Hướng phát triển
Hướng phát triển đất nước là nhiệm vụ chính của những nhà quản trị xã hội. Lâu nay, các nhà lãnh đạo được xem là khôn ngoan luôn vấn ý các nhà trí thức về con đường phát triển đất nước mà họ nhận lãnh trách nhiệm.
Đối với đường lối mà chính phủ Hà Nội chọn để phát triển đất nước lâu nay thì tiến sĩ Phạm Duy Hiển, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, có ý kiến:
Ở những nước như Việt Nam có thể phát triển theo hai cách tương đối đối lập nhau. Một là cứ tăng trưởng, phát triển bình thường mà không đi đến đâu cả. Một số nước thuộc nhóm kém phát triển cũng theo con đường đó, nhất là khi người ta thỏa mãn với số tăng trưởng GDP trên đầu người. Cứ tăng trưởng mỗi năm 7-8 %.
Phải làm thế nào cạnh tranh được chứ không thể để đất nước là một thị trường tiêu thụ hàng hóa, tiêu thụ công nghệ; có thể có tăng trưởng về mặt số lượng, về GDP nhưng sẽ không đi đến đâu cả. <br/>
TS. Phạm Duy Hiển<br/>
Cách tăng trưởng thứ hai theo như mô hình một số nước tại khu vực Đông Nam Á như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan… Đó là tăng trưởng dựa trên nội lực, dựa trên tích lũy ngày càng nhiều các tri thức công nghệ.
Việt Nam đứng trước hai con đường đó. Việt Nam phải làm thế nào để đi theo con đường thứ hai hơn là cách đang làm hiện nay. Phải làm thế nào cạnh tranh được chứ không thể để đất nước là một thị trường tiêu thụ hàng hóa, tiêu thụ công nghệ; có thể có tăng trưởng về mặt số lượng, về GDP nhưng sẽ không đi đến đâu cả.
Điều đó hẳn người dân Việt Nam không mong muốn như thế, mà người dân mong muốn hàng hóa Việt phải có thương hiệu trên thị trường thế giới. Tất nhiên, việc đó còn lâu dài. Muốn làm được điều đó đòi hỏi cố gắng lớn, vượt qua yếu tố tâm lý.
Chuyện tăng trưởng có đánh đổi môi trường thì chính phủ có nêu ra.
Vấn đề giáo dục

Nền tảng giúp đưa đất nước phát triển cả trong hiện tại và nhất là tương lai đó là nền giáo dục. Đây là một lĩnh vực còn nhiều tồn tại.
Chính cơ quan quản lý giáo dục tại Việt Nam lâu nay luôn đề ra những biện pháp cải cách để có được một nền giáo dục phù hợp, có thể đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho đất nước.
Nhà giáo đồng thời là nhà báo Phạm Toàn tại Hà Nội cho biết quan tâm cũng như hoạt động của ông trong lĩnh vực giáo dục:
Theo tôi trong năm qua mối quan tâm 90% của tôi là vấn đề giáo dục. Trong bài Tết gửi đăng hai bài viết song song: một bài của tôi và một bài của học sinh lớp 4 học văn theo lối dạy của tôi. Học sinh viết thư khen tôi có khả năng viết văn. Tôi thấy đó là điều thích nhất: chơi được với trẻ con là điều quan trọng.
Phản biện của tôi là trong giáo dục: tôi muốn thực sự xây dựng lại một nền giáo dục. Điều này cũng phải từ từ vì không phải ai cũng đồng thuận của mình về giáo dục từ tiểu học.
Cái yếu nhất tại Việt Nam là dạy học mà không chú ý đến người học. Khẩu hiệu của tôi là hiểu trẻ em, làm mà học. Hướng mà tôi vận động xã hội cùng làm trong giáo dục là tự học, hướng làm để mà học - làm được thì học được, làm ra cái mà mình học.
Cái yếu nhất tại Việt Nam là dạy học mà không chú ý đến người học. Hướng mà tôi vận động xã hội cùng làm trong giáo dục là tự học, hướng làm để mà học - làm được thì học được, làm ra cái mà mình học.
Nhà giáo Phạm Toàn
Ở Việt Nam lâu nay theo đường lối Khổng Nho rót từ thầy xuống‘nhất tự vi sư, bán tự vi sư’.
Thay đổi là tôn trọng người học, nghiên cứu cách học của người học, nghĩ đến cách tự học.
Theo đánh giá, trong vô số những tồn tại tại Việt Nam, còn có cản trở cho phát triển đất nước thuộc lĩnh vực chính trị, và quyền con người.
Trong phần tiếp theo, mời quí vị theo dõi ý kiến của hai vị trí thức nổi tiếng trong nước về những lĩnh vực đó.