Đại Lễ 1.000 năm – Ý kiến từ nhiều phía

Đại Lễ 1.000 năm Thăng Long hôm nay bước sang ngày thứ 6. Đây là một sự kiện lịch sử được báo chí trong nước mô tả là hoành tráng, nhộn nhịp.

0:00 / 0:00

Đỗ Hiếu xin mời quý vị theo dõi phát biểu từ một số người Việt trong và ngoài nước, về các hoạt động chào mừng lễ hội này.

Tưng bừng đón đại lễ

Đại lễ khai mạc lúc 8 giờ sáng ngày thứ sáu mồng 1 tháng 10 năm 2010, tập trung quanh tượng đài Vua Lý Thái Tổ, mở màn cho trên 50 hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau kéo dài suốt 10 hôm. Tham dự lễ hội này có hàng ngàn khách mời, hàng triệu người dân, du khách khắp nơi hướng về Hà Nội từ nhiều ngày qua.

Người dân đang tưng bừng đón ngày đại lễ, mọi người hồ hởi, phấn khởi, đổ ra đường, dự những buổi hòa nhạc, chung quanh Bờ Hồ, trên các đường treo đèn kết hoa rất đẹp.

GS Tương Lai

Một số sinh hoạt được quảng bá rộng rãi là các màn trình diễn áo dài truyền thống, biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng, chương trình lễ hội của tuổi trẻ thủ đô, trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long, triển lãm về các trận chiến nổi danh trong lịch sử Việt Nam, liên hoan ẩm thực, liên hoan du lịch quốc tế.

Trong những ngày tới sẽ có mít-tinh, diễn hành cấp quốc gia với quy mô lớn nhất từ trước đến giờ, trao bằng chứng nhận của Tổ chức Kỷ lục Guiness cho “Con Đường Gốm Sứ” là bức tranh gắn gốm dài nhất thế giới, bắn pháo bông tại 28 địa điểm khác nhau, trên toàn thành phố Hà Nội.

Giáo sư Tương Lai, từ Sài Gòn ra Hà Nội dự lễ, đứng trên bờ Hồ Hoàn Kiếm thuật lại quang cảnh náo nhiệt quanh mình:

“Phải nói rằng người dân đang tưng bừng đón ngày đại lễ, mọi người hồ hởi, phấn khởi, đổ ra đường, dự những buổi hòa nhạc, chung quanh Bờ Hồ, trên các đường treo đèn kết hoa rất đẹp. Lâu lắm mới có dịp để cho bà con, nhất là ở vùng ngoại thành, đi vào tham dự lễ hội. Không khí chung, treo đèn kết hoa, thành phố rực rỡ về đêm, đẹp hơn, lung linh hơn.”

Biểu diễn múa rồng trong những ngày diễn ra Đại Lễ. Photo courtesy of thanglonghanoi.gov.vn
Biểu diễn múa rồng trong những ngày diễn ra Đại Lễ. Photo courtesy of thanglonghanoi.gov.vn

Dịp này, với tư cách là một nhà nghiên cứu, ông cũng gợi lại bài học lịch sử của quá khứ và sự ứng dụng đối với tiền đồ dân tộc trong tương lai:

“Nếu chỉ riêng tính từ đời Lý, đến nay là 1.000 năm, là một triều đại dài nhất trong tất cả các triều đại trong lịch sử, thời kỳ thịnh của triết lý nhà Phật, văn hóa Phật Giáo, để hun đúc nên những hiền tài. Thế thì bây giờ làm thế nào khi kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, là để phục hồi lại cái ý thức truyền thống và trân trọng nền văn hóa dân tộc, nếu làm được như vậy, thì đạt yêu cầu, còn nếu chưa làm được điều đó, hoặc làm kém thì đó là một sự lãng phí.”

Ông Nguyễn Hợp, một công chức nghỉ hưu, là dân Hà Nội, mấy hôm nay có tham dự nhiều sinh hoạt khác nhau kể lại:

Dân lao động thì mấy ai có thời gian có tiền mà đi chơi. Những ngày này người dân lao động, bán hàng rong, bị cấm bán thì lấy đâu ra tiền mà đi dự.

Lý Thị Tuyết Mai

“Có nhiều cái hay, có nhiều cái dở, nói thực là người ta lo việc tổ chức này cũng lớn lắm, tiêu tốn nhiều tiền lắm, chuẩn bị rất lâu, nhưng cũng có những mặt chưa tốt lắm, thí dụ như nhiều công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chưa hoàn thành được. Rồi lạm dụng, cái gì cũng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Nếu mà nói là đẹp, thì khu vực quanh Hồ Gươm là đẹp, như đi vào những khu nhà tập thể thì cũng bình thường, như mọi khi, mọi sinh hoạt chỉ tập trung nơi Phố Cổ thôi.”

Không dành cho mọi người

Giới nữ có ý kiến gì về đại lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long, mời quý vị theo dõi phát biểu của chị Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng, hiện còn ngồi tù vì ông đã phản đối hành động của Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa:

“Ra ngoài đường thì thấy hình thức có đổi mới, cờ hoa nhiều lắm, rực rỡ, suốt ngày hò hát, những người đi làm bình thường thì chẳng có thời gian tham gia, đi tham quan gì cả, bởi vì cả ngày làm việc 8 tiếng, có khi 10 tiếng, về nhà còn lo cho con cái, chưa ra phố xem được. Đi ngoài đường thấy giăng đầy cờ hoa, khẩu hiệu. Nói chung chỉ hình thức thôi, chưa có gì thay đổi, người dân chả thấy háo hức gì cả. Dân lao động thì mấy ai có thời gian có tiền mà đi chơi. Những ngày này người dân lao động, bán hàng rong, bị cấm bán thì lấy đâu ra tiền mà đi dự, công nhân lao động toàn phải làm ban đêm, ban ngày thời gian nào mà đi.”

Vừa rồi là một số góp ý của các chuyên gia và người dân trong nước nói về lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, tiếp theo là các suy nghĩ từ phía người Việt sinh sống tại hải ngoại.

Có nhiều cái hay, có nhiều cái dở, nói thực là người ta lo việc tổ chức này cũng lớn lắm, tiêu tốn nhiều tiền lắm, chuẩn bị rất lâu, nhưng cũng có những mặt chưa tốt lắm.

Ô. Nguyễn Hợp

Từ thủ đô Bruxelles, vương quốc Bỉ, luật sư Lê Thị Tuyết Nga trình bày một số ghi nhận được phổ biến trên diễn đàn người Việt:

“Nhà nước Việt Nam tổ chức lễ hội để nhắc lại sự kiện oai hùng của lịch sử, đánh động tinh thần yêu nước của người dân là điều làm đúng. Nhưng cung cách tổ chức phải phản ánh được sâu sắc tinh thần này, nhất là trong hoàn cảnh tế nhị hiện giờ, Việt Nam đang cần lòng yêu nước của toàn dân, để gìn giữ, phát triển tổ quốc, nhất là trước nguy cơ Việt Nam đang ở đâu.”

Từ Paris, Pháp, cô Thanh Thảo, là người hàng ngày chú ý đến thời sự Việt Nam nhấn mạnh:

“Tôi theo dõi rất kỹ những diễn biến trong nước, đặc biệt là những lời ta tháng của người dân từ Bắc chí Nam, tôi nghe nói số tiền bỏ ra lên tới một phần 10 tổng thu nhập toàn quốc, bỏ 8 năm chuẩn bị cho đại lễ này. Nô lệ văn hóa Tàu, ngày càng xuất hiện nhiều, gây phẫn nộ trong quần chúng.”

Hà Nội đặt chỉ tiêu sẽ có cả ngàn đại biểu từ nước ngoài về tham dự, giờ chót chỉ có gần 200 Việt kiều quay về nước vào dịp kỷ niệm này.

Theo dòng thời sự: