Tuy vậy, Cục Trồng Trọt e ngại là sản lượng lúa khá lớn, nếu không mua hết cho dân trong quí 2, thì có thể xảy ra ứ đọng ảnh hưởng giá lúa vì tiếp nối sẽ là vụ hè-thu và thu-đông.
Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện Trưởng Viện Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, về vấn đề này:
Đầu ra cho hạt lúa
Nam Nguyên: Lúa đông-xuân như dự báo có thể đạt 9,8 triệu tới 10 triệu tấn, vậy theo Tiến sĩ thì các doanh nghiệp có khả năng mua hết cho dân hay không vì đây là một lượng rất lớn?
TS Lê Văn Bảnh: Dự kiến là có khả năng mua được bởi vì hiện nay nông dân thu hoách dần dần chớ không phải thu hoạch một lèo khoảng hơn 1,5 triệu hecta.
Vấn đề cơ bản nhứt là có xuất khẩu được hay không vì nếu mà bán ra thế giới được thì thu được hết. <br/>
TS Lê Văn Bảnh<br/>
Tới giờ này mình thu hoạch khoảng gần 50%, từ 600 ngang hecta thôi, do đó mình cứ thu hoạch dài dài, và chính cái sự kéo dài đó mà có thể đáp ứng được.
Vấn đề cơ bản nhứt là có xuất khẩu được hay không vì nếu mà bán ra thế giới được thì thu được hết.
Nam Nguyên: Thưa Tiến Sĩ, nông dân tự mình không biết phải trồng giống lúa nào mà thường dựa vào giá cả của vụ trước thì đây có thể là nhược điểm trong sản xuất lúa gạo của ta hay không? Tiến Sĩ nhận định gì về vấn đề này?
TS Lê Văn Bảnh: Vâng. Cái này là một vấn đề lớn và chúng tôi cũng biết vấn đề này. Hiện nay, theo thông thường trong kinh doanh buôn bán cũng như sản xuất thì bên lương thực.
Chẳng hạn như Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam đặt ra rằng bây giờ trên thế giới người ta cần loại gạo gì, làm sao, từ đó Tổng Công Ty mới đặt hàng, đặt hàng mua chẳng hạn loại lúa thơm là bao nhiêu, lúa chất lượng cao là bao nhiêu, loại chất lượng trung bình là bao nhiêu, đại khái là như vậy, và qua cách đặt hàng đó mà các địa phương mới chỉ đạo sản xuất thì mới có hiệu quả.
Còn cái này thì ông lương thực ổng chưa có đặt hàng, ổng không nói cần loại gì bao nhiêu, do đó cái nào bán được năm trước thì nông dân dự kiến sẽ làm vào năm sau. Và trong quá trình làm như vậy thì có những vấn đề trục trặc.
Ví dụ lúa 50404 không phải là tệ, có thể xuất khẩu với tiêu chuẩn gạo 25% hoặc 15% tấm, nhưng do lúc không cho xuất khẩu năm rồi thành ra bị ứ lại rồi bị chê là lúa dở, bỏ.
Nhưng năm nay khi bán được gạo 15%-25% tấm cho Châu Phi được nhiều, do đó bây giờ thưong lái lại kiếm mua giống này, cho nên điều này là một khó khăn cho chỉ đạo sản xuất.
Nhà nông phải làm gì?
Nam Nguyên: Thưa Tiến Sĩ, hiện nay nhiều người đang xuống giống vụ hè-thu và rồi cả thu-đông sau này nữa, vậy theo ông thì đã có khuyến cáo nào cho nông dân là nên trồng giống lúa nào, tỷ lệ ra sao, vào thời điểm này chưa?
TS Lê Văn Bảnh: Năm trước cũng có chỉ đạo nên năm nay chúng tôi cũng tiếp tục chỉ đạo. Với lúa loại trung bình thì mình gieo tỷ lệ 10-15%, như loại 50404 vì tiêu thụ trong nước cũng được mà xuất khẩu cũng được.
Thứ hai là loại lúa thơm, lúa chất lượng cao, khoảng từ 15 tới 20%. Còn lúa chất lượng cao, hạt dài, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thì cái còn lại mình sản xuất giống đó được. Cái đó thì chỉ đạo như vậy.
Nam Nguyên: Chúng tôi có hỏi nông dân thì họ nói là bây giờ họ cứ trồng giống 50404. Họ không nghe theo khuyến cáo vừa rồi để xảy ra tình trạng họ trồng 4900 và chỉ bán được hơn một phân hai phân so với loại lúa ngang, thì Tiến Sĩ nhận định gì về vấn đề này?
Chúng tôi khuyến cáo nông dân nên tỉnh táo, trồng vừa phải, làm sao mà theo nhu cầu chứ nếu làm nhiều quá thì cung vượt cầu, nghĩa là nếu trồng 50404 nhiều quá vượt mức cầu thì sẽ bị ế ẩm và do đó bị thiệt hại.
TS Lê Văn Bảnh<br/>
TS Lê Văn Bảnh: Đúng. Cái đó cũng là một cái khó trong chỉ đạo. Hiện nay nếu trồng lúa 4900 họ lúa jasmine, lúa thơm khác thì chi phí đầu tư cao, sâu bệnh nhiều, năng suất cũng chỉ thuộc loại trung bình, còn lúa 50404 rất dễ trồng, sử dụng ít phân bón, năng suất lại cao, vì vậy mà người dân họ cứ trồng (lúa 50404).
Nhưng mà đó cũng là một kinh nghiệm xương máu của năm 2008, là bởi vì người ta nghĩ rằng trồng lúa 50404 thì thời gian ngắn, dưới 90 ngày là thu hoạch rồi, sâu bệnh cũng ít, rút ngắn được thời gian nên nông dân khoái. Nhưng mà thực chất nếu trồng với số lượng nhiều lên thì lại bán không được, bị ứ lại thành ra ế.
Do vậy mà vấn đề cuối cùng chúng tôi cũng khuyến cáo về luật cung cầu, chứ còn chỉ đạo về khoa học thì không có điều gì, trong sản xuất cũng không có vấn đề gì. Nhưng mà về vấn đề cung cầu thì bây giờ làm sao sản xuất với mức độ vừa phải để cho đảm bảo chứ nếu không thì người ta trồng 50404 với tỷ lệ 30-40% thì lúc đó số lượng nhiều quá sẽ lại xảy ra tình trạng như năm 2008 vừa rồi.
Do đó chúng tôi khuyến cáo nông dân nên tỉnh táo, trồng vừa phải, làm sao mà theo nhu cầu chứ nếu làm nhiều quá thì cung vượt cầu, nghĩa là nếu trồng 50404 nhiều quá vượt mức cầu thì sẽ bị ế ẩm và do đó bị thiệt hại.
Nam Nguyên: Như vậy nó có liên quan đến vấn đề quy hoạch, dự báo, trong đó có dự báo thị trường là vẫn chưa vượt qua được hay sao, thưa Tiến Sĩ?
TS Lê Văn Bảnh: Vâng. Cái đó cũng quan trọng lắm. Mỗi khi chúng tôi họp về nông nghiệp thì chúng tôi cũng yêu cầu ngành công thương, Tổng Công Ty Lương Thực là mấy anh có nhu cầu loại gì, xuất khẩu loại gì, bao nhiêu, phải cho chúng tôi biết để khuyến cáo và ngành nông mới chỉ đạo, phối hợp với địa phương để khuyến khích bà con nông dân mình nên làm gì.
Nhưng mà phía bên lương thực lại chưa nói gì đến vấn đề này và phía bên công thương cũng không nói tới vấn đề này, thành ra nhà nông cứ thấy cái nào bán được thì sản xuất tăng lên.
Nhưng mà chúng tôi cũng rút kinh nghiệm vừa rồi nên cũng khuyến cáo bà con nông dân nếu có tăng thì cũng tăng vừa phải thôi, không nên tăng quá để cuối cùng bị thiệt hại.
Nam Nguyên: Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Văn Bảnh.