Cuộc họp báo do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tổ chức. Khoa Diễm có cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, cũng là người sẽ công bố bản báo cáo mới này.
Bị hủy vào phút chót
Khoa Diễm: Xin chào ông Võ Văn Ái, xin ông có thể nào tóm tắt sơ về chuyện gì đã xãy ra dẫn đến việc chính phủ Thái không cho ông vào Thái Lan không?
Ông Võ Văn Ái: Chúng tôi đã chuẩn bị một tháng qua là bởi vì Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và tổ chức của chúng tôi, thành viên của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có ra một báo cáo mới về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam dưới tựa đề là "Từ Viễn mơ đến Thực tế."
Chúng tôi có dự tính là sẽ tung ra cái thông cáo báo chí này tại Bangkok vì sắp tới đây sẽ có một cái thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội và trước đó thì cũng có một cái thượng đỉnh về dân sự của các tổ chức phi chính phủ, thành ra để chuẩn bị cho việc đó, chúng tôi muốn trình bày tình trạng nhân quyền Việt Nam tại Bangkok và Câu lạc bộ của các nhà báo Quốc tế của Thái Lan đã chấp nhận cho chúng tôi được tổ chức.
Tôi thấy cái điều rõ ràng là chẳng những Việt Nam không có tự do ngôn luận mà giờ đây cái sự bóp siết của tự do ngôn luận còn lây qua quốc tế, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Ông Võ Văn Ái
Nhưng không ngờ rằng Câu lạc bộ báo chí Quốc tế tại Thái Lan đã bị Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết mấy ngày trước đây là phải hủy bỏ cái buổi họp báo đó. Khi bên Câu lạc bộ hỏi lý do thì Bộ Ngoại giao Thái Lan đã trả lời bằng thư là Hà Nội đã yêu cầu cấm buổi họp báo đó. Riêng bản thân tôi thì đã được chiếu khán để đi Thái Lan vào ngày mai để chủ trì buổi họp báo.
Trước khi lên đường thì Sứ quán Thái Lan đã điện thoại cho tôi và yêu cầu tôi đừng sang Thái Lan vì dù được cấp chiếu khán nhưng nếu ông đến phi trường Bangkok thì cũng sẽ bị chận lại và không cho nhập cảnh.
Tôi có hỏi lý do gì thì họ nói là nhà cần quyền Hà Nội yêu cầu như vậy. Do đó chúng tôi đã cử vị phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đi thay tôi để chủ trì cuộc họp báo vào ngày mai tại Bangkok là bà Penelope Faulkner, nhưng sáng nay khi ra phi trường cũng bị hãng máy bay cho biết là theo lệnh của chính phủ Thái Lan không cho phép bà Penelope Faulkner đáp máy bay đi Bangkok.
Tôi thấy cái điều rõ ràng là chẳng những Việt Nam không có tự do ngôn luận mà giờ đây cái sự bóp siết của tự do ngôn luận còn lây qua quốc tế, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.
Khoa Diễm: Thưa ông, trong bản tường trình, bản thông cáo này thì ông có những tin tức gì Ông muốn truyền đạt ra cho thế giới?
Ông Võ Văn Ái: Sự thật ra có thể nói rằng cái điều này rất mâu thuẫn vì chúng tôi không có những sự kiện sai trái hay đặt điều trong bản báo cáo này. Bản báo cáo này chúng tôi căn cứ trên luật pháp nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là chúng tôi thu thập các tin tức từ báo chí Việt Nam chứ không phải là của chúng tôi tự đặt ra hay chúng tôi lấy từ những báo chí của nước ngoài.
Tất cả những nguồn tin này là dựa trên các thông tin của các báo chí trong nước và các kiến nghị của các tướng lĩnh đảng Cộng Sản đã đưa ra trong thời gian qua. Hoàn toàn là những tin tức đã được loan truyền tại Việt Nam chứ không phải là cho chúng tôi đặt ra và đặc biệt là sau khi trình bày những tin tức thu thập đó thì chúng tôi đưa ra những khuyến thỉnh để cho nhà nước Việt Nam có thể cải thiện bộ mặt nhân quyền tại Việt Nam.
