng 5 nước có tệ nạn tham nhũng nhất thế giới. Ở cương vị một người dân thì Lê Phương nghĩ sao?

Lê Phương: Vâng, thì Đảng và nhà nước cũng phải gọi tham nhũng là quốc nạn rồi mà.

Em nghĩ là cũng chính vì cái tệ tham nhũng, đặc quyền đặc lợi mà sau 30 năm kết thúc chiến tranh, 20 năm đổi mới tuy cũng phải mừng ở chỗ là đời sống khá lên đấy, nhưng rõ ràng cái sự phân chia giàu nghèo ở Việt Nam mình nó ghê quá.

Việt Long: Nói về phân hoá giàu nghèo thì có lẽ nước nào trong giai đoạn phát triển cũng phải trải qua thôi. Nhưng mà chính quyền có biết điều tiết thu nhập và gây dựng an sinh xã hội để giảm thiểu sự phân hoá giàu nghèo không, đó mới là vấn đề mà người dân trông mong, phải không nào?

Trong nước kể ra chính phủ cũng có quan tâm về việc này, bởi vì nó liên quan đến ổn định chính trị mà, cho nên có làm thống kê từng năm, có nhiều báo cáo chi tiết ...

Lê Phương: Vâng, tất nhiên là như vậy, nhưng mà mỗi nước lại có cái khác. Như cái chuyện hàng ngàn cô gái Việt Nam, nhất là trong miền Tây nam bộ, đổ xô đi xếp hàng để lấy mấy cái tay què cụt Đài Loan, hay gần đây nhất là vụ cô dâu Việt Nam đứng trong tủ kính ở Singapore để cho đàn ông nước này họ chọn, tất cả chỉ vì vài triệu đồng và tìm một cơ hội ra nước ngoài cho đỡ khổ hơn.

Như cái chuyện hàng ngàn cô gái Việt Nam, nhất là trong miền Tây nam bộ, đổ xô đi xếp hàng để lấy mấy cái tay què cụt Đài Loan, hay gần đây nhất là vụ cô dâu Việt Nam đứng trong tủ kính ở Singapore để cho đàn ông nước này họ chọn, tất cả chỉ vì vài triệu đồng và tìm một cơ hội ra nước ngoài cho đỡ khổ hơn. Nó khủng khiếp quá.

Nó khủng khiếp quá. Nói vậy để anh Việt Long thấy là nếu chỉ nhìn vào những con số thống kê người nghèo thì cũng chưa rõ đâu, phải là người ở trong nước chứng kiến hoặc theo dõi qua báo chí hàng ngày thì mới có thể thấm thía được phần nào mức độ của nó.

Việt Long: Thì đã đành, nghĩa là sau 20 năm đổi mới đem lại một số kết quả thì Việt Nam cũng còn không ít những việc phải giải quyết, kể cả kinh tế lẫn xã hội phải không?

Lê Phương: Vâng. Như là về mặt đời sống xã hội thì ở đây cũng có nhiều ý kiến của các bác ở cấp cao, có bác đã làm Thủ Tướng nước ta nữa cơ, bác Võ Văn Kiệt đấy.

Họ sau khi phân tích nhiều thứ thì đều đi đến chỗ đòi hỏi mở rộng dân chủ, trả lại cho người dân cái quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được quy định trong điều 69 hiến pháp để phát huy cái khả năng sáng tạo của nhân dân, giúp đất nước thoát khỏi những khó khăn hiên nay.

Và phải hướng tớí cải cách về chính trị, vì theo như lời của các bác trí thức hay cựu lãnh đạo ấy, thì bộ máy, cơ chế chính trị hiện nay nhiều điểm đã không còn phù hợp với thực tế nữa.

Việt Long: Nhưng mà giới lãnh đạo đương quyền lại cho là phải giữ ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Lê Phương là một người dân thì nghĩ thế nào về điều này?

Lê Phương: Đây là vấn đề rất khó trả lời. Là một người dân và theo cái hiểu biết hạn hẹp của em thì em cho rằng là mỗi thời kỳ nó lại có những đòi hỏi riêng, và là ai cũng vậy thì cũng cần phải nên đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

Đang trong lúc kỷ niệm 30 năm chiến thắng nên em lấy luôn một cái ví dụ là thành phố Sài Gòn trước 75 thì nó đâu có ổn định. Các vụ đảo chánh, tranh chấp quyền lực trong nội bộ chính quyền Sài Gòn diễn ra liên miên, rồi thì những vụ xuống đường biểu tình phản chiến của sinh viên, những vụ đặt bom, ám sát do biệt động thành diễn ra đều đặn, vậy mà Sài Gòn vẫn rất phát triển.

Đến mức còn được toàn thể thế giới gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông cơ mà, Bangkok hay là Singapore có là gì nếu so sánh với Sài Gòn lúc ấy.

Rồi thì sau tháng 4 năm 75, rồi đến năm 76 thì Sài Gòn được mang tên Bác, được đổi thành thành phố Hồ Chí Minh, rõ ràng là ổn định quá đi chứ, đâu có biểu tình phản chiến, có đảo chính, tranh chấp quyền lực giữa các đảng phái, nhóm chính trị gì đâu, thế nhưng chẳng có ai gọi thành phố Hồ Chí Minh là Hòn Ngọc Viễn Đông cả.

Việt Long: Bạn đúng là có nhiều nhận xét rất độc đáo. Thật ra thì...

Lê Phương: Nói vậy để thấy rằng là ổn định chính trị không phải là yếu tố quyết định tất cả. Á. Vừa nhắc đến Sài Gòn thì em được biết là mới hôm qua, hay hôm kia thì trong thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công xây dựng toà nhà cao tới 68 tầng, cao nhất Việt Nam từ trước tới nay.

Cũng rất vui ở chỗ là số vốn 100 triệu đô la để xây ấy hoàn toàn là của Việt Nam mình. Tất nhiên 68 tầng thì cũng chưa là gì so với châu Á, giỏi lắm thì cũng chỉ cao bằng một nửa toà tháp đôi Petronas ở Malaysia thôi, nhưng vậy cũng là đã thêm một cột mốc đánh dấu sự phát triển của Việt Nam mình rồi.

Việt Long: Xin hỏi bạn một câu cuối cùng, là một người trẻ, bạn mong ước gì ở tương lai của đất nước trong những năm sắp tới?

Em chỉ mong hai ba chục năm tới, Việt Nam có thể vươn lên được như toà nhà 68 tầng vừa khởi công ở thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa là khi ấy kinh tế Việt Nam bằng được một nửa so với những nước tiên tiến trong khu vực như là Singapore, hay Hàn Quốc.

Lê Phương: Em chỉ mong hai ba chục năm tới, Việt Nam có thể vươn lên được như toà nhà 68 tầng vừa khởi công ở thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa là khi ấy kinh tế Việt Nam bằng được một nửa so với những nước tiên tiến trong khu vực như là Singapore, hay Hàn Quốc.

Việt Long: Có thế thôi à? Đơn giản thế? Sao không mong nước mình vươn vai Phù Đổng để sánh bước cùng với các nước giàu mạnh trên thế giới?

Lê Phương: Tất nhiên ai chẳng ước muốn Việt Nam sánh vai cùng thế giới. Nhưng phải nhìn vào thực tế, bây giờ không phải là lúc cứ hô mãi mấy câu khẩu hiệu ngày xưa nữa.

Với cái tình trạng tụt hậu hiện nay thì hai ba chục năm nữa mà kinh tế bằng được một nửa so với Hàn Quốc đã là may lắm rồi.

Việt Long: Cám ơn và chúc bạn một ngày lễ 30 tháng tư vui vẻ.