Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ giải thích việc tự ra ứng cử thêm một lần nữa

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Sau lần đầu tự ra ứng cử chức Bộ Trưởng Văn Hoá Thông Tin hồi năm 2006 nhưng không thành công, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, đang công tác tại Học Viện Quan Hệ Quốc Tế thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam, lại vừa nộp đơn tự ra tranh cử chức đại biểu quốc hội năm 2007. Tin này được ông xác nhận và giải thích trong cuộc phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện dưới đây.

CuHuyHaVu150.jpg
Ông Cù Huy Hà Vũ. Photo courtesy VN Express

Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông quyết định tự một lần nữa ra tranh cử vào chức đại biểu quốc hội trong kỳ bầu cử sắp tới ?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Không những đã quyết định mà đã chính thức đệ đơn tự ứng cử đại biểu quốc hội hôm thứ Hai vừa rồi ở tại Uỷ Ban Bầu Cử Quốc Hội khoá XII tới.

Kỳ bầu cử quốc hội khoá XII này cũng là cơ hội tốt để tôi thực hiện khả năng đóng góp cho đất nước. đấy là điều thứ nhất. Điều thứ hai là nếu như việc ứng cử vào cơ quan hành pháp, ứng cử vào chính phủ chưa có qui định thật là rõ rệt thì cái việc ứng cử vào quốc hội lại được qui định rất cụ thể trong luật bầu cử và tổ chức quốc hội.

Với luật này thì bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng đều có thể tự ứng cử đại biểu quốc hội. Vậy tôi căn cứ vào luật bầu cử đại biểu quốc hội để tự ứng cử. Hiến pháp có qui định mọi công dân đều có quyền tham gia, vậy thì tôi cảm thấy tôi đủ tài đủ tâm để tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Tâm huyết của tôi là để mà xây dựng tôi đã đề ra năm mục tiêu, một trong năm mục tiêu đó là bảo vệ, giữ gìn và phát huy văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Nếu như năm ngoái chưa thể trở thành bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin thì năm nay hy vọng nếu mà tôi trúng cử thì tôi cũng sẽ có điều kiện thức hiện nguyện vọng đó.

Điều thuận lợi

Với luật này thì bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng đều có thể tự ứng cử đại biểu quốc hội. Vậy tôi căn cứ vào luật bầu cử đại biểu quốc hội để tự ứng cử. Hiến pháp có qui định mọi công dân đều có quyền tham gia, vậy thì tôi cảm thấy tôi đủ tài đủ tâm để tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, về công tác lập pháp, cái nhìn của ông như thế nào, nếu ông đắc cử ông có thuận lợi gì trong vấn đề chỉnh đốn công tác lập pháp?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Quốc hội thì mọi người đều hiểu đó là cơ quan lập pháp, lập pháp hiểu cách cụ thể hơn là làm luật, cụ thể hơn nữa là nghiên cứu soạn thảo các bộ luật. Với tư cách là tiến sĩ luật, tôi tự thấy tôi là một trong những người có điều kiện tốt nhất để làm công átc lập pháp.

Bởi vì hiện nay có thể nói tuyệt đại đa số các đại biểu quốc hội là không có bằng cấp luật, bằng cấp được đào tạo một cách cơ bản, một cách chính thống. Cũng có một số đại biểu quốc hội có bằng cấp luật nhưng chỉ ở dạng chuyên tu hay dạng học tại chức, cho nên trình độ không thực chất và cũng không sâu.

Vả lại được đào tạo trong nước Việt Nam khi hệ thống luật của Việt Nam vẫn còn nhiều cái phải sửa đổi, cho nên kiến thức của họ đối với luật quốc tế nói chung và luật pháp hiện đại bảo đảm việc xây dựng nhà nước pháp quyền còn rất là yếu. Tôi có điều kiện thuận lợi là được đào tạo về luật tại Paris, Pháp, là một trong những quốc gia cho nhà nước pháp quyền, vậy tôi nghĩ tôi có thể đóng góp tốt nhất trong chuyện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Thuận lợi thứ hai là gia đình tôi có truyền thống làm chính trị. Bố tôi là nhà thơ Huy Cận, bác ruột đồng thời là cha nuôi tôi là nhà thơ Xuân Diệu. Cả hai vị đều là đại biểu quốc hội khoá đầu tiên, từ năm 46 đấy và tiếp theo nhiều khoá nữa.

Riêng cụ thân sinh tôi là nhà thơ Huy Cận được lãnh tụ Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ tổ chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên dưới thể chế Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vào năm 46. Bố tôi đã ba lần liên tiếp làm tổng thứ ký Uỷ Ban Soạn Thảo Hiến Pháp, đó là hiến pháp 1946, hiến pháp 1959 và hiến pháp 1980.

Vậy thì với truyền thống gia đình làm nghị sĩ có thể nói như vậy, làm đại biểu nhân dân có thể nói như vậy thì tôi cảm thấy và tôi tự thấy mình phải có nghĩa vụ noi gương các cụ mà tham chính.

Cái thuận lợi thứ ba nữa là trong nhiều năm qua tôi đã áp dụng lý thuyết về luật từ quốc tế đến Việt Nam vào việc bảo vệ quyền lợi của nhân dân.

Từ chuyện đấu tranh trực tiếp với các cơ quan chính quyền có những hành xử sai trái với nhân dân, ví dụ tôi đã cùng nhân dân đấu tranh trực tiếp với Uỷ Ban Nhân Dân huyện Từ Nghiêm để chống việc thu hồi đất trái pháp luật của nông dân, cho đến việc tham gia những phiên toà để bảo vệ quyền lợi của người dân.

Mức độ ủng hộ

Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, cho tới lúc này tự mình ra ứng cử lần thứ hai, ông có thể nào đo lường được mức độ ủng hộ của mọi người đối với ông?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Có chứ, từ một vài năm nay, chẳng hạn từ 2005, tôi làm cái việc mọi người thường nói là ăn cơm nhà vác ngà voi đấy, tức là tham gia những công tác xã hội không phải trên cơ sở cái là việc mình được trả lương mà mình làm hoàn toàn vì cái tâm của mình.

Tôi làm hoàn toàn tự nguyện, ví dụ bảo vệ những cơ sở văn hoá ở đồi Vọng Cảnh, rồi sau đó một loạt những vấn đề văn hoá khác. Từ đó đến nay tôi nhận được những lời khen, sự động viên khuyến khích của mọi tầng lớp nhân dân ở mọi miền tổ quốc. Từ cả TP Hồ Chí Minh, Huế thì đã đành, ở ngoài Bắc và quê hương tôi ở miền Trung.

Hôm thứ Hai vừa rồi chẳng hạn, tôi đến Uỷ Ban Bầu Cử Quốc Hội khoá XII, khi đệ đơn tôi cũng gặp rất nhiều người tự ứng cử, có thể nói tất cả những người đó biết mặt tôi. Họ đều rất sòng phẳng bắt tay tôi, ủng hộ tôi và chúc tôi thành công. Đương nhiên tôi cũng làm như thế .

“Đảng cử dân bầu”

Thanh Trúc: Cái nhìn của ông về cuộc bầu cử sắp tới và những cuộc bầu cử trong tương lai của Việt Nam như thế nào, có tự do hơn, thoáng hơn thời của các cụ không?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Tôi xin nói một điều thế này. Cái thời của các cụ nhà tôi, mà đặc biệt từ năm 46, không phải là "đảng cử dân bầu", bởi vì chính phủ của Hồ Chí Minh là chính phủ phải tập hợp mọi lực lượng trong dân tộc để làm cuộc kháng chiến.

Tôi xin nói một điều thế này. Cái thời của các cụ nhà tôi, mà đặc biệt từ năm 46, không phải là “đảng cử dân bầu”, bởi vì chính phủ của Hồ Chí Minh là chính phủ phải tập hợp mọi lực lượng trong dân tộc để làm cuộc kháng chiến.

Bản thân lúc đó đảng cộng sản tự giải thể và hoạt động dưới một tên khác là Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác. Vậy về hình thức mà nói đảng cộng sản lúc ấy không xuất hiện. Vả lại, khi đó các cụ nhà tôi là những trí thức đã nổi tiếng, cho nên việc tự nguyện đi theo phong trào cách mạng để giành độc lập cũng là tâm huyết của các cụ.

Trong trường hợp đó, người dân biết đến nhà thơ Huy Cận nhà thơ Xuân Diệu nhiều hơn là biết đến các đảng viên chứ. Trong nhà tôi hiện còn lưu giữ những biểu ngữ khẩu hiệu kêu gọi đồng bào bỏ phiếu cho thi sĩ Huy Cận và thi sĩ Xuân Diệu . Vậy thì chức danh thi sĩ là uy tín xã hội của các cụ nhà tôi đối với nhân dân chứ đâu có từ đồng chí Huy cận đồng chí Xuân Diệu đâu. Đấy là điều tôi muốn nói.

Nhưng mà tất nhiên đến những cuộc bầu cử sau- tôi không muốn nhắc đến những cuộc bầu cử trong chiến tranh hay sau chiến tranh- mà sau 1975 đến giờ thì đúng là có chuyện “đảng cử dân bầu”. Đảng tự coi mình là lực lượng có uy tín nhất, nghĩ rằng có thể cử người mà nhân dân mong muốn.

Thành ra nó dẫn đến cái giai đoạn sau là quyền hợp pháp của người dân tự mình lựa chọn ra người để mình bầu hay quyền đứng ra tự mình ứng cử đại biểu quốc hội. Thế nhưng tôi tin rằng và cũng đã có những dấu hiệu rõ ràng là ý muốn bảo thủ trước đây của đảng cộng sản, nhiều vị cũng đã thấy sự bảo thủ đấy nó không hợp lý hợp thời nữa.

Thời buổi này là thời buổi dân chủ, thời buổi mà toàn dân vì đất nước và đất nước vì toàn dân chứ không phải vấn đề nhân dân chỉ tiếp tục nghe vị này hay vị nọ sai khiến được. Người dân phải tự mình quyết định cái sinh mệnh chính trị của mình bằng cách : một là phía đảng thì cứ việc đề cử những người mà đảng tín nhiệm, hai là người dân tự ra ứng cử .

Kể cả chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng phải tuyên bố việc những người ngoài đảng tham gia vào quốc hội là bây giờ trở thành một điều vô cùng cần thiết, vấn đề không chỉ còn là 10% nữa mà thậm chí cứ đưa ra cho nhân dân lựa chọn. Nếu nhân dân bầu mà tỷ lệ người ngoài đảng nhiều hơn số người bên trong thì đảng và nhà nước cũng phải chấp nhận vì đó là quyết định của nhân dân.

Nhân dân gồm những người là đảng viên và những người không phải đảng viên. Phải coi quốc hội là đại hội của toàn dân chứ không phải chỉ là cái diễn đàn của đảng cộng sản và những người do đảng cộng sản đưa ra.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.