Nhất là năm nay, Việt Nam là chủ tịch luân phiên của khối ASEAN thì với cương vị đó, Việt Nam phải có bổn phận thăng tiến nhân quyền và bảo vệ nhân quyền, nên những bản báo cáo như vậy rất là thường tình, không có gì gọi là trái phép cả, nhưng tôi không hiểu tại sao Hà Nội lại có một thái độ chống lại như vậy.
Điều này chứng tỏ là không thể có một sự đối thoại, trao đổi về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Ở hải ngoại cũng không thể làm được cái việc đó thì chúng tôi rất là bức xúc.
Khoa Diễm: Vậy thì ông nghĩ tại sao chính quyền Hà Nội lại có một sức mạnh như vậy đối với chính quyền Bangkok?
Ông Võ Văn Ái: Tôi nghĩ rằng vì năm nay Việt Nam làm chủ tịch luân phiên của ASEAN, tất nhiên họ yêu cầu những nước trong ASEAN cấm cản tất cả những tiếng nói nào nói lên sự thực về Việt Nam. Đặc biệt là trên cương lĩnh nhân quyền, trên bình diện nhân quyền cũng như trên bình diện đàn áp tôn giáo thì tôi không hiểu quyền lực nào, nhưng mà sự kiện đã xảy ra như vậy thì nó đáng cho tất cả những người Việt trong và ngoài nước tự suy nghĩ để thấy rằng chuyện nói lên tiếng nói nhân quyền, hướng vọng về nhân quyền và dân chủ là một điều mà có thể nói là "quốc cấm".
Đây là cái điều có thể nói sẽ làm cho thế giới thấy rõ bởi vì rất đông những nhà báo cũng như các nơi nói rằng Việt Nam đã thay đổi nhiều lắm, có tiến bộ nhiều lắm mà cái sự kiện cấm chúng tôi không được đến họp báo tại Thái Lan, cấm chúng tôi không được công khai trình bày cái bản báo cáo mới thì đây là một điều cho người ta thấy rõ cái bộ mặt thực về vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.
Khoa Diễm: Vậy tương lai của bản báo cáo này sẽ ra sao? Ông sẽ làm cách nào để truyền đạt ra ngoài?
Khi chúng tôi có mặt tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc mỗi năm thì chúng tôi cũng sẽ trình bày cái bản báo cáo này tại Liên Hiệp quốc trong những kỳ họp sắp tới.
Ông Võ Văn Ái
Ông Võ Văn Ái: Không công bố được tại Bangkok thì chúng tôi sẽ công bố bằng phương tiện khác. Đặc biệt sắp tới đây sẽ có một thượng đỉnh của các tổ chức dân sự tại Hà Nội, song song với thượng đỉnh tổ chức tại Hà Nội thì có rất đông những tổ chức phi chính phủ sẽ tới tham dự ở đó và những tổ chức phi chính phủ của Á châu sẽ đem những tập tài liệu này về Hà Nội để cho mọi phái đoàn có thể có được trong tay để có thể thấy được cái sự thực tại Việt Nam và cái viễn mơ của nhà nước Cộng Sản Việt Nam.
Khi chúng tôi có mặt tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc mỗi năm thì chúng tôi cũng sẽ trình bày cái bản báo cáo này tại Liên Hiệp quốc trong những kỳ họp sắp tới.
Khoa Diễm: Dạ, xin cám ơn ông rất nhiều.
Ông Võ Văn Ái: Xin cám ơn cô, cám ơn quý đài và cám ơn quý thính giả tại Việt Nam.
Theo dòng thời sự:
- Liệu các giáo dân Cồn Dầu ở Bangkok có được đi tị nạn?
- Đại diện Đại sứ quán Mỹ đến Cồn Dầu tìm hiểu cái chết của giáo dân
- Vợ một giáo dân Cồn Dầu kể về tình cảnh của chồng trong tùn
- Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 1)
- Đặc tả nhân quyền theo kiểu Việt Nam (phần 2)
- Gặp rắc rối với Công an vì đọc và phổ biến bài phỏng vấn LS Cù Huy Hà Vũ
- Những quan điểm về Kiến nghị đại xá toàn bộ viên chức VNCH