Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Tệ nạn khách du lịch nước ngoài xâm phạm tình dục trẻ vị thành niên tại nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, ngày càng tăng trong vài năm qua. Các tổ chức quốc tế bảo vệ thiếu nhi như Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF và Sáng hội Action Pour Les Enfants của Pháp Quốc đã nhiều lần cảnh báo, nhưng vấn đề vẫn tiếp diễn.
Chính phủ các xứ này đã đối phó ra sao với tệ trạng này, hoặc có biện pháp nào để bảo vệ trẻ em nước mình?
Không phải chỉ du lịch
Một trong những quốc gia được biết đến nhiều về tình trạng trẻ em bị du khách nước ngoài lạm dụng là Campuchia. Hồi tuần trước chính quyền Phnom Penh vừa xử lý nghiêm một du khách ngoại quốc vì đã lạm dụng tình dục một số trẻ vị thành niên người Khmer.
Watrin Alexander Moritz, một công dân Đức quốc, ít ngày trước đã bị toà án thành phố Sihanoukville tuyên phạt 10 năm tù về tội xâm hại tình dục bốn thiếu niên, trong đó có em chỉ vừa lên 7. Cáo trạng cho thấy các em, cũng như những trẻ bản xứ thuộc thành phần sống vất vưởng trên đường phố, từ lâu đã trở thành mục tiêu cho những khách du lịch nước ngoài.
Theo luật pháp Campuchia những kẻ xâm hại tình dục trẻ em có thể bị phạt đến 20 năm tù ở, ngoài việc bồi thường cho nạn nhân. Đây không phải là lần đầu chính phủ xứ Chùa Tháp có quyết định phạt nặng những du khách ngoại quốc đã lợi dụng sự nghèo đói của người dân và luật pháp lỏng lẻo của chính quyền các nước mở cửa cho du lịch để lạm dụng tình dục trẻ em vô gia cư hoặc không có gia đình bảo bọc, che chở.
Lâu nay thiếu các báo cáo về sự kiện trẻ em bị lạm dụng, các dữ liệu về số nạn nhân thiếu nhi cũng như cơ chế về việc trình báo các sai phạm này từ phía Việt Nam. Vì vậy, hiện giờ mức độ của tệ nạn này khó được đo lường chính xác, tuy nhiên chúng tôi biết rằng vấn đề đang được xem là nghiêm trọng.”
Từ 3 năm trước nhà cầm quyền Phnom Penh đã bỏ tù hàng chục du khách quốc tế. Riêng chỉ trong tháng trước đã có 5 người nước ngoài bị bắt, thuộc nhiều nước khác nhau và mang quốc tịch riêng biệt. Ngoài ra còn có một người Mỹ đã bị trục xuất về xứ để ra tòa tại Hoa Kỳ.
Campuchia không phải là nước duy nhất ở Á châu phải đối mặt với tệ nạn này. Từ gần 10 năm nay nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã xảy ra nhiều vụ khách nước ngoài đến không chỉ để du lịch thuần tuý, nhưng nhắm vào mục đích xâm hại tình dục những trẻ em nghèo đói, ngây thơ.
Hồi cuối năm ngoái dư luận Việt Nam xôn xao về vụ án Gary Glitter, cựu ca sĩ người Anh, đã dụ dỗ để quan hệ tình dục với nhiều bé gái, trong đó có em chỉ hơn 10 tuổi. Sau nhiều tháng xét xử Việt Nam đã tuyên án 5 năm tù đồng thời cấm bị can trở lại.
Biện pháp của chính quyền
Những vụ biến trẻ em thành nô lệ tình dục như thế lên đến mức độ nào, và có được lưu ý giải quyết hay không? Trao đổi với cơ quan thẩm quyền như Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi không nhận được câu trả lời. Sở Tư pháp Sài gòn thì cho biết không được hay về chuyện này, và hướng dẫn như sau:
“Không biết chuyện này. Ở đây không có nghe. Uỷ ban Nhân dân có giao cho Sở Nội vụ thì Sở mới làm, mà hồi nào tới giờ không nghe nên không biết. Cái này chắc phải báo Ủy ban Nhân dân thành phố. Chuyện xẩy ra ở đâu thì báo công an ở đó.
Nếu vụ việc lớn thì cần sự chỉ đạo của Ủy ban để phối hợp với các cơ quan chức năng thì lúc đấy Ủy ban sẽ chỉ đạo, thì phải báo Ủy ban. Còn bây giờ nếu còn đang trong giai đoạn theo dõi thì chắc phải báo công an đó”.
Chỉ có đại diện của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, bà Caroline den Dulk, nói rõ hơn về vụ việc:
Thấy vậy thì tưởng là người khách nước ngoài đó nhân đạo, thương con nít, cho tiền bạc, bánh kẹo, chứ đâu có biết.
“Lâu nay thiếu các báo cáo về sự kiện trẻ em bị lạm dụng, các dữ liệu về số nạn nhân thiếu nhi cũng như cơ chế về việc trình báo các sai phạm này từ phía Việt Nam. Vì vậy, hiện giờ mức độ của tệ nạn này khó được đo lường chính xác, tuy nhiên chúng tôi biết rằng vấn đề đang được xem là nghiêm trọng”
Dễ bị lầm
Công luận quan ngại vì ca phạm pháp của Gary Glitter không phải là trường hợp duy nhất xẩy ra trong nước. Những cảnh khách ngoại quốc đến Việt Nam với tiền bạc rủng rỉnh, tìm mọi cách để dụ dỗ những em bé nghèo khổ bán vé số, đánh giầy… khắp các ngõ ngách thành thị, từ lâu không còn là điều hiếm hoi. Thế nhưng, vì đâu những kẻ đồi bại này không bị phát hiện?
Trước hết, nguyên do nào những người chung quanh không nhận thức được hành động của kẻ bất lương? Một phụ nữ Sàigòn cho hay đã hơn một lần chứng kiến cảnh một người đàn ông ngoại quốc đi với vài ba em nhỏ người Việt trên đường phố, trai có gái có, và suy nghĩ của chị như sau:
“Thấy vậy thì tưởng là người khách nước ngoài đó nhân đạo, thương con nít, cho tiền bạc, bánh kẹo, chứ đâu có biết…”
Nhiều người thì đặt câu hỏi rằng cho là người dân dễ bị lầm, giới an ninh đúng ra phải cảnh giác hơn. Thế thì tại sao lực lượng công an, cảnh sát đông đảo mọi nơi không có biện pháp nào cho du khách loại này sa luới pháp luật, để cứu thoát những trẻ thơ vô tội?
Vấn đề này đã và đang xẩy ra thế nào tại Việt Nam, và tới nay có những ý kiến, đề nghị nào để giải quyết? Trong một bài kế tiếp chúng tôi sẽ trình bày. Xin mời quí thính giả đón nghe